
Sự tích thần núi Tản Viên
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự tích thần núi Tản Viên Sự tích thần núi Tản ViênNgày xưa, có một người tiều phu cứ sáng tinh mơ thì vác búa vào rừng đốn củi.Mọi lần, anh chặt một ít cây khô ở rừng, được nặng gánh thì trở về; nhưng lầnnày anh định chặt thêm một cây gỗ cứng để đem về chống túp lều tranh, nên anhphải đi vào rừng sâu. Ðang đi, anh chợt nghe có tiếng trẻ khóc. Anh đứng lạinghe xem tiếng khóc ấy ở đâu đưa lại thì thấy ở phía trước mặt, dưới một lùmcây to, có một con dê rừng rất lớn đang lấy chân trước bới một đống cỏ khô,tiếng trẻ khóc ở đống cỏ phát ra.Người tiều phu rón rén đến nấp sau một gốc cây lớn ở gần xem con dê làm gì.Con vật bới đống cỏ rất nhẹ nhàng, lôi dần ra một đứa trẻ còn đỏ hỏn, bụ bẫm,rồi nó nằm xuống cho đứa trẻ bú. Ðứa trẻ rít lấy rít để bầu sữa căng, một chốccon dê đứng dậy liếm mớ tóc bờm xờm của đứa trẻ rồi chạy đi. Con dê vừa đikhỏi thì một đàn chim bay đến phủ những cỏ khô lên người đứa bé, chỉ trongchớp mắt lại bay vù cả đi.Người tiều phu lẩm bẩm một mình: Số mệnh đứa trẻ này thật kỳ lạ. Anh đếnbới đống cỏ khô, thì thấy là một đứa con trai. Anh bế lấy, đem về nuôi. Ðứa bérất chóng lớn, người tiều phu chăm nom như con đẻ có một số mệnh kỳ lạ, anhđặt tên cho nó là Kỳ.Lớn lên, Kỳ rất khoẻ mạnh. Ngày ngày Kỳ vác búa theo cha nuôi vào rừng đốncủi. Một hôm, Kỳ chặt một cây lớn đến hai người ôm, chặt từ sáng tinh mơ đếnnhá nhem tối mà vẫn chưa xong, nên đành bỏ dở ra về. Sáng hôm sau, đến gốccây định chặt tiếp thì anh hết sức ngạc nhiên: Cái cây lớn chặt dở hôm qua bâygiờ lại liền ruột liền vỏ như chưa có một vết búa nào chạm đến. Thấy thế, Kỳkhông ngả lòng, anh lại giáng những nhát búa thật mạnh vào chỗ thân cây đã chặthôm trước. Tuy anh gắng hết sức, nhưng đến nhá nhem tối anh vẫn chưa hạxong cây. Sáng sớm hôm sau, Kỳ lại vác búa định tiếp tục công việc còn bỏ dởthì anh thấy vết chặt hôm trước hôm nay lại liền như cũ. Anh không nản chí, lạibắt đầu chặt, nhưng đến lúc trời tối, anh vẫn chưa chặt xong. Lần này anh khôngvề. Anh leo lên một cây gần để rình xem ban đêm cây tự liền da liền thịt như thếnào.Ðến nửa đêm trăng sao vằng vặc đầy trời, bỗng có một ông già chống gậy đi từtừ đến cái cây chặt dở. Ông cụ cầm gậy chỉ vào cây, trong chớp mắt vết chặt lạiliền như cũ. Kỳ vội tụt từ trên cây xuống, chạy đến hỏi ông cụ:- Tôi khó nhọc mới sắp hạ được một cây lớn, sao cụ lại phá hỏng công việc củatôi như thế ?Ông cụ đáp:- Ta là Thái bạch tinh quân đây, ta không muốn người chặt cây cổ thụ này. Thôita cho ngươi cái gậy ngươi đi tìm cây nhỏ mà chặt.Nói xong ông cụ trao cho Kỳ cái gậy chống ở tay rồi biến mất.Một hôm đi chơi men sông, Kỳ nhìn thấy con rắn lớn bị đánh dập đầu, đã chết từlâu, Kỳ cầm gậy chỉ vào đầu rắn, thốt nhiên rắn sống lại vẫy đuôi, ngẩng đầulên nhìn Kỳ rồi bò xuống sông mất.Một buổi tối Kỳ đang ngồi trong lều tranh thì một chàng thanh niên tuấn tú khănáo chỉnh tề, đem châu báu đến tạ ơn Kỳ. Chàng xưng là Tiểu Long hầu con LongVương ở biển Nam, bị trẻ chăn trâu đánh dập đầu chết ở bờ sông và được Kỳcứu sống hôm nọ. Kỳ nhất định không nhận lễ vật. Chàng thanh niên có ý bănkhoăn, cố mời Kỳ xuống thủy cung chơi. Chàng đưa cho Kỳ một ống linh tê đểrẽ nước đi xuống. Ðược Kỳ xuống chơi, Long Vương rất lấy làm mừng rỡ, mởyến tiệc linh đình thiết đãi. Ðến khi về, Long Vương ngỏ ý tặng đủ các vật lạdưới biển, nhưng Kỳ nhất định không nhận. Sau Long Vương lấy ở tráp ra mộtquyển sách nói với chàng rằng:- Ngài cứu sống con lão, lão không biết lấy gì đáp lại. Nay biếu vật gì ngài cũngkhông nhận, lão xin có quyển sách này tặng ngài. Dùng quyển sách này, ngài sẽước gì được nấy.Kỳ nhận sách ước và trở lại trần gian.Từ đó, Chàng cầu được ước thấy, có phép biến hoá trở nên một vị thần cứu nhânđộ thế. Thần đi qua cửa bể thần phù, theo dòng sông lớn, đổ ngược mãi lên, tìmnơi đất cao phong cảnh đẹp để cắm chỗ ở. Ðến một nơi thấy có một ngọn núicao chót vót ba tầng, tròn như cái tán, thần hoá phép mở một con đường qua cácđộng và các suối lên đỉnh núi và hoá phép thành lâu đài để ở. Khi đã định cư rồithần thường xuống núi đi xem khắp phong cảnh đẹp và dùng phép cứu nhân dânrất nhiều. Ngọn núi thần ở là núi Tản Viên, nên người ta gọi thần là thần TảnViên hay còn gọi là Sơn Tinh.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
văn học việt nam truyền thuyết & giai thoai truyện cổ andersen truyện ngụ ngôn truyện cổ thế giớiTài liệu có liên quan:
-
Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (Từ sau cách mạng tháng Tám 1945): Phần 1 (Tập 2)
79 trang 399 12 0 -
Giáo trình Văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975: Phần 1 - Trường ĐH Thủ Dầu Một
142 trang 363 8 0 -
Oan và giải oan trong truyện Nghiệp oan của Đào Thị của Nguyễn Dữ
6 trang 304 0 0 -
Truyện Quyền của người biểu diễn
35 trang 243 0 0 -
Luận án tiến sĩ Ngữ văn: Dấu ấn tư duy đồng dao trong thơ thiếu nhi Việt Nam từ 1945 đến nay
193 trang 242 0 0 -
91 trang 185 0 0
-
Chi tiết 'cái chết' trong tác phẩm của Nam Cao
9 trang 174 0 0 -
Khóa luận tốt nghiệp: Sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong Hồng Đức Quốc âm thi tập
67 trang 159 0 0 -
Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (Từ đầu thế kỉ XX đến 1945): Phần 2 (Tập 1)
94 trang 153 6 0 -
Luận văn tốt nghiệp đại học ngành Ngữ văn: Đặc điểm truyện thơ Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu
85 trang 138 0 0 -
Báo cáo khoa học: Bước đầu hiện đại hóa chữ quốc ngữ qua một số truyện ngắn Nam Bộ đầu thế kỷ 20
5 trang 130 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều dưới góc nhìn trần thuật học
93 trang 126 0 0 -
Văn học bằng ngôn ngữ học-Thử xét văn hoá: Phần 2
149 trang 125 0 0 -
totto-chan bên cửa sổ: phần 2 - nxb văn học
54 trang 114 0 0 -
Tập truyện Bông trái quê nhà: Phần 1
66 trang 112 0 0 -
Truyền thống văn hóa & phương pháp xây dựng văn hóa dân tộc: Phần 1
88 trang 111 0 0 -
112 trang 110 0 0
-
Những khả năng và thách thức nghiên cứu văn học Việt Nam
37 trang 109 0 0 -
229 trang 105 0 0
-
Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (Từ sau cách mạng tháng Tám 1945): Phần 2 (Tập 2)
78 trang 96 4 0