Sự cảnh báo về một nông thôn trong quá trình phát triển qua một số tác phẩm gần đây
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 122.82 KB
Lượt xem: 25
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nông thôn là nơi lưu giữ tốt những nét văn hoá truyền thống. Tuy nhiên do sự tác động xã hội, nông thôn đã bị thay đổi, biến dạng. Sự tha hoá ở con người không chỉ có ở người dân thường mà còn xuất hiện ở cả đội ngũ cán bộ. Những điều mà các nhà văn miêu tả là lời cảnh báo về một nông thôn đang bị xáo trộn rất đáng báo động.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự cảnh báo về một nông thôn trong quá trình phát triển qua một số tác phẩm gần đây JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Science Sci., 2011, Vol. 56, No. 8, pp. 69-74 SỰ CẢNH BÁO VỀ MỘT NÔNG THÔN TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM GẦN ĐÂY Bùi Quang Trường Trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa-Vũng Tàu E-mail: buiquangtruongbr@gmail.com Tóm tắt. Nông thôn là nơi lưu giữ tốt những nét văn hoá truyền thống. Tuy nhiên do sự tác động xã hội, nông thôn đã bị thay đổi, biến dạng. Sự tha hoá ở con người không chỉ có ở người dân thường mà còn xuất hiện ở cả đội ngũ cán bộ. Những điều mà các nhà văn miêu tả là lời cảnh báo về một nông thôn đang bị xáo trộn rất đáng báo động. 1. Mở đầu Việt Nam là một đất nước nông nghiệp có truyền thống văn hoá lâu đời. Truyền thống văn hoá ấy tạo cho con người Việt Nam sống gắn bó, thuỷ chung giàu tình nặng nghĩa. Nét đẹp văn hoá đó được giữ gìn, bảo tồn, trước hết ở nông thôn. Nhưng trước những biến động lịch sử, nông thôn nước ta đã diễn ra nhiều xáo trộn, đổi thay. Người nông dân vốn mộc mạc, chất phác cũng bị hoàn cảnh làm chao đảo, một bộ phận tha hoá, thậm chí đánh mất chính mình. Tuy nhiên, không phải lúc nào văn học cũng trực diện với những vấn đề đó. Văn học sau 1975 là một bước chuyển động mạnh mẽ khi đối diện với nhiều bức xúc của đời sống, trong đó có cả tiếng nói cảnh báo về một nông thôn trên hành trình đô thị hoá, thị trường hoá. 2. Nội dung nghiên cứu Trước 1975, văn xuôi viết về nông thôn thường cho ra đời những mẫu nhân vật nông dân tích cực, chiến thắng hoàn cảnh kiểu như các nhân vật trong Cái sân gạch của Đào Vũ, Tầm nhìn xa của Nguyễn Khải, Cái hom giỏ của Vũ Thị Thường... Nhà văn Nga Yuri Bondarev quan niệm: “Tất cả chúng ta đều là tù binh của hoàn cảnh và không một ai được tự do hết” (Trò chơi-trang 228). Điều đó cũng có nghĩa là bất cứ người nào cũng bị chi phối bởi hoàn cảnh xã hội. Dưới ánh sáng dân chủ, đổi mới của Đảng, các nhà văn sau 1975, nhất là sau 1986 đã cố gắng đào sâu vào tình trạng người nông dân bị “điều kiện hoá”. Vậy hoàn cảnh lịch sử đã chi phối nông thôn và người nông dân Việt Nam như thế nào? Theo Bùi Việt Thắng là: “Rất đau lòng, nhưng phải thẳng thắn công nhận với nhau rằng – đó là một hoàn cảnh khá tồi tệ, trong đó cái xấu bao quanh cái tốt, cái ác đang lấn lướt cái thiện. Con người vì thế tất nhiên đang ở trong một 69 Bùi Quang Trường tình thế bị bao vây. Hoàn cảnh đang tạo ra một cái bẫy, nếu con người không tỉnh táo và thông minh sẽ bị “sa lưới” ” [10]. Cho đến nay, nông thôn nước ta đã bị tác động của nhiều biến thiên lịch sử mà những lần tác động ấy đều rất mạnh mẽ khiến người nông dân vốn hạn chế về nhận thức không kịp trở tay, không kịp thích ứng. Bởi vậy mà họ chính là đối tượng bị tổn thương lớn nhất, vết thương đối với họ vì thế cũng khó lành nhất. Một trong những tác động như thế là công cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc những năm 1954 – 1956 và phong trào hợp tác hoá nông nghiệp vào những năm tiếp theo. Bên cạnh thắng lợi tiêu diệt áp bức bóc lột thì sự ấu trĩ trong nhận thức, chỉ đạo, căn bệnh giáo điều, duy ý chí của người thừa hành, thói xu thời, ích kỷ... đã để lại không ít hệ luỵ mà nghiêm trọng nhất là đẻ ra những con người vô cảm, lạnh lùng đến tàn nhẫn, thậm chí là méo mó về mặt nhân cách, tâm hồn. Nguyễn Vạn (Bến không chồng) sinh ra ở làng Đông, “chân đất mắt toét” bỏ làng ra đi từ khi còn trẻ trở trong ánh hào quang của người anh hùng Điện Biên. Với ý thức kiêu hãnh, Vạn đã chọn sống cách sống khổ hạnh, cứng nhắc, giáo điều làm khổ mình và người khác. Anh ta có tình cảm với chị Nhân - vợ người đồng đội đã hy sinh - nhưng anh không dám bộc lộ chỉ vì sợ ảnh hưởng uy tín. Để rồi cả hai đều phải sống trong cô đơn. Và chính sự cô đơn đó, cuối cùng đã trở thành bi kịch của Vạn khi một lần anh không làm chủ được mình, ân ái với Hạnh, con gái chị Nhân. Vì mặc cảm tội lỗi xấu xa, anh ta đã chọn cái chết âm thầm để không phải đối diện với sự thực. Bác Chắt Kế (Chuyện làng ngày ấy), người làng Hậu Luật, Nghệ An có lý lịch điển hình cho kiểu một quần chúng cách mạng. Bác tham gia hoạt động cách mạng từ năm mười lăm, mười sáu tuổi, bác đã đi khắp bốn phương trời, bị đày ải ở khắp mọi nơi “chịu đựng muôn nghìn cực hình. . . ”. Cuối cùng bác trở về làng để lãnh đạo phong trào hợp tác hoá. Từ đó, lịch sử của làng cũng chính là lịch sử cuộc đời bác Chắt Kế. Dưới sự chỉ đạo của bác, bao cây cổ thụ từng gắn bó máu thịt với con người thôn quê đã bị đốn hạ không thương tiếc khiến làng xóm trống huơ trống hoác. Bao nhiêu mồ mả bị khai quật đào xới để tập trung về một nơi, đền thờ, miếu mạo, chốn linh thiêng của con người làng quê, được nhân dân gìn giữ bao nhiêu đời cũng bị đập phá thẳng tay để chuẩn bị cho ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự cảnh báo về một nông thôn trong quá trình phát triển qua một số tác phẩm gần đây JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Science Sci., 2011, Vol. 56, No. 8, pp. 69-74 SỰ CẢNH BÁO VỀ MỘT NÔNG THÔN TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM GẦN ĐÂY Bùi Quang Trường Trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa-Vũng Tàu E-mail: buiquangtruongbr@gmail.com Tóm tắt. Nông thôn là nơi lưu giữ tốt những nét văn hoá truyền thống. Tuy nhiên do sự tác động xã hội, nông thôn đã bị thay đổi, biến dạng. Sự tha hoá ở con người không chỉ có ở người dân thường mà còn xuất hiện ở cả đội ngũ cán bộ. Những điều mà các nhà văn miêu tả là lời cảnh báo về một nông thôn đang bị xáo trộn rất đáng báo động. 1. Mở đầu Việt Nam là một đất nước nông nghiệp có truyền thống văn hoá lâu đời. Truyền thống văn hoá ấy tạo cho con người Việt Nam sống gắn bó, thuỷ chung giàu tình nặng nghĩa. Nét đẹp văn hoá đó được giữ gìn, bảo tồn, trước hết ở nông thôn. Nhưng trước những biến động lịch sử, nông thôn nước ta đã diễn ra nhiều xáo trộn, đổi thay. Người nông dân vốn mộc mạc, chất phác cũng bị hoàn cảnh làm chao đảo, một bộ phận tha hoá, thậm chí đánh mất chính mình. Tuy nhiên, không phải lúc nào văn học cũng trực diện với những vấn đề đó. Văn học sau 1975 là một bước chuyển động mạnh mẽ khi đối diện với nhiều bức xúc của đời sống, trong đó có cả tiếng nói cảnh báo về một nông thôn trên hành trình đô thị hoá, thị trường hoá. 2. Nội dung nghiên cứu Trước 1975, văn xuôi viết về nông thôn thường cho ra đời những mẫu nhân vật nông dân tích cực, chiến thắng hoàn cảnh kiểu như các nhân vật trong Cái sân gạch của Đào Vũ, Tầm nhìn xa của Nguyễn Khải, Cái hom giỏ của Vũ Thị Thường... Nhà văn Nga Yuri Bondarev quan niệm: “Tất cả chúng ta đều là tù binh của hoàn cảnh và không một ai được tự do hết” (Trò chơi-trang 228). Điều đó cũng có nghĩa là bất cứ người nào cũng bị chi phối bởi hoàn cảnh xã hội. Dưới ánh sáng dân chủ, đổi mới của Đảng, các nhà văn sau 1975, nhất là sau 1986 đã cố gắng đào sâu vào tình trạng người nông dân bị “điều kiện hoá”. Vậy hoàn cảnh lịch sử đã chi phối nông thôn và người nông dân Việt Nam như thế nào? Theo Bùi Việt Thắng là: “Rất đau lòng, nhưng phải thẳng thắn công nhận với nhau rằng – đó là một hoàn cảnh khá tồi tệ, trong đó cái xấu bao quanh cái tốt, cái ác đang lấn lướt cái thiện. Con người vì thế tất nhiên đang ở trong một 69 Bùi Quang Trường tình thế bị bao vây. Hoàn cảnh đang tạo ra một cái bẫy, nếu con người không tỉnh táo và thông minh sẽ bị “sa lưới” ” [10]. Cho đến nay, nông thôn nước ta đã bị tác động của nhiều biến thiên lịch sử mà những lần tác động ấy đều rất mạnh mẽ khiến người nông dân vốn hạn chế về nhận thức không kịp trở tay, không kịp thích ứng. Bởi vậy mà họ chính là đối tượng bị tổn thương lớn nhất, vết thương đối với họ vì thế cũng khó lành nhất. Một trong những tác động như thế là công cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc những năm 1954 – 1956 và phong trào hợp tác hoá nông nghiệp vào những năm tiếp theo. Bên cạnh thắng lợi tiêu diệt áp bức bóc lột thì sự ấu trĩ trong nhận thức, chỉ đạo, căn bệnh giáo điều, duy ý chí của người thừa hành, thói xu thời, ích kỷ... đã để lại không ít hệ luỵ mà nghiêm trọng nhất là đẻ ra những con người vô cảm, lạnh lùng đến tàn nhẫn, thậm chí là méo mó về mặt nhân cách, tâm hồn. Nguyễn Vạn (Bến không chồng) sinh ra ở làng Đông, “chân đất mắt toét” bỏ làng ra đi từ khi còn trẻ trở trong ánh hào quang của người anh hùng Điện Biên. Với ý thức kiêu hãnh, Vạn đã chọn sống cách sống khổ hạnh, cứng nhắc, giáo điều làm khổ mình và người khác. Anh ta có tình cảm với chị Nhân - vợ người đồng đội đã hy sinh - nhưng anh không dám bộc lộ chỉ vì sợ ảnh hưởng uy tín. Để rồi cả hai đều phải sống trong cô đơn. Và chính sự cô đơn đó, cuối cùng đã trở thành bi kịch của Vạn khi một lần anh không làm chủ được mình, ân ái với Hạnh, con gái chị Nhân. Vì mặc cảm tội lỗi xấu xa, anh ta đã chọn cái chết âm thầm để không phải đối diện với sự thực. Bác Chắt Kế (Chuyện làng ngày ấy), người làng Hậu Luật, Nghệ An có lý lịch điển hình cho kiểu một quần chúng cách mạng. Bác tham gia hoạt động cách mạng từ năm mười lăm, mười sáu tuổi, bác đã đi khắp bốn phương trời, bị đày ải ở khắp mọi nơi “chịu đựng muôn nghìn cực hình. . . ”. Cuối cùng bác trở về làng để lãnh đạo phong trào hợp tác hoá. Từ đó, lịch sử của làng cũng chính là lịch sử cuộc đời bác Chắt Kế. Dưới sự chỉ đạo của bác, bao cây cổ thụ từng gắn bó máu thịt với con người thôn quê đã bị đốn hạ không thương tiếc khiến làng xóm trống huơ trống hoác. Bao nhiêu mồ mả bị khai quật đào xới để tập trung về một nơi, đền thờ, miếu mạo, chốn linh thiêng của con người làng quê, được nhân dân gìn giữ bao nhiêu đời cũng bị đập phá thẳng tay để chuẩn bị cho ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Văn hoá truyền thống Tha hóa con người Nét đẹp văn hoá Chuyển hóa văn học Bảo tồn văn hóa Nông thôn Việt NamTài liệu có liên quan:
-
Hành trình của thần linh và thân phận - Văn hóa Lên đồng: Phần 1
159 trang 252 5 0 -
8 trang 208 0 0
-
6 trang 206 0 0
-
Hành trình của thần linh và thân phận - Văn hóa Lên đồng: Phần 2
188 trang 188 3 0 -
Khoá luận tốt nghiệp: Xây dựng kế hoạch truyền thông cho công ty cổ phần MISA
98 trang 178 0 0 -
Giáo trình Quy hoạch phát triển nông thôn - PGS.TS. Nguyễn Ngọc Nông (chủ biên)
132 trang 167 1 0 -
4 trang 147 0 0
-
10 trang 126 0 0
-
Lịch sử văn minh thế giới: Thành tựu văn minh Ả Rập
27 trang 101 1 0 -
Tư tưởng nhân văn, hài hòa của phật giáo đối với sự phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay
8 trang 70 0 0