
Sử dụng phương pháp Delphi xác định cách thức dạy học thí nghiệm khám phá
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 791.83 KB
Lượt xem: 20
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết Sử dụng phương pháp Delphi xác định cách thức dạy học thí nghiệm khám phá đề xuất quy trình và tiến trình tổ chức dạy học khám phá cho học phần Thí nghiệm Vật lí Đại cương nhằm phát triển năng lực thực nghiệm của sinh viên sư phạm. Trong đó, nội dung dạy học, cách thức tổ chức dạy học đã được thống nhất và thực nghiệm sư phạm nhằm đạt mục đích dạy học đề ra.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sử dụng phương pháp Delphi xác định cách thức dạy học thí nghiệm khám phá HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2022-0083 Educational Sciences 2022, Volume 67, Issue 4, pp. 176-186 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn SỬ DỤNG PHƢƠNG PHÁP DELPHI XÁC ĐỊNH CÁCH THỨC DẠY HỌC THÍ NGHIỆM KHÁM PHÁ Nguyễn Thanh Loan1, Nguyễn Văn Biên2, * và Trần Ngọc Chất2 1 Khoa Vật lí, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh 2 Khoa Vật lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Phương pháp Delphi là phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục hiệu quả dùng để huy động ý kiến chuyên gia về một giải pháp giáo dục cụ thể. Trong nghiên cứu này chúng tôi vận dụng phương pháp Delphi để xác định cách thức tổ chức dạy học học phần Thí nghiệm Vật lí Đại cương dưới dạng thí nghiệm khám phá nhằm phát triển năng lực thực nghiệm của sinh viên. Chúng tôi cũng sử dụng phương pháp thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính hiệu quả và khả thi của quy trình và tiến trình dạy học khám phá trong học phần này. Bài báo đạt được kết quả chính là đề xuất quy trình và tiến trình tổ chức dạy học khám phá cho học phần Thí nghiệm Vật lí Đại cương nhằm phát triển năng lực thực nghiệm của sinh viên sư phạm. Trong đó, nội dung dạy học, cách thức tổ chức dạy học đã được thống nhất và thực nghiệm sư phạm nhằm đạt mục đích dạy học đề ra. Từ khóa: phương pháp Delphi, thí nghiệm khám phá, dạy học khám phá, năng lực thực nghiệm, học phần Thí nghiệm Vật lí Đại cương. 1. Mở đầu Để đáp ứng sự đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, các trường đại học cần phải thay đổi nhằm cải thiện chất lượng giáo dục thông qua việc thay đổi cách thức tổ chức dạy học, chuyển từ người dạy làm trung tâm sang người học đóng vai trò là trung tâm. Khám phá là một quá trình học tập tích cực trong đó sinh viên phải trả lời các câu hỏi thông qua phân tích dữ liệu [1]. Sinh viên sẽ tự tìm tòi, khám phá giải quyết các nhiệm vụ học tập do giảng viên cung cấp. Thí nghiệm khám phá được hiểu là một cách thức tổ chức dạy học trong đó người học sử dụng thí nghiệm trong việc chiếm lĩnh tri thức và hình thành năng lực cá nhân theo nhiều mức độ yêu cầu khác nhau [2]. Thí nghiệm khám phá được xem như là một phương pháp dạy học khám phá trong học phần thí nghiệm nhằm phát triển sự tự lực của sinh viên [3]. Tác giả Beck cùng cộng sự đã cho rằng phương pháp dạy học khám phá đóng vai trò hết sức quan trọng trong dạy học các học phần thí nghiệm. Kết quả của nghiên cứu này chỉ ra những tác động tích cực của dạy học khám phá mang đến đối với sự tiếp thu của sinh viên [4]. Tác giả Khan và Iqbal đã chứng tỏ rằng thông qua phương pháp dạy học khám phá giúp phát triển kĩ năng thí nghiệm cho sinh viên sinh học ở