
Tác động của số hoá lên dòng kiều hối ở các quốc gia Châu Á đang phát triển
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của số hoá lên dòng kiều hối ở các quốc gia Châu Á đang phát triển TÁC ĐỘNG CỦA SỐ HOÁ LÊN DÒNG KIỀU HỐI Ở CÁC QUỐC GIA CHÂU Á ĐANG PHÁT TRIỂN Nguyễn Văn Bổn Trường Đại học Tài chính – Marketing Email: boninguyen@gmail.com Nguyễn Trần Hoàng Ánh Thư Trường Đại học Tài chính – Marketing Email: thunguyen.92265@gmail.com La Minh Quân Trường Đại học Tài chính – Marketing Email: laminhquan0211@gmail.com Phan Thị Như Thùy Trường Đại học Tài chính – Marketing Email: thuyphan080503@gmail.com Nguyễn Thanh Ngân Trường Đại học Tài chính – Marketing Email: thanhngansamm@gmai.com Nguyễn Phạm Huỳnh Như Trường Đại học Tài chính – Marketing Email: huynhnhune0406@gmail.comMã bài: JED-1461Ngày nhận bài: 30/10/2023Ngày nhận bài sửa: 09/01/2024Ngày duyệt đăng: 06/02/2024DOI: 10.33301/JED.VI.1461 Tóm tắt Bài viết áp dụng số thuê bao băng thông cố định và tỷ lệ người dùng Internet là các biến số đại diện cho số hóa để kiểm tra ảnh hưởng của số hóa lên kiều hối cho bộ dữ liệu bảng của 30 nền kinh tế đang phát triển ở Châu Á trong giai đoạn từ 2002 đến 2022 thông qua phương pháp ước lượng GMM sai phân hai bước. Kết quả nghiên cứu khẳng định số hóa làm thúc đẩy kiều hối ở các nền kinh tế này. Ngoài ra, độ mở thương mại và cơ sở hạ tầng cũng thúc đẩy kiều hối, trong khi tăng trưởng kinh tế và lạm phát lại làm giảm kiều hối. Các phát hiện này là cơ sở đề xuất một số chính sách cho chính phủ ở các nền kinh tế đang phát triển ở Châu Á về chương trình phát triển công nghệ số nhằm thu hút nhiều dòng kiều hối từ di dân và người lao động ở nước ngoài nhiều hơn. Từ khóa: Số hóa, dòng kiều hối, các quốc gia Châu Á đang phát triển. Mã JEL: F0, F24, J61 The impact of digitalization on remittence inflows in Asian developing countries Abstract The paper employs the Individuals using the Internet and Fixed broadband subscriptions (per 100 people) as proxies for digitalization to investigate the impact of digitalization on remittance inflows for a panel dataset of 30 Asian developing economies from 2002 to 2022 using the two-step difference GMM Arellano-Bond estimators. The results confirm that digitalization promotes remittances in these countries. Furthermore, trade openness and infrastructure increase remittances, while economic growth and inflation decrease them. These findings offer some policy lessons for governments in Asian developing countries about developing digital technology to attract more remittance inflows from immigrants. Keywords: Digitalization, remittance inflows, Asian developing countries. JEL Code: F0, F24, J61Số 326 tháng 8/2024 23 1. Giới thiệu Ở các nền kinh tế Châu Á đang phát triển, kiều hối quốc tế đóng góp quan trọng vào tăng trưởng và pháttriển kinh tế bằng các ảnh hưởng có lợi cho nền kinh tế. Nguồn vốn này hỗ trợ các hộ gia đình cải thiện mứcsống và giảm nghèo ở các quốc gia đang phát triển bằng cách cho phép họ trang trải chi phí sinh hoạt hàngngày, chi phí giáo dục và chi phí chăm sóc sức khỏe (Adams Jr & Page, 2005). Kiềuhối có thể thúc đẩy đángkể hoạt động đầu tư vốn. Bằng cách giảm bớt những hạn chế về tín dụng mà các hộ gia đình không thể tiếpcận thị trường tài chính phải đối mặt, kiều hối có thể tạo điều kiện tích lũy tài sản và đầu tư kinh doanh, baogồm cả đất đai, công cụ và hoạt động kinh doanh mới(Aggarwal& cộng sự, 2011). Ở cấp độ vĩ mô, kiều