Tác động của TPP tới lao động ngành dệt may Việt Nam
Số trang: 2
Loại file: pdf
Dung lượng: 128.88 KB
Lượt xem: 30
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) đi vào thực thi sẽ mở ra nhiều cơ hội thuận lợi đối với sự phát triển của ngành Dệt may Việt Nam. Bên cạnh những mặt tích cực do TPP mang lại, ngành Dệt may sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó những hạn chế về đội ngũ nhân lực là “nút thắt” lớn nhất của ngành Dệt may Việt Nam khi hội nhập. Mời các bạn cùng tìm hiểu các vấn đề này qua phần 1 cuốn sách.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của TPP tới lao động ngành dệt may Việt Nam DIỄN ĐÀN KHOA HỌC TÁC ĐỘNG CỦA TPP TỚI LAO ĐỘNG NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM LÊ THỊ THU HƯƠNG-Đại học Sư phạm Huế Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) đi vào thực thi sẽ mở ra nhiều cơ hội thuận lợi đối với sự phát triển của ngành Dệt may Việt Nam. Bên cạnh những mặt tích cực do TPP mang lại, ngành Dệt may sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó những hạn chế về đội ngũ nhân lực là “nút thắt” lớn nhất của ngành Dệt may Việt Nam khi hội nhập. Những cơ hội đối với ngành Dệt may Việt Nam Sau khi gia nhập WTO, ngành Dệt may Việt Nam đã có sự phát triển không ngừng, gia tăng cả về sản lượng lẫn giá trị. Hiện ngành Dệt may đang đứng thứ hai về giá trị xuất khẩu của cả nước; hơn 70% giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng năm của ngành Dệt may Việt Nam là vào thị trường các nước thành viên của Hiệp định TPP. Khi TPP đi vào thực thi sẽ mở ra nhiều cơ hội thuận lợi đối với sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam trong tương lai. Đó là: - Hình thành khối thị trường dệt may hấp dẫn đầy tiềm năng, trong đó có Hoa Kỳ - thị trường dệt may lớn nhất thế giới với mức tiêu thụ hằng năm khoảng 100 tỷ USD, chiếm đến 1/5 lượng tiêu thụ toàn cầu. Mức thuế suất ưu đãi bằng 0% dành cho các quốc gia thành viên (thay vì hiện nay thuế nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ là 12%) sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh lớn cho hàng dệt may Việt Nam về giá với các đối thủ như Trung Quốc, Ấn Độ… tại các thị trường này. Đây là cơ hội thúc đẩy gia tăng sản lượng và kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam. - Ngành Dệt may Việt Nam có cơ hội thu hút vốn đầu tư phát triển quy mô và năng lực sản xuất, đào tạo nguồn lao động lành nghề có chuyên môn cao, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ của ngành như kéo sợi, dệt và nhuộm là những khâu còn rất thiếu và yếu trong ngành, tạo điều kiện từng bước xây dựng chuỗi sản xuất khép kín. Hiện nay đang có làn sóng đầu tư nước ngoài từ Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc… cũng như trong nước vào lĩnh vực sản xuất sợi, vải, phụ liệu cho ngành Dệt may nhằm đón đầu hưởng ưu đãi thuế từ TPP. - Ngành Dệt may hiện nay đã vươn lên trở thành 82 ngành kinh tế lớn của đất nước, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy quá trình đô thị hóa và tạo công ăn việc làm cho người lao động. Do đó, nếu TPP được thực thi sẽ là cơ hội cho ngành tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động. - TPP mang đến cơ hội cải cách các DN nhà nước, tăng tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của các tổng công ty dệt may. Các quy định về lao động và môi trường của TPP có tác động buộc ngành Dệt may phải đầu tư để tạo ra môi trường và điều kiện việc làm có chất lượng cao hơn, không gây ô nhiễm, đảm bảo cuộc sống xanh và sạch hơn cho người lao động. Điều này góp phần xây dựng một sự phát triển bền vững cho ngành Dệt may. Nhân lực ngành Dệt may: Khủng hoảng thiếu Bên cạnh những mặt tích cực do TPP mang lại, ngành Dệt may sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, đó là thách thức về xu hướng đầu tư rất nhanh và mạnh của các nhà đầu tư nước ngoài với lợi thế cả về tài chính, công nghệ và thị trường đều vượt xa so với các DN Việt Nam. Đó là thách thức và cũng là yêu cầu khắt khe của TPP là “nguyên tắc xuất xứ” với nguyên phụ liệu ngành dệt may trong nước... Đặc biệt, nhân lực chính là “nút thắt” quan trọng nhất của ngành Dệt may khi hội nhập. Việt Nam hiện là một trong 5 quốc gia xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới. Dệt may là ngành kinh tế chủ lực, thu hút một lượng lớn lực lượng lao động trong xã hội, là ngành có doanh thu xuất khẩu đứng thứ hai chỉ sau dầu thô. Hiện nay, ngành Dệt may Việt Nam có khoảng 2,5 triệu lao động, dự kiến đến năm 2025 số lao động sẽ tăng lên 5 triệu. Với hàng loạt các hiệp định thương mại tự do (FTA) TÀI CHÍNH - Tháng 5/2016 mà Việt Nam đã và sẽ tham gia, việc phát triển và quản trị nguồn nhân lực càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Lao động ngành Dệt may hiện nay chủ yếu tự học, tự đào tạo theo phương thức kèm cặp trong các nhà máy xí nghiệp là chính. Chỉ có khoảng 15% lao động trong Ngành có trình độ từ trung cấp trở lên và tình trạng thiếu hụt lao động, mà đặc biệt lao động đã qua đào tạo luôn diễn ra. Mặt yếu của các DN Việt Nam hiện nay là năng suất lao động thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực cũng như các nước trên toàn cầu. chỉ số năng suất lao động của khu vực sản xuất của Việt Nam chỉ đạt 2,4, trong khi các quốc gia sản xuất dệt may lớn khác như Trung Quốc là 6,9 và Indonesia là 5,2. Đây là điểm yếu lớn nhất của dệt may nói riêng và các ngành sản xuất sử dụng lao động nói chung. Do vậy, năng suất lao động là yếu tố quan trọng trong việc quyết định đến giá thành sản phẩm. Hiện nay, khả năng đáp ứng của cơ sở đào tạo nhân lực ngành Dệt may không đáp ứng nhu cầu phát triển của Ngành. Chuỗi cung ứng nhân lực cho khâu sản xuất may có khá nhiều cơ sở đào tạo nhưng nhân lực cho khâu sợi, dệt, lụa thì rất ít cơ sở đào tạo. TP. Hồ Chí Minh - nơi tập trung chủ yếu các cơ sở đào tạo lao động ngành Dệt may - cũng chỉ có 11 trường đào tạo nhóm ngành Dệt may, bao gồm 4 ngành. Hàng năm, chỉ tuyển sinh và đào tạo khoảng 1.900 lao động (trình độ đại học là 200 người). Con số này quá ít so với nhu cầu sử dụng của DN. Đặc biệt, nhân lực thiết kế thời trang được đào tạo tại Việt Nam hầu hết chỉ có khả năng kinh doanh ở quy mô nhỏ bằng cách tự mở 1-2 cửa hàng thời trang cho riêng mình, chưa đủ khả năng thiết kế và triển khai sản xuất để thương mại hóa với quy mô toàn Ngành. Nếu không phát triển được nguồn nhân lực, đặc biệt nhân lực trong khâu thiết kế thời trang thì ngành Dệt may không thể giải quyết được vấn đề nâng cao giá trị gia tăng. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành Dệt may Với việc Việt Nam tham gia TPP, đồng thời cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) ra đời sẽ mở ra nhiều cơ hội cho lao động Việt Nam với dự báo tăng trưởng mạnh mẽ việc làm trong các lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải, dệt may, chế biến thực phẩm… trong đó, dệt may sẽ trở thành một tro ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của TPP tới lao động ngành dệt may Việt Nam DIỄN ĐÀN KHOA HỌC TÁC ĐỘNG CỦA TPP TỚI LAO ĐỘNG NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM LÊ THỊ THU HƯƠNG-Đại học Sư phạm Huế Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) đi vào thực thi sẽ mở ra nhiều cơ hội thuận lợi đối với sự phát triển của ngành Dệt may Việt Nam. Bên cạnh những mặt tích cực do TPP mang lại, ngành Dệt may sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó những hạn chế về đội ngũ nhân lực là “nút thắt” lớn nhất của ngành Dệt may Việt Nam khi hội nhập. Những cơ hội đối với ngành Dệt may Việt Nam Sau khi gia nhập WTO, ngành Dệt may Việt Nam đã có sự phát triển không ngừng, gia tăng cả về sản lượng lẫn giá trị. Hiện ngành Dệt may đang đứng thứ hai về giá trị xuất khẩu của cả nước; hơn 70% giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng năm của ngành Dệt may Việt Nam là vào thị trường các nước thành viên của Hiệp định TPP. Khi TPP đi vào thực thi sẽ mở ra nhiều cơ hội thuận lợi đối với sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam trong tương lai. Đó là: - Hình thành khối thị trường dệt may hấp dẫn đầy tiềm năng, trong đó có Hoa Kỳ - thị trường dệt may lớn nhất thế giới với mức tiêu thụ hằng năm khoảng 100 tỷ USD, chiếm đến 1/5 lượng tiêu thụ toàn cầu. Mức thuế suất ưu đãi bằng 0% dành cho các quốc gia thành viên (thay vì hiện nay thuế nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ là 12%) sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh lớn cho hàng dệt may Việt Nam về giá với các đối thủ như Trung Quốc, Ấn Độ… tại các thị trường này. Đây là cơ hội thúc đẩy gia tăng sản lượng và kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam. - Ngành Dệt may Việt Nam có cơ hội thu hút vốn đầu tư phát triển quy mô và năng lực sản xuất, đào tạo nguồn lao động lành nghề có chuyên môn cao, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ của ngành như kéo sợi, dệt và nhuộm là những khâu còn rất thiếu và yếu trong ngành, tạo điều kiện từng bước xây dựng chuỗi sản xuất khép kín. Hiện nay đang có làn sóng đầu tư nước ngoài từ Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc… cũng như trong nước vào lĩnh vực sản xuất sợi, vải, phụ liệu cho ngành Dệt may nhằm đón đầu hưởng ưu đãi thuế từ TPP. - Ngành Dệt may hiện nay đã vươn lên trở thành 82 ngành kinh tế lớn của đất nước, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy quá trình đô thị hóa và tạo công ăn việc làm cho người lao động. Do đó, nếu TPP được thực thi sẽ là cơ hội cho ngành tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động. - TPP mang đến cơ hội cải cách các DN nhà nước, tăng tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của các tổng công ty dệt may. Các quy định về lao động và môi trường của TPP có tác động buộc ngành Dệt may phải đầu tư để tạo ra môi trường và điều kiện việc làm có chất lượng cao hơn, không gây ô nhiễm, đảm bảo cuộc sống xanh và sạch hơn cho người lao động. Điều này góp phần xây dựng một sự phát triển bền vững cho ngành Dệt may. Nhân lực ngành Dệt may: Khủng hoảng thiếu Bên cạnh những mặt tích cực do TPP mang lại, ngành Dệt may sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, đó là thách thức về xu hướng đầu tư rất nhanh và mạnh của các nhà đầu tư nước ngoài với lợi thế cả về tài chính, công nghệ và thị trường đều vượt xa so với các DN Việt Nam. Đó là thách thức và cũng là yêu cầu khắt khe của TPP là “nguyên tắc xuất xứ” với nguyên phụ liệu ngành dệt may trong nước... Đặc biệt, nhân lực chính là “nút thắt” quan trọng nhất của ngành Dệt may khi hội nhập. Việt Nam hiện là một trong 5 quốc gia xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới. Dệt may là ngành kinh tế chủ lực, thu hút một lượng lớn lực lượng lao động trong xã hội, là ngành có doanh thu xuất khẩu đứng thứ hai chỉ sau dầu thô. Hiện nay, ngành Dệt may Việt Nam có khoảng 2,5 triệu lao động, dự kiến đến năm 2025 số lao động sẽ tăng lên 5 triệu. Với hàng loạt các hiệp định thương mại tự do (FTA) TÀI CHÍNH - Tháng 5/2016 mà Việt Nam đã và sẽ tham gia, việc phát triển và quản trị nguồn nhân lực càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Lao động ngành Dệt may hiện nay chủ yếu tự học, tự đào tạo theo phương thức kèm cặp trong các nhà máy xí nghiệp là chính. Chỉ có khoảng 15% lao động trong Ngành có trình độ từ trung cấp trở lên và tình trạng thiếu hụt lao động, mà đặc biệt lao động đã qua đào tạo luôn diễn ra. Mặt yếu của các DN Việt Nam hiện nay là năng suất lao động thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực cũng như các nước trên toàn cầu. chỉ số năng suất lao động của khu vực sản xuất của Việt Nam chỉ đạt 2,4, trong khi các quốc gia sản xuất dệt may lớn khác như Trung Quốc là 6,9 và Indonesia là 5,2. Đây là điểm yếu lớn nhất của dệt may nói riêng và các ngành sản xuất sử dụng lao động nói chung. Do vậy, năng suất lao động là yếu tố quan trọng trong việc quyết định đến giá thành sản phẩm. Hiện nay, khả năng đáp ứng của cơ sở đào tạo nhân lực ngành Dệt may không đáp ứng nhu cầu phát triển của Ngành. Chuỗi cung ứng nhân lực cho khâu sản xuất may có khá nhiều cơ sở đào tạo nhưng nhân lực cho khâu sợi, dệt, lụa thì rất ít cơ sở đào tạo. TP. Hồ Chí Minh - nơi tập trung chủ yếu các cơ sở đào tạo lao động ngành Dệt may - cũng chỉ có 11 trường đào tạo nhóm ngành Dệt may, bao gồm 4 ngành. Hàng năm, chỉ tuyển sinh và đào tạo khoảng 1.900 lao động (trình độ đại học là 200 người). Con số này quá ít so với nhu cầu sử dụng của DN. Đặc biệt, nhân lực thiết kế thời trang được đào tạo tại Việt Nam hầu hết chỉ có khả năng kinh doanh ở quy mô nhỏ bằng cách tự mở 1-2 cửa hàng thời trang cho riêng mình, chưa đủ khả năng thiết kế và triển khai sản xuất để thương mại hóa với quy mô toàn Ngành. Nếu không phát triển được nguồn nhân lực, đặc biệt nhân lực trong khâu thiết kế thời trang thì ngành Dệt may không thể giải quyết được vấn đề nâng cao giá trị gia tăng. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành Dệt may Với việc Việt Nam tham gia TPP, đồng thời cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) ra đời sẽ mở ra nhiều cơ hội cho lao động Việt Nam với dự báo tăng trưởng mạnh mẽ việc làm trong các lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải, dệt may, chế biến thực phẩm… trong đó, dệt may sẽ trở thành một tro ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tác động TPP Lao động ngành dệt may Dệt may Việt Nam Phát triển nhân lực Đào tạo nguồn nhân lực Nhân lực ngành Dệt mayTài liệu có liên quan:
-
7 trang 282 0 0
-
10 trang 176 0 0
-
Bài thuyết trình: Chính sách nhân sự Công ty Procter & Gamble (P&G)
35 trang 171 0 0 -
Tiểu luận: Thực trạng và giải pháp đào tạo nguồn nhân lực du lịch tỉnh Quảng Nam
28 trang 159 0 0 -
18 trang 134 0 0
-
109 trang 129 0 0
-
Nguồn nhân lực của Việt Nam hiện nay những thách thức đối với nền kinh tế và giải pháp phát triển
8 trang 125 0 0 -
83 trang 123 0 0
-
Tiểu luận mô Kinh tế vi mô: Phân tích cung, cầu lao động ngành dệt may ở Việt Nam
21 trang 98 0 0 -
Giáo trình Nguồn nhân lực: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Tiệp (ĐH LĐ&XH)
224 trang 89 0 0