Tác động của FDI và phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế các quốc gia Asean giai đoạn 1995-2014
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 499.21 KB
Lượt xem: 18
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết xem xét tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia ASEAN. Ngoài tác động trực tiếp của FDI và phát triển tài chính, bài viết còn xem xét tác động tương tác giữa FDI và phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia. Dữ liệu được thu thập từ năm 1995-2014 của 8 quốc gia Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines, Singapore, Lào, Campuchia được thu thập từ Website của World Bank.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của FDI và phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế các quốc gia Asean giai đoạn 1995-2014 KINH TẾ 16 TÁC ĐỘNG CỦA FDI VÀ PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CÁC QUỐC GIA ASEAN GIAI ĐOẠN 1995-2014 NGUYỄN MINH KIỀU Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh - kieu.nm@ou.edu.vn NGUYỄN THỊ NGỌC DIỆP Trường Đại học Lạc Hồng - ngocdiep1980.dhlh@gmail.com NGUYỄN KIM NAM Trường Cao đẳng Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh - nguyenkimnam@hitu.edu.vn NGUYỄN THỊ HẰNG NGA Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh - nganth@buh.edu.vn (Ngày nhận: 16/05/2016; Ngày nhận lại: 28/06/2016; Ngày duyệt đăng: 18/08/2016) TÓM TẮT Bài viết xem xét tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia ASEAN. Ngoài tác động trực tiếp của FDI và phát triển tài chính, bài viết còn xem xét tác động tương tác giữa FDI và phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia. Dữ liệu được thu thập từ năm 1995-2014 của 8 quốc gia Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines, Singapore, Lào, Campuchia được thu thập từ Website của World Bank. Kết quả cho thấy FDI thực sự thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các quốc gia và tồn tại mối quan hệ ngược chiều giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, phát triển tài chính không làm thay đổi mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế. Từ khóa: Phát triển tài chính; tăng trưởng kinh tế; FDI; ASEAN. The impact of foreign direct investment and financial development on economic growth from ASEAN countries period 1995-2014 ABSTRACT This paper investigates the impact of foreign direct investment (FDI) and financial development on economic growth in ASEAN countries. The paper also investigates the impact of the interaction between FDI and financial development on economic growth. Data from 8 ASEAN countries (Vietnam, Thailand, Malaysia, Indonesia, Philippines, Singapore, Laos, and Cambodia) over the period 1995 -2014 are collected from the website of Word Bank. The results show that FDI promotes economic growth. Meanwhile, financial development has negative effects on economic growth of the countries. However, financial development does not influence the relationship between FDI and economic growth. Keywords: financial development; economic growth; FDI; ASEAN. 1. Đặt vấn đề Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đang là một trong những hoạt động kinh tế phát triển nhanh nhất trên toàn cầu, các dòng vốn FDI trên toàn cầu đã tăng mạnh, từ mức trung bình hàng năm là 142 tỷ USD trong thời gian 1985-1990, năm 1996 đã gia tăng hơn 385 tỷ và sau đó đạt mức kỷ lục vào năm 2007 là 1,9 nghìn tỷ USD. Dòng vốn này được đầu tư vào nhóm nước đang phát triển được gia tăng hàng năm từ 15% năm 1990 lên 30% vào năm 2006 và đến 37% trong năm 2008 (UNCTAD, 2009) trên tổng số FDI trên thế giới. Theo báo cáo về đầu tư trực tiếp nước ngoài của TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM – SỐ 50 (5) 2016 UNCTAD (2014), thì các quốc gia thuộc nhóm nước châu Á và Đông Nam Á vẫn là điểm thu hút nguồn vốn FDI của thế giới. FDI đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao phúc lợi của nước chủ nhà do lợi ích liên quan đến công nghệ mới, kỹ thuật quản lý mới, phát triển kỹ năng, vốn tăng lên tạo ra cơ hội việc làm và cải thiện điều kiện làm việc của người lao động và phát triển của ngành công nghiệp trong nước nhận FDI (Haddad & Harrison, 1993; Markusen &Venables, 1999). Trong hơn 20 năm qua, nhiều nghiên cứu thực nghiệm cho thấy khu vực tài chính là một phần quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế. Điều này cho thấy một hệ thống tài chính hoạt động tốt là điều kiện thiết yếu cho nền kinh tế thị trường phát triển (King và Levine, 1993; Levine, 2005). Từ những lợi ích nêu trên, rõ ràng các nước đang phát triển rất quan tâm trong việc thu hút FDI và các nước ASEAN cũng không ngoại lệ. Các nghiên cứu gần đây phân tích tác động của FDI với tăng trưởng kinh tế, một số nghiên cứu chỉ ra rằng FDI có thể kích thích sự tăng trưởng kinh tế thông qua hiệu ứng lan tỏa như công nghệ mới, hình thành nguồn vốn, phát triển nguồn nhân lực và việc làm, mở rộng thương mại quốc tế (Alguacil et al., 2002; Balasubramanyam et al., 1999; Basu et al., 2003; De Mello, 1997, 1999; Liu et al., 2004). Bên cạnh đó, sự phát triển tài chính cũng giúp nền kinh tế các nước tiếp nhận FDI hấp thu được đầy đủ hơn lợi ích từ dòng vốn này mang lại (Patrick, 1966; Hermes và Lensink, 2003). Tuy nhiên, Bende-Nabendem et al (2001) cho thấy FDI có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Một số nghiên cứu khác của Nguyễn Thị Liên Hoa (2002) phân tích trong giai đoạn 1996-2001và xác định lộ trình đầu tư thu hút FDI tại Việt Nam. Nguyễn Thị Hường và Bùi Huy Nhượng (2003) đều cho rằng FDI đóng một vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế, thu ngân sách, giải quyết việc làm .v.v.. Nghiên cứu của Đoàn Ngọc Phúc (2003) cho thấy FDI có đóng góp đáng kể vào giá trị sản lượng công nghiệp, bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển, tạo thêm nhiều việc làm, thúc đẩy sản xuất hàng hóa, xuất khẩu, cải 17 thiện cán cân thanh toán và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Nghiên cứu này với mục đích xem xét mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế, giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế và mối quan hệ tương tác giữa FDI và phát triển tài chính tới tăng trưởng kinh tế của các quốc gia trong khối ASEAN. Bởi vì về lâu dài, phát triển khu vực tài chính rất quan trọng đối với việc FDI tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế (Choong và các cộng sự, 2004). Trên cơ sở đó giúp các quốc gia trong khối ASEAN cũng như Việt Nam nhận diện được mức độ và chiều hướng tác động của các biến số nhằm đưa ra các chính sách phù hợp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. 2. Cơ sở lý thuyết 2.1. Mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là sự di chuyển vốn hoặc tài sản từ nước ngoài sang nước tiếp nhận đầu tư. Các nghiên cứu cho thấy vai trò quan trọng của FDI đến tăng trưởng kinh tế, mối q ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của FDI và phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế các quốc gia Asean giai đoạn 1995-2014 KINH TẾ 16 TÁC ĐỘNG CỦA FDI VÀ PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CÁC QUỐC GIA ASEAN GIAI ĐOẠN 1995-2014 NGUYỄN MINH KIỀU Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh - kieu.nm@ou.edu.vn NGUYỄN THỊ NGỌC DIỆP Trường Đại học Lạc Hồng - ngocdiep1980.dhlh@gmail.com NGUYỄN KIM NAM Trường Cao đẳng Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh - nguyenkimnam@hitu.edu.vn NGUYỄN THỊ HẰNG NGA Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh - nganth@buh.edu.vn (Ngày nhận: 16/05/2016; Ngày nhận lại: 28/06/2016; Ngày duyệt đăng: 18/08/2016) TÓM TẮT Bài viết xem xét tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia ASEAN. Ngoài tác động trực tiếp của FDI và phát triển tài chính, bài viết còn xem xét tác động tương tác giữa FDI và phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia. Dữ liệu được thu thập từ năm 1995-2014 của 8 quốc gia Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines, Singapore, Lào, Campuchia được thu thập từ Website của World Bank. Kết quả cho thấy FDI thực sự thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các quốc gia và tồn tại mối quan hệ ngược chiều giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, phát triển tài chính không làm thay đổi mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế. Từ khóa: Phát triển tài chính; tăng trưởng kinh tế; FDI; ASEAN. The impact of foreign direct investment and financial development on economic growth from ASEAN countries period 1995-2014 ABSTRACT This paper investigates the impact of foreign direct investment (FDI) and financial development on economic growth in ASEAN countries. The paper also investigates the impact of the interaction between FDI and financial development on economic growth. Data from 8 ASEAN countries (Vietnam, Thailand, Malaysia, Indonesia, Philippines, Singapore, Laos, and Cambodia) over the period 1995 -2014 are collected from the website of Word Bank. The results show that FDI promotes economic growth. Meanwhile, financial development has negative effects on economic growth of the countries. However, financial development does not influence the relationship between FDI and economic growth. Keywords: financial development; economic growth; FDI; ASEAN. 1. Đặt vấn đề Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đang là một trong những hoạt động kinh tế phát triển nhanh nhất trên toàn cầu, các dòng vốn FDI trên toàn cầu đã tăng mạnh, từ mức trung bình hàng năm là 142 tỷ USD trong thời gian 1985-1990, năm 1996 đã gia tăng hơn 385 tỷ và sau đó đạt mức kỷ lục vào năm 2007 là 1,9 nghìn tỷ USD. Dòng vốn này được đầu tư vào nhóm nước đang phát triển được gia tăng hàng năm từ 15% năm 1990 lên 30% vào năm 2006 và đến 37% trong năm 2008 (UNCTAD, 2009) trên tổng số FDI trên thế giới. Theo báo cáo về đầu tư trực tiếp nước ngoài của TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM – SỐ 50 (5) 2016 UNCTAD (2014), thì các quốc gia thuộc nhóm nước châu Á và Đông Nam Á vẫn là điểm thu hút nguồn vốn FDI của thế giới. FDI đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao phúc lợi của nước chủ nhà do lợi ích liên quan đến công nghệ mới, kỹ thuật quản lý mới, phát triển kỹ năng, vốn tăng lên tạo ra cơ hội việc làm và cải thiện điều kiện làm việc của người lao động và phát triển của ngành công nghiệp trong nước nhận FDI (Haddad & Harrison, 1993; Markusen &Venables, 1999). Trong hơn 20 năm qua, nhiều nghiên cứu thực nghiệm cho thấy khu vực tài chính là một phần quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế. Điều này cho thấy một hệ thống tài chính hoạt động tốt là điều kiện thiết yếu cho nền kinh tế thị trường phát triển (King và Levine, 1993; Levine, 2005). Từ những lợi ích nêu trên, rõ ràng các nước đang phát triển rất quan tâm trong việc thu hút FDI và các nước ASEAN cũng không ngoại lệ. Các nghiên cứu gần đây phân tích tác động của FDI với tăng trưởng kinh tế, một số nghiên cứu chỉ ra rằng FDI có thể kích thích sự tăng trưởng kinh tế thông qua hiệu ứng lan tỏa như công nghệ mới, hình thành nguồn vốn, phát triển nguồn nhân lực và việc làm, mở rộng thương mại quốc tế (Alguacil et al., 2002; Balasubramanyam et al., 1999; Basu et al., 2003; De Mello, 1997, 1999; Liu et al., 2004). Bên cạnh đó, sự phát triển tài chính cũng giúp nền kinh tế các nước tiếp nhận FDI hấp thu được đầy đủ hơn lợi ích từ dòng vốn này mang lại (Patrick, 1966; Hermes và Lensink, 2003). Tuy nhiên, Bende-Nabendem et al (2001) cho thấy FDI có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Một số nghiên cứu khác của Nguyễn Thị Liên Hoa (2002) phân tích trong giai đoạn 1996-2001và xác định lộ trình đầu tư thu hút FDI tại Việt Nam. Nguyễn Thị Hường và Bùi Huy Nhượng (2003) đều cho rằng FDI đóng một vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế, thu ngân sách, giải quyết việc làm .v.v.. Nghiên cứu của Đoàn Ngọc Phúc (2003) cho thấy FDI có đóng góp đáng kể vào giá trị sản lượng công nghiệp, bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển, tạo thêm nhiều việc làm, thúc đẩy sản xuất hàng hóa, xuất khẩu, cải 17 thiện cán cân thanh toán và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Nghiên cứu này với mục đích xem xét mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế, giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế và mối quan hệ tương tác giữa FDI và phát triển tài chính tới tăng trưởng kinh tế của các quốc gia trong khối ASEAN. Bởi vì về lâu dài, phát triển khu vực tài chính rất quan trọng đối với việc FDI tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế (Choong và các cộng sự, 2004). Trên cơ sở đó giúp các quốc gia trong khối ASEAN cũng như Việt Nam nhận diện được mức độ và chiều hướng tác động của các biến số nhằm đưa ra các chính sách phù hợp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. 2. Cơ sở lý thuyết 2.1. Mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là sự di chuyển vốn hoặc tài sản từ nước ngoài sang nước tiếp nhận đầu tư. Các nghiên cứu cho thấy vai trò quan trọng của FDI đến tăng trưởng kinh tế, mối q ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tác động của FDI Phát triển tài chính Tăng trưởng kinh tế Quốc gia Asean Phát triển tài chínhTài liệu có liên quan:
-
Giáo trình Kinh tế học vĩ mô: Phần 1 - N. Gregory Mankiw, Vũ Đình Bách
117 trang 807 4 0 -
Nguồn lực tài chính phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở Việt Nam
3 trang 272 0 0 -
13 trang 196 0 0
-
Bài giảng Kinh tế phát triển: Chương 3 - PGS .TS Đinh Phi Hổ
35 trang 178 0 0 -
Tác động của lao động và nguồn vốn đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
5 trang 162 0 0 -
Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và ngân sách giáo dục tại Việt Nam giai đoạn 2000-2012
4 trang 158 0 0 -
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá bán căn hộ chung cư trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
12 trang 146 0 0 -
Những thách thức đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam và giải pháp khắc phục
13 trang 134 0 0 -
Đánh giá tác động giữa vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam
20 trang 121 0 0 -
Vai trò của FDI trong mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và du lịch ở thị trường Việt Nam
14 trang 115 0 0