Danh mục tài liệu

Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng SGK Ngữ văn 10 Cánh diều

Số trang: 62      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.76 MB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng SGK Ngữ văn 10 Cánh diều nhằm khắc phục các hạn chế của việc dạy học Ngữ văn trong nhà trường và đáp ứng yêu cầu mới. Cụ thể: tập trung hình thành, phát triển năng lực đọc, viết cho học sinh theo hướng mới với những kì vọng mới. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng SGK Ngữ văn 10 Cánh diều TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC HUẾCÔNG TY ĐẦU TƯ XUẤT BẢN – THIẾT BỊ GIÁO DỤC VIỆT NAMTÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 10 CÁNH DIỀU HÀ NỘI – 2022 TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN MỤC LỤC Nội dung TrangPhần thứ nhất: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 5I. CHƯƠNG TRÌNH MÔN NGỮ VĂN 51. Chương trình 2018: mục tiêu và yêu cầu đổi mới cách dạy 52. Quy định của Chương trình Ngữ văn 2018 đối với lớp 10 83. Sự thống nhất về Chương trình và đa dạng hoá sách giáo khoa 10II. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 10 181. Đội ngũ tác giả 182. Quan điểm biên soạn sách Ngữ văn 10 183. Cấu trúc sách Ngữ văn 10 19Phần thứ hai: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ ĐÁNH GIÁ 29I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG 291. Quan niệm về sách giáo viên 292. Về tiến trình dạy học 293. Về sự khác biệt giữa Đọc hiểu, Thực hành đọc hiểu và Tự đánh giá 294. Về phân bổ thời lượng trong các bài 305. Về chuyên đề học tập (tự chọn) 306. Lưu ý về dạy Ngữ văn 10 cho HS năm học 2022 – 2023 31II. DẠY ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 321. Dạy đọc theo thể loại và kiểu văn bản 322. Dạy đọc hiểu văn bản văn học 333. Dạy đọc hiểu văn bản nghị luận 39 SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 10 – CÁNH DIỀU4. Dạy đọc hiểu văn bản thông tin 41III. DẠY TIẾNG VIỆT 421. Kế thừa cách dạy học tiếng Việt 422. Cách dạy tiếng Việt trong sách Ngữ văn 10 43IV. DẠY VIẾT 441. Bản chất của việc dạy viết 442. Cách dạy viết 45V. DẠY NÓI VÀ NGHE 451. Quy định của Chương trình Ngữ văn 2018 452. Cách dạy nói và nghe 46VI. DẠY ĐỌC VÀ VIẾT CHO HỌC SINH VÙNG KHÓ 471. Dạy đọc 472. Dạy viết 48VII. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ 491. Yêu cầu của Chương trình Ngữ văn 2018 về đánh giá 492. Đánh giá trong sách Ngữ văn 10 503. Gợi ý về việc kiểm tra, đánh giá với Ngữ văn 10 514. Giới thiệu một số đề kiểm tra giữa học kì 52 TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN Phần thứ nhất. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG Chương trình (CT) Ngữ văn 2018 ra đời với mục tiêu nhằm khắc phục các hạn chế củaviệc dạy học Ngữ văn trong nhà trường và đáp ứng yêu cầu mới. Cụ thể: tập trung hình thành,phát triển năng lực đọc, viết cho học sinh (HS) theo hướng mới với những kì vọng mới. Mục tiêu ấy đòi hỏi cần chuyển từ dạy học theo nội dung sang dạy học theo hướngphát triển phẩm chất và năng lực. Dạy học phát triển năng lực không hướng đến việc cungcấp thật nhiều kiến thức ngôn ngữ và văn học mà quan tâm đến việc vận dụng những kiếnthức ấy, quan tâm đến năng lực thực hiện của người học. Theo đó, cái đích cuối cùng của việc học Ngữ văn là HS biết sử dụng tiếng Việt mộtcách hiệu quả, từ việc sử dụng ngôn ngữ tự nhiên qua giao tiếp hằng ngày đến đọc, viết,nói và nghe các văn bản, từ văn bản thông thường đến văn bản văn học. HS cần có nănglực tiếp nhận, giải mã cái hay, cái đẹp của văn bản văn học, thể hiện chủ yếu ở việc biếtđọc hiểu ngôn từ nghệ thuật của các văn bản văn học; nhận biết, lí giải, nhận xét và đánhgiá được những đặc sắc về hình thức văn bản văn học; từ đó, biết tiếp nhận đúng và sángtạo các thông điệp nội dung (nghĩa, ý nghĩa, chủ đề, tư tưởng, cảm hứng). HS có năng lựcvăn học còn thể hiện ở khả năng tạo lập, biết cách biểu đạt (viết và nói) kết quả cảm nhận,hiểu và lí g ...

Tài liệu có liên quan: