Danh mục

Tư tưởng nhân văn, hài hòa của phật giáo đối với sự phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 78.74 KB      Lượt xem: 69      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tư tưởng nhân văn, hài hòa của Phật giáo có giá trị tham khảo không nhỏ cho sự phát triển ở Việt Nam, góp phần xây dựng thành công xã hội phát triển hài hoà, bền vững, tất cả từ con người và vì con người, đây cũng cũng là vấn đề mà chúng tôi đề cập trong nghiên cứu này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tư tưởng nhân văn, hài hòa của phật giáo đối với sự phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2014, Vol. 59, No. 3, pp. 130-137 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN, HÀI HÒA CỦA PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Nguyễn Thị Toan Khoa Triết học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Ngày nay, phát triển bền vững đã trở thành một yêu cầu tất yếu khách quan đối với tất cả các quốc gia, dân tộc. Để đáp ứng yêu cầu này, cần phải kế thừa những tinh hoa văn hóa truyền thống của dân tộc và nhân loại. Một trong những tinh hoa văn hóa đó là Phật giáo. Từ việc làm rõ nội hàm khái niệm “phát triển bền vững”, bài viết đã phân tích ý nghĩa của tư tưởng nhân văn, hài hòa trong Phật giáo đối với sự phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay. Từ khóa: Phát triển bền vững, nhân văn, hài hòa, Phật giáo.1. Mở đầu Để phát triển bền vững trong thời đại toàn cầu hoá, Việt Nam không thể không tiếpthu những di sản văn hoá truyền thống của dân tộc và tinh hoa văn hoá của nhân loại.Với tinh thần cầu đồng tôn dị, việc nghiên cứu, tiếp biến những giá trị văn hoá đa dạng,đa chiều của phương Đông và phương Tây để xây dựng một nền văn hoá tổng hợp, khaiphóng, dung thông và nhân văn là một nhu cầu tất yếu khách quan. Một trong những giátrị văn hoá có tầm ảnh hưởng sâu sắc tới Việt Nam là Phật giáo. Tư tưởng nhân văn, hàihòa của Phật giáo có giá trị tham khảo không nhỏ cho sự phát triển ở Việt Nam, góp phầnxây dựng thành công xã hội phát triển hài hoà, bền vững, tất cả từ con người và vì conngười, đây cũng cũng là vấn đề mà chúng tôi đề cập trong nghiên cứu này.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Khái luận về sự phát triển bền vững Tư tưởng về sự phát triển bền vững đã có mầm mống trong lịch sử tư tưởng nhânloại song thuật ngữ phát triển bền vững (sustainable development) chỉ xuất hiện lần đầutiên vào năm 1980 trong Chiến lược bảo tồn thế giới, sau những nghịch lí của thế giới hiệnNgày nhận bài 11/1/2014. Ngày nhận đăng 25/05/2014.Liên lạc Nguyễn Thị Toan, e-mail: toansphn1@gmail.com130 Tư tưởng nhân văn, hài hòa của Phật giáo đối với sự phát triển bền vững...đại. Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản đánh dấu sự sang trang của lịch sử loài người với sựtăng tốc thần kì của lực lượng sản xuất. Tuy nhiên, lực lượng sản xuất đồ sộ ấy lại chứađựng trong cái vỏ chật hẹp của quan hệ sản xuất tư hữu tư bản chủ nghĩa về tư liệu sảnxuất. Mâu thuẫn này được giải quyết bằng cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa mà đỉnh caolà cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại, mở ra một kỉ nguyên mới, thời đại mới cho lịch sửnhân loại - thời đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Cuối thế kỉ XX, sự tan vỡ của mô hình xãhội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô phản ánh bước thăng trầm, quanh co phức tạp củasự phát triển xã hội theo hình xoáy ốc. Nhân loại bối rối trước sự đứt gãy và khúc quanhcủa lịch sử: Cần lựa chọn con đường nào để tiến lên? Chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa tưbản? Cuộc khủng hoảng mô hình phát triển xã hội ở cuối thế kỉ XX chứng minh rằng cảhai mô hình phát triển xã hội theo hướng tư bản chủ nghĩa hay xã hội chủ nghĩa đã thựcthi ở các nước trên thế giới đều thiên lệch, cực đoan. Chủ nghĩa xã hội hướng tới giải phóng con người khỏi ách áp bức giai cấp, đem lạitự do cho con người. Song sau gần một thế kỉ, nhân dân vẫn còn nghèo, GDP bình quânđầu người trong chủ nghĩa xã hội vẫn thấp hơn rất nhiều so với chủ nghĩa tư bản. V.I.Lênin nói rằng, cái cuối cùng đảm bảo cho xã hội này chiến thắng xã hội kia là ở năngsuất lao động. Nói tới sự công bằng, bình đẳng khi dân còn nghèo thì chẳng qua chỉ làchia đều sự nghèo khó, nếu không muốn nói rằng đó là việc bàn chuyện chia thịt một conthú chưa săn được. Sau đổ vỡ của chủ nghĩa xã hội hiện thực, nhiều nước xã hội chủ nghĩaquay trở về với con đường tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên, chủ nghĩa tư bản cũng không thểlà sự lựa chọn tối ưu. Sau mấy trăm năm phát triển, với nỗ lực tăng trưởng kinh tế để tìmkiếm lợi nhuận tối đa, chủ nghĩa tư bản đã vướng vào hệ luỵ của sự tàn phá môi sinh, biếnđổi khí hậu, ô nhiễm môi trường... Nhân loại đã và đang phải đối mặt với những nghịchlí: Tăng trưởng kinh tế đi đôi với sự suy thoái đạo đức, tâm linh; khoảng cách giữa conngười với vũ trụ rút ngắn lại cùng sự giãn rộng ra của khoảng cách tình người, khoảngcách giàu nghèo, của cải vật chất nhiều lên cùng sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên; thếhệ hiện tại giàu lên trong mối đe doạ về sự nghèo đi của thế hệ tương lai... Theo BertrantRusell, con người vẫn phải trực diện cùng sự “xung đột với thiên nhiên, xung đột với thanhân và xung đột với chính mình” ngày càng sâu sắc. Một nhà báo Mỹ đã so sánh: Về mặtvật lí, nhân loại đang ở thời đại nguyên tử nhưng về mặt tâm lí thì lại đang ở thời kì đồ đá,giống như người ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: