Danh mục tài liệu

Tài liệu nhập môn lịch sử triết học

Số trang: 19      Loại file: pdf      Dung lượng: 487.01 KB      Lượt xem: 23      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

"Nhập môn lịch sử triết học" của nhà nghiên cứu lịch sử triết học nổi tiếng, Giáo sư, Tiến sĩ Khoa Triết học, Đại học Tổng hợp Quốc gia Mátxcơva mang tên M.V.Lômônôxốp - V V. Xôcôlốp - đã được sử dụng như một giáo trình cho sinh viên khoa triết học của các trường đại học tổng hợp thuộc Liên bang Nga. Trong cuốn sách này, Giáo sư, Tiến sĩ V. V. Xôcôlốp đã đưa ra một quan niệm mới về triết học với tư cách lịch sử triết học mà có ý kiến cho là còn xuất sắc...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu nhập môn lịch sử triết học Tài liệu nhập môn lịch sử triết học Phần 1Nhập môn lịch sử triết học của nhà nghiên cứu lịch sử triết học nổi tiếng, Giáosư, Tiến sĩ Khoa Triết học, Đại học Tổng hợp Quốc gia Mátxcơva mang tênM.V.Lômônôxốp - V V. Xôcôlốp - đã được sử dụng như một giáo trình cho sinhviên khoa triết học của các trường đại học tổng hợp thuộc Liên bang Nga. Trongcuốn sách này, Giáo sư, Tiến sĩ V. V. Xôcôlốp đã đưa ra một quan niệm mới vềtriết học với tư cách lịch sử triết học mà có ý kiến cho là còn xuất sắc hơn cả quanniệm của Cantơ và Hêghen. Không chỉ thế, trong cuốn sách này, ông còn đưa raquan điểm coi lịch sử triết học như là triết học trong quá trình phát triển lịch sửcủa nó và nhiều tư tưởng độc đáo liên quan đến tính đặc thù của tri thức triết học,đến nhận thức triết học và lịch sử của nó.Ngay sau khi ra mắt độc giả, cuốn sách này đã nhận được nhiều ý kiến đánh giá,nhận xét phê bình của các học giả có tên tuổi. Tạp chí Những vấn đề triết học(Nga) đã tổ chức một Hội thảo khoa học với tiêu đề Triết học với tư cách lịch sửtriết học. Nội dung của Hội thảo này đã được đăng tải trên một loạt số Tạp chíTriết học trong năm 2007. Ban biên tập Tạp chí Triết học đã nhận được nhiều ýkiến hoan nghênh và đề nghị cho đăng toàn văn nội dung cuốn sách của Giáo sư,Tiến sĩ V. V.Xôcôlôp - Nhập môn lịch sử triết học. Đáp ứng nguyện vọng nàycủa đông đảo độc giả Việt Nam, bắt đầu từ số này, Tạp chí Triết học sẽ cho đăngtải bản dịch toàn văn cuốn sách của Phó giáo sư, Tiên sĩ Trần Nguyên Việt Phógiáo sư, Tiến sĩ Đặng Hữu Toàn (hiệu đính) như một tài liệu tham khảo phục vụcho công tác nghiên cứu và giảng dạy triết học, nhất là lịch sử triết học ở nước ta.Toà soạn Tạp chí Triết học hy vọng nhận được nhiều ý kiến trao đổi của đông đảođộc giả để có được bản dịch hoàn hảo và những ý kiến trao đổi về các vấn đề đặtra trong cuốn sách này.Thế giới quan và triết học với tư cách những hiện tượng chung nhất của vănhóa tinh thầnTriết học là một thành tố rất cổ của văn hóa tinh thần, là trí tuệ là trí tuệ của loàingười và không dễ gì nhận thức được nó. Cái khó trong việc nắm bắt kết học trướchết bị quy định bởi diện rộng tới mức tối đa các khái niệm triết học. Tính đa nghĩacủa phần lớn các khái niệm ấy luôn gây khó cho sự hiểu biết về nội dung củachúng, về mối quan hệ qua lại giữa chúng với nhau và giữa chúng với các kháiniệm triết học khác, cũng như vai trò của chúng đối với đời sống con người.Phương pháp quan trọng nhất, nếu không nói đó là phương pháp cơ bản về hiệuquả của việc nghiên cứu các khái niệm triết học, chính là việc nghiên cứu lịch sửtriết học từ khi nó mới phát sinh. Một khoa học càng chính xác bao nhiêu và thêmnữa, nó lại được toán học hóa, thì đòi hỏi phải tìm hiểu sự phát triển trước đó củanó càng nhẹ hơn. Ngược lại, việc nghiên cứu các khoa học xã hội - nhân văn lạikhông thể thiếu những am hiểu căn bản về lịch sử trước đó của chúng. Việc làm rõchính các hệ vấn đề triết học trên thực tế đã cho thấy, hoàn toàn không thể thiếu trithức về toàn bộ lịch sử trước đây của nó.Chúng ta đã có rất nhiều định nghĩa về triết học. Đó là những định nghĩa chung, cụthể và mang tính ẩn dụ. Các định nghĩa ấy đã định hình được sự đa dạng về việcgiải thích triết học mà các học giả đưa ra, trong đó có một số học giả sẽ đượcchúng tôi dẫn ra trong cuốn sách này tùy theo văn cảnh trình bày. Trước hết,chúng tôi xin nhắc lại rằng, triết học hoàn toàn mang tính khái quát, kể cả trongtrường hợp nó tác động qua lại với các thành tố khác của văn hóa tinh thần - trítuệ, tức là với tôn giáo và thần luận với tư cách phương diện lý luận của nó, xuấthiện khi triết học còn chưa ra đời, với nghệ thuật và sự suy ngẫm về nghệ thuật(xuất hiện trong chính triết học), với khoa học và những thành tố khác. Sự tươngđồng của các hình thái thế giới quan thể hiện tính đa diện của đời sống con ngườiđã gây khó khăn lớn cho việc định nghĩa triết học. Sự tương đồng ấy có thể và cầnphải hiểu với tư cách một khoa học phức tạp nhất về con người (điều được đề cậptới bằng chính thuật ngữ Hy Lạp cổ là yêu mến sự thông thái), với tư cách conngười hành động và tư duy, còn khi xét trong vô vàn các phương diện khác nhauthì đó là sinh thể có tinh thần và thể xác.Xuất phát từ điều nói trên, hoàn toàn có thể hiểu đối tượng của triết học như làtổng hòa các mối quan hệ chủ - khách thể. Các thuật ngữ chủ thể và khách thểbằng tiếng La tinh đã xuất hiện trong Triết học Kinh viện Tây Âu thời kỳ Trung cổvà hiện nay, nghĩa của chúng đã được thừa nhận một cách phổ biến - tối đa nhưcác quan hệ nhận thức - thực tế của con người trong tính hiện thực đối lập với nólà tự nhiên và xã hội, thể hiện những nhu cầu và hoạt động của trí óc, của trái timvà của thân xác con người. Dĩ nhiên, một định nghĩa như vậy về triết học có thểđược coi là hoàn toàn thích hợp cho cả thế giới quan vốn không thể tách rời triếthọc, bởi nó quá chung, quá rộng, ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: