Danh mục tài liệu

Sử dụng đồng vị bền 15N xác định hiệu lực phân bón đạm cho cải bắp (Brassica oleracea) trên đất xám và phù sa

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 214.72 KB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thí nghiệm đồng ruộng sử dụng kỹ thuật đánh dấu đồng vị 15N để đánh giá hiệu lực sử dụng đạm (N) cho cây cải bắp được tiến hành trên đất xám (Acrisols ở Đông Anh) và đất phù sa (Fluvisols ở Hoài Đức) thuộc Hà Nội. Kết quả thí nghiệm cho thấy năng suất của cải bắp đạt cao nhất ở mức bón 180 kg N/ha và hiệu lực phân bón N đạt mức cao nhất khi sử dụng 140 kg N/ha trên đất xám và đất phù sa.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sử dụng đồng vị bền 15N xác định hiệu lực phân bón đạm cho cải bắp (Brassica oleracea) trên đất xám và phù saTạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017 SỬ DỤNG ĐỒNG VỊ BỀN 15N XÁC ĐỊNH HIỆU LỰC PHÂN BÓN ĐẠM CHO CẢI BẮP (Brassica oleracea) TRÊN ĐẤT XÁM VÀ PHÙ SA Đỗ Trọng Thăng1, Trần Minh Tiến1, Phùng Thị Mỹ Hạnh1 TÓM TẮT Thí nghiệm đồng ruộng sử dụng kỹ thuật đánh dấu đồng vị 15N để đánh giá hiệu lực sử dụng đạm (N) cho cây cảibắp được tiến hành trên đất xám (Acrisols ở Đông Anh) và đất phù sa (Fluvisols ở Hoài Đức) thuộc Hà Nội. Kết quảthí nghiệm cho thấy năng suất của cải bắp đạt cao nhất ở mức bón 180 kg N/ha và hiệu lực phân bón N đạt mức caonhất khi sử dụng 140 kg N/ha trên đất xám và đất phù sa. Khi tăng mức phân đạm từ mức 0 kg N/ha lên mức 180kg N/ha thì tỷ lệ hấp thu đạm của cải bắp cũng tăng theo, nhưng có sự khác biệt rõ giữa hai loại đất (từ 24 - 29% đốivới đất phù sa và 42 - 52% đối với đất xám). Khi bón đạm vượt quá 220 kg N/ha thì cải bắp hấp thu hàm lượng Nkhông có sự khác biệt nhiều trên cả đất xám và đất phù sa trong khi đó hàm lượng NO3- tích lũy trong cải bắp tănglên vượt mức quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm. Việc giảm lượng phân đạm, kết hợp giãn thời gian giữa lầnbón cuối và thời điểm thu hoạch là cần thiết để có hiệu quả kinh tế đồng thời đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩmđối với sản phẩm rau cải bắp. Từ khóa: Đồng vị, 15N, đất xám, đất phù sa, hiệu lực phân đạm, hàm lượng NO3-, vệ sinh ATTPI. ĐẶT VẤN ĐỀ độ tin cậy cao (Jensen et al., 2000; Tran Minh Tien Rau xanh là nguồn thực phẩm thiết yếu trong đời et al., 2013). Do đó trong nghiên cứu này ứng dụngsống của con người, là nguồn cung cấp các vitamin kỹ thuật đánh dấu này để có những đánh giá chínhvà khoáng chất rất cần thiết cho sức khỏe con người. xác về hiệu lực phân bón đạm của cải bắp đối vớiTheo FAO (2012), Việt Nam là nước có diện tích các mức phân bón khác nhau, qua đó xây dựng mứcrau lớn thứ 4 ở Châu Á (sau Trung Quốc, Ấn Độ phân bón hợp lý cho người dân đối với các vùngvà Philippin), tuy nhiên bình quân năng suất rau ở trồng cải bắp chính trên hai loại đất Fluvisols vànước ta còn thấp hơn năng suất rau trung bình của Acrisols tại Hà Nội.châu Á khoảng 16%. Trong các loại rau xanh ăn lá ở II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUViệt Nam thì rau họ thập tự (Cruciferae), chiếm vịtrí quan trọng hàng đầu, với diện tích khoảng 44.800 2.1. Vật liệu nghiên cứuha, trong đó cải bắp có diện tích lớn nhất. Các vùng Phân urea thương phẩm với tỷ lệ N là 46% vàtrồng rau cải bắp ở Việt Nam tập trung chủ yếu i) phân bón urea chứa đồng vị bền 15N 5% do Cơ quanở miền Nam: tỉnh Lâm Đồng, trên nhóm đất đỏ và Năng lượng nguyên tử Quốc tế (IAEA) cung cấp.đất xám (Ferralsols và Acrisols), ii) ở miền Bắc: tại Phân urea chứa 15N được pha loãng với tỷ lệ 2% đểcác tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng, trên nhóm đất tiến hành thực hiện thí nghiệm.phù sa và đất xám (Fluvisols và Acrisols) (Viện Thổ Cải bắp sử dụng giống KK Cross, là giống đượcnhưỡng Nông hóa, 2016). trồng phổ biến tại địa phương. Theo Bùi Quang Xuân (1998), cải bắp đòi hỏi 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứunhiều phân, đặc biệt là đạm (N), nếu thiếu N bắp sẽ Thí nghiệm được tiến hành trên đất xám bạckhông cuốn, nhưng nếu quá nhiều N, cải bắp không màu (Acrisols) tại xã Nam Hồng, huyện Đông Anhnhững cuốn không chặt, dễ bị thối bên trong, mà và trên đất phù sa sông Hồng (Fluvisols) tại xã Songcòn gây tích lũy nitrat (NO3-), ảnh hưởng sức khỏe Phương, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.người tiêu dùng. Do vậy, nâng cao hiệu quả sử dụngphân N trong canh tác rau ăn lá phải được quan tâm, 2.3. Phương pháp nghiên cứukhông những giảm chi phí sản xuất, giảm tác động 2.3.1. Phương pháp thiết kế thí nghiệmxấu đến môi trường do việc bón quá nhiều phân vô Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiêncơ vào trong đất, mà còn đảm bảo vệ sinh, an toàn hoàn chỉnh với 5 công thức 3 lần lặp lại. Mỗi ô thíthực phẩm. nghiệm được thiết kế với chiều dài 4,5 m và chiều Đồng vị 15N đã được ứng dụng rộng rãi trong rộng 2,8 m. Mỗi loại đất, công thức bón đạm, và ô sửnhiều nghiên cứu đánh giá khả năng hấp thu, trao dụng đồng vị bền 15N được chia ra l ...