hốicòn có hiệu ứng số nhân chi tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Khi thu nhập gửi về của hộ gia đình thúc đẩythị trường bán lẻ, nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ tăng lên, dẫn đến tạo việc làm và kích thích kinh tế (Ratha,2003). Ngoài ra, vì kiều hối là nguồn cung ngoại hối lớn và ổn định, giúp ngăn chặn tình trạng đảo ngược tàikhoản vãng lai đột ngột, cải thiện xếp hạng tín dụng của một quốc gia và tạo điều kiện thuận lợi cho dòngvốn đầu tư mới. Tác động tích cực của dòng kiều hối đến tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ, Bangladesh, Nepalvà Sri Lanka được nhấn mạnh bởi Jawaid & Raza (2016). Điều đáng chú ý là các nước đang phát triển gặpphải những thách thức như thị trường tài chính kém phát triển, khả năng tiếp cận tín dụng bị hạn chế vànguồn ngoại tệ không đủ. Quan trọng hơn, dòng kiều hối đổ vào là yếu tố ngoại sinh không bị ảnh hưởng bởitình hình kinh tế trong nước. Không giống như các nguồn vốn khác, chính phủ không phải trả lãi cho kiềuhối, khiến nó trở thành nguồn vốn ổn định để cải thiện cán cân thanh toán, đặc biệt ở các quốc gia có thâmhụt tài khoản vãng lai (Buch & Kuckulenz, 2010). Mặc dù đóng vai trò hỗ trợ cho nền kinh tế nhưng kiều hối cũng gây ra các tác động tiêu cực. Nó có thểlàm tăng tỷ giá hối đoái thực trong nền kinh tế, dẫn đến giảm khả năng cạnh tranh thương mại - hiện tượngđược gọi là “Căn bệnh Hà Lan” (Polat & Rodríguez Andrés, 2019). Để thu hút thêm dòng kiều hối, một sốchính phủ đã triển khai các chính sách hấp dẫn như miễn thuế cho người nhận kiều hối, không ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Dòng kiều hối Tăng trưởng kinh tế Kiều hối quốc tế Nguồn cung ngoại hối Thị trường tài chínhTài liệu có liên quan:
-
Giáo trình Thị trường chứng khoán: Phần 1 - PGS.TS. Bùi Kim Yến, TS. Thân Thị Thu Thủy
281 trang 1022 34 0 -
Giáo trình Kinh tế học vĩ mô: Phần 1 - N. Gregory Mankiw, Vũ Đình Bách
117 trang 802 4 0 -
2 trang 527 13 0
-
2 trang 365 13 0
-
293 trang 335 0 0
-
Nguồn lực tài chính phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở Việt Nam
3 trang 272 0 0 -
Nghiên cứu tâm lý học hành vi đưa ra quyết định và thị trường: Phần 2
236 trang 236 0 0 -
13 trang 196 0 0
-
Bài giảng Kinh tế phát triển: Chương 3 - PGS .TS Đinh Phi Hổ
35 trang 175 0 0 -
Ứng dụng mô hình ARIMA-GARCH để dự báo chỉ số VN-INDEX
9 trang 164 1 0 -
Tác động của lao động và nguồn vốn đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
5 trang 161 0 0 -
Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và ngân sách giáo dục tại Việt Nam giai đoạn 2000-2012
4 trang 157 0 0 -
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá bán căn hộ chung cư trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
12 trang 146 0 0 -
Những thách thức đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam và giải pháp khắc phục
13 trang 134 0 0 -
Blockchain – khởi nguồn của một nền kinh tế mới: lời mở đầu
93 trang 132 0 0 -
88 trang 132 1 0
-
Đánh giá tác động giữa vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam
20 trang 119 0 0 -
Vai trò của FDI trong mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và du lịch ở thị trường Việt Nam
14 trang 114 0 0 -
Đề tài: Thuế với việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế ở việt nam
26 trang 113 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của chính sách tiền tệ đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam
44 trang 106 0 0