Pakistan [5]. Phương pháp dạy học khám phá giúp phát triển kĩ năng thí nghiệm, khả năng sáng tạo và ảnh hưởng tích cực đến thái độ của sinh viên khoa học tự nhiên [6]. Có thể nói, chương trình giáo dục đại học trên thế giới và trong nước cũng đã có những bước ngoặt chuyển đổi trong việc nghiên cứu, đưa ra khái niệm thí nghiệm khám phá như là cách thức tổ chức dạy học khám phá với các mức độ mở tăng dần nhằm phát triển năng lực cho sinh viên, Ngày nhận bài: 1/8/2022. Ngày sửa bài: 6/9/2022. Ngày nhận đăng: 14/9/2022. Tác giả liên hệ: Nguyễn Văn Biên. Địa chỉ e-mail: biennv@hnue.edu.vn 176 Sử dụng phương pháp Delphi xác định cách thức dạy học thí nghiệm khám phá trong đó chú trọng phát triển năng lực đặc thù gắn với môn học. Năng lực thực nghiệm là một trong những năng lực đặc thù quan trọng nhất cần được hình thành và phát triển thông qua dạy học Vật lí. Tác giả Trần Thị Thanh Thư đã hình thành năng lực thực nghiệm cho sinh viên sư phạm thông qua ba học phần trong đó có học phần Thực hành Vật lí đại cương. Đối với học phần này, tác giả đã đưa ra 2 biện pháp: thứ nhất rèn luyện kĩ năng thực hành; thứ hai rèn luyện kĩ năng tổng hợp và vận dụng kiến thức. Tuy nhiên trong bài báo chưa có đề cập đến hình thành kĩ năng cải tiến dụng cụ và chế tạo dụng cụ thí nghiệm [7]. Trong nghiên cứu gần đây, tác giả Ngô Văn Thiện đã trình bày cách tổ chức giảng dạy và đánh giá năng lực thực nghiệm cho 100 sinh viên Cơ Khí Trường Cao đẳng Kĩ thuật Thành phố Hồ Chí Minh qua thí nghiệm Vật lí thực hành. Trong quá trình thực hiện thí nghiệm, nhóm sinh viên được hướng dẫn thực hiện tuân theo các giai đoạn của phương pháp thực nghiệm. Việc đánh giá quá trình cũng được áp dụng qua các buổi thực hành và sau mỗi buổi thí nghiệm sinh viên phải nộp lại báo cáo thí nghiệm để kiểm tra đánh giá kĩ năng đo đạc, xử lí sai số. Như vậy thí nghiệm thực hành giúp cho sinh viên làm quen với phương pháp khoa học thực nghiệm, làm chủ vật liệu thí nghiệm, phát triển các kĩ năng đo lường, xử lí số liệu, đánh giá kết quả và nhận ra giới hạn của phép đo. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng năng lực thực nghiệm của sinh viên kĩ thuật được phát triển dần dần qua buổi thực hành và chỉ dừng lại kiểm tra đánh giá kỹ năng đo đạc, xử lí sai số [8]. Trong nghiên cứu gần đây nhất, bài báo “Đề xuất điều chỉnh nội dung học phần Thí nghiệm Vật lí Đại cương nhằm phát triển năng lực thực nghiệm của sinh viên sư phạm” thì nhóm tác giả đã đề xuất khung cấu trúc năng lực thực nghiệm trong học phần này theo các mức độ tự lực tăng dần của sinh viên nhưng nghiên cứu này vẫn chưa đưa ra quy trình tổ chức dạy học khám phá cho học phần này [9]. Trên thế giới, trong công trình nghiên cứu “Fostering experimental competences of prospective physics teachers” (Bồi dưỡng năng lực thực nghiệm của sinh viên sư phạm), tác giả P Bitzenbauer và cộng sự đã đưa ra mô hình năng lực thực nghiệm. Mô hình năng lực thực nghiệm bao gồm 3 thành tố: lập kế hoạch, thực hiện thí nghiệm và phân tích dữ liệu. Các tác giả lại tập trung vào t ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sử dụng phương pháp Delphi xác định cách thức dạy học thí nghiệm khám phá HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2022-0083 Educational Sciences 2022, Volume 67, Issue 4, pp. 176-186 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn SỬ DỤNG PHƢƠNG PHÁP DELPHI XÁC ĐỊNH CÁCH THỨC DẠY HỌC THÍ NGHIỆM KHÁM PHÁ Nguyễn Thanh Loan1, Nguyễn Văn Biên2, * và Trần Ngọc Chất2 1 Khoa Vật lí, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh 2 Khoa Vật lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Phương pháp Delphi là phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục hiệu quả dùng để huy động ý kiến chuyên gia về một giải pháp giáo dục cụ thể. Trong nghiên cứu này chúng tôi vận dụng phương pháp Delphi để xác định cách thức tổ chức dạy học học phần Thí nghiệm Vật lí Đại cương dưới dạng thí nghiệm khám phá nhằm phát triển năng lực thực nghiệm của sinh viên. Chúng tôi cũng sử dụng phương pháp thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính hiệu quả và khả thi của quy trình và tiến trình dạy học khám phá trong học phần này. Bài báo đạt được kết quả chính là đề xuất quy trình và tiến trình tổ chức dạy học khám phá cho học phần Thí nghiệm Vật lí Đại cương nhằm phát triển năng lực thực nghiệm của sinh viên sư phạm. Trong đó, nội dung dạy học, cách thức tổ chức dạy học đã được thống nhất và thực nghiệm sư phạm nhằm đạt mục đích dạy học đề ra. Từ khóa: phương pháp Delphi, thí nghiệm khám phá, dạy học khám phá, năng lực thực nghiệm, học phần Thí nghiệm Vật lí Đại cương. 1. Mở đầu Để đáp ứng sự đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, các trường đại học cần phải thay đổi nhằm cải thiện chất lượng giáo dục thông qua việc thay đổi cách thức tổ chức dạy học, chuyển từ người dạy làm trung tâm sang người học đóng vai trò là trung tâm. Khám phá là một quá trình học tập tích cực trong đó sinh viên phải trả lời các câu hỏi thông qua phân tích dữ liệu [1]. Sinh viên sẽ tự tìm tòi, khám phá giải quyết các nhiệm vụ học tập do giảng viên cung cấp. Thí nghiệm khám phá được hiểu là một cách thức tổ chức dạy học trong đó người học sử dụng thí nghiệm trong việc chiếm lĩnh tri thức và hình thành năng lực cá nhân theo nhiều mức độ yêu cầu khác nhau [2]. Thí nghiệm khám phá được xem như là một phương pháp dạy học khám phá trong học phần thí nghiệm nhằm phát triển sự tự lực của sinh viên [3]. Tác giả Beck cùng cộng sự đã cho rằng phương pháp dạy học khám phá đóng vai trò hết sức quan trọng trong dạy học các học phần thí nghiệm. Kết quả của nghiên cứu này chỉ ra những tác động tích cực của dạy học khám phá mang đến đối với sự tiếp thu của sinh viên [4]. Tác giả Khan và Iqbal đã chứng tỏ rằng thông qua phương pháp dạy học khám phá giúp phát triển kĩ năng thí nghiệm cho sinh viên sinh học ở Pakistan [5]. Phương pháp dạy học khám phá giúp phát triển kĩ năng thí nghiệm, khả năng sáng tạo và ảnh hưởng tích cực đến thái độ của sinh viên khoa học tự nhiên [6]. Có thể nói, chương trình giáo dục đại học trên thế giới và trong nước cũng đã có những bước ngoặt chuyển đổi trong việc nghiên cứu, đưa ra khái niệm thí nghiệm khám phá như là cách thức tổ chức dạy học khám phá với các mức độ mở tăng dần nhằm phát triển năng lực cho sinh viên, Ngày nhận bài: 1/8/2022. Ngày sửa bài: 6/9/2022. Ngày nhận đăng: 14/9/2022. Tác giả liên hệ: Nguyễn Văn Biên. Địa chỉ e-mail: biennv@hnue.edu.vn 176 Sử dụng phương pháp Delphi xác định cách thức dạy học thí nghiệm khám phá trong đó chú trọng phát triển năng lực đặc thù gắn với môn học. Năng lực thực nghiệm là một trong những năng lực đặc thù quan trọng nhất cần được hình thành và phát triển thông qua dạy học Vật lí. Tác giả Trần Thị Thanh Thư đã hình thành năng lực thực nghiệm cho sinh viên sư phạm thông qua ba học phần trong đó có học phần Thực hành Vật lí đại cương. Đối với học phần này, tác giả đã đưa ra 2 biện pháp: thứ nhất rèn luyện kĩ năng thực hành; thứ hai rèn luyện kĩ năng tổng hợp và vận dụng kiến thức. Tuy nhiên trong bài báo chưa có đề cập đến hình thành kĩ năng cải tiến dụng cụ và chế tạo dụng cụ thí nghiệm [7]. Trong nghiên cứu gần đây, tác giả Ngô Văn Thiện đã trình bày cách tổ chức giảng dạy và đánh giá năng lực thực nghiệm cho 100 sinh viên Cơ Khí Trường Cao đẳng Kĩ thuật Thành phố Hồ Chí Minh qua thí nghiệm Vật lí thực hành. Trong quá trình thực hiện thí nghiệm, nhóm sinh viên được hướng dẫn thực hiện tuân theo các giai đoạn của phương pháp thực nghiệm. Việc đánh giá quá trình cũng được áp dụng qua các buổi thực hành và sau mỗi buổi thí nghiệm sinh viên phải nộp lại báo cáo thí nghiệm để kiểm tra đánh giá kĩ năng đo đạc, xử lí sai số. Như vậy thí nghiệm thực hành giúp cho sinh viên làm quen với phương pháp khoa học thực nghiệm, làm chủ vật liệu thí nghiệm, phát triển các kĩ năng đo lường, xử lí số liệu, đánh giá kết quả và nhận ra giới hạn của phép đo. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng năng lực thực nghiệm của sinh viên kĩ thuật được phát triển dần dần qua buổi thực hành và chỉ dừng lại kiểm tra đánh giá kỹ năng đo đạc, xử lí sai số [8]. Trong nghiên cứu gần đây nhất, bài báo “Đề xuất điều chỉnh nội dung học phần Thí nghiệm Vật lí Đại cương nhằm phát triển năng lực thực nghiệm của sinh viên sư phạm” thì nhóm tác giả đã đề xuất khung cấu trúc năng lực thực nghiệm trong học phần này theo các mức độ tự lực tăng dần của sinh viên nhưng nghiên cứu này vẫn chưa đưa ra quy trình tổ chức dạy học khám phá cho học phần này [9]. Trên thế giới, trong công trình nghiên cứu “Fostering experimental competences of prospective physics teachers” (Bồi dưỡng năng lực thực nghiệm của sinh viên sư phạm), tác giả P Bitzenbauer và cộng sự đã đưa ra mô hình năng lực thực nghiệm. Mô hình năng lực thực nghiệm bao gồm 3 thành tố: lập kế hoạch, thực hiện thí nghiệm và phân tích dữ liệu. Các tác giả lại tập trung vào t ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phương pháp Delphi Thí nghiệm khám phá Dạy học khám phá Năng lực thực nghiệm Học phần thí nghiệm Vật lí Đại cươngTài liệu có liên quan:
-
2 trang 312 2 0
-
6 trang 206 0 0
-
Nghiên cứu nguyên nhân gây chậm trễ tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng tại Việt Nam
11 trang 123 0 0 -
Những rào cản đối với việc áp dụng năng lượng tái tạo cho các cảng biển tại khu vực Hải Phòng
6 trang 50 0 0 -
Vận dụng dạy học khám phá trong dạy học Khoa học ở trường tiểu học
5 trang 32 0 0 -
11 trang 31 0 0
-
Xây dựng khung cấu trúc năng lực thực nghiệm vật lí tổng quát
13 trang 28 0 0 -
15 trang 25 0 0
-
Xây dựng các nhiệm vụ học tập nhằm hình thành năng lực thực nghiệm của học sinh
7 trang 23 0 0 -
Dự báo giá dầu thô trong giai đoạn thị trường biến động bằng phương pháp Delphi
8 trang 22 0 0 -
Nghiên cứu các tiêu chí ảnh hưởng quyết định áp dụng công nghệ số hướng tới cảng biển thông minh
5 trang 22 0 0 -
8 trang 18 0 0
-
Nghiên cứu tác động của Hiệp định RCEP đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam
7 trang 18 0 0 -
Vận dụng tiếp cận tìm tòi - Khám phá khoa học trong dạy học sinh học
8 trang 17 0 0 -
7 trang 17 0 0
-
275 trang 16 0 0
-
9 trang 16 0 0
-
81 trang 16 0 0
-
7 trang 16 0 0
-
12 trang 15 0 0