Danh mục tài liệu

Tài nguyên nước và vấn đề phát triển bền vững lưu vực sông Đồng Nai

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 244.64 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tình hình phát triển kinh tế xã hội trong lưu vực sông Đồng Nai, những tác động bất lợi của quá trình phát triển kinh tế, xã hội đối với khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường nước lưu vực sông Đồng Nai, tài nguyên nước và phát triển bền vững nguồn nước lưu vực sông Đồng Nai là những nội dung chính trong bài viết "Tài nguyên nước và vấn đề phát triển bền vững lưu vực sông Đồng Nai". Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài nguyên nước và vấn đề phát triển bền vững lưu vực sông Đồng NaiTÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAITóm tắt: Lưu vực sông Đồng Nai là một lưu vực nội địa lớn nhất, có nền kinh tế phát triển sộiđộng nhất trong cả nước, đóng vai trò rất quan trong trong nền kinh tế quốc dân (đóng góp 35%vào tổng GDP của cả nước, riêng công nghiệp chiếm tỷ trọng 54% của cả nước). Phát triển kinhtế và quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng (với 48,5% dân số sống ở đô thị) kéo theo là vấnđề suy thoái môi trường, chặt phá rừng, xói mòn đất, suy thoái tài nguyên thiên nhiên. Do có ưuthế về địa hình và nguồn nước, hiện tại nguồn nước trong lưu vực đã và đang được khai thác chophát triển kinh tế đặc biệt là nguồn thuỷ năng, đồng thời cũng đã và đang được xem xét chuyểnsang các lưu vực khác. Ttrong tương lai không xa nguồn nước rong lưu vực sẽ không đủ cungcấp cho nhu cầu phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường trong lưu vực, vì vậy để phát triển bềnvững ngay từ bây giờ cần có một chiến lược về sử dụng và bảo vệ nguồn nước, đồng thời vớichiến lược bảo vệ đất và rừng trong lưu vực. 1. Tình hình phát triển kinh tế xã hội trong lưu vực sông Đồng Nai Lưu vực sông Đồng Nai (LVSĐN) và vùng phụ cận bao gồm đất đai thuộc 11 tỉnhvà thành phố, với tổng diện tích khoảng 48.000km2, trong đó 47.683km2 nằm trên địaphận nước ta (99%). Chỉ có một phần rất nhỏ (đầu nguồn sông Bé, sông Sài Gòn, sôngVàm Cỏ) nằm trên phần đất Campuchia. Đến cuối năm 2001, trong lưu vực sông ĐồngNai có khoảng 14,76 triệu người với 52 dân tộc, 48,5% dân số sống trong vùng đô thị. Về diện tích, LVSĐN đứng hàng thứ 3 sau sông Cửu Long và sông Hồng, nhưng lạilà con sông nội địa có diện tích lớn nhất nước. Sông Đồng Nai có một nguồn thủy năngphong phú, với nhiều bậc thang thuỷ điện và nguồn nước dồi dào là nguồn cấp nước chotoàn bộ khu kinh tế trọng điểm phía Nam. Những khu rừng đặc dụng cộng với khí hậu ôn hòa là một vùng có sức hấp dẫn mạnhkhông chỉ phát triển kinh tế mà còn rất nhiều tiềm năng về du lịch và nghỉ ngơi. Đây là vùng kinh tế phát triển năng động nhất so với cả nước, đặc biệt trong lĩnh vựccông nghiệp và dịch vụ. Cơ cấu kinh tế tính chung cho tòan vùng đến năm 2001 là: nông,lâm nghiệp 10,3%, công nghiệp 49,7%, dịch vụ 40%. Đóng góp trên 35% vào tổng GDPcủa cả nước. 2. Những tác động bất lợi của quá trình phát triển kinh tế - xã hội đối với khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường nước lưu vực sông Đồng Nai. Sự phát triển luôn diễn ra theo những xu thế tất yếu như: tăng trưởng kinh tế, giatăng dân số và sự đô thị hóa, mà hậu quả của nó là: Sự gia tăng nhu cầu về năng lượng,khai thác tài nguyên, nhân lực, cơ sở hạ tầng; Sự gia tăng không đồng đều về kinh tế, thunhập, trình độ văn hóa, khoa học. Theo xu thế đó, trong sự phát triển đi lên, LVSĐNđang chịu sức ép về nhiều mặt do những hạn chế gây nên: Mật độ dân số tăng lên đồngnghĩa với “Đất chật dần”; Rừng bị tàn phá lấy đất làm nông nghiệp; Đất bị xói mòn,thóai hóa, sa mạc hóa; Nguồn nước bị cạn kiệt, ô nhiễm; Những thiệt hại do thiên tai dồndập, tăng lên theo phát triển: ngập lụt, hạn hán, xói lở .v.v... Trong quá trình phát triển nếu không xem xét đầy đủ những diễn biến nói trên chắcchắn sẽ gặp phải những rủi ro, những sự cố và huỷ hoại về môi trường, sinh thái. Do vậyđể phát triển bền vững LVSĐN đòi hỏi phải nghiên cứu toàn bộ lưu vực và vùng phụ cậnvề tình hình tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường. Sự tăng trưởng kinh tế luôn kéo theo hai vấn đề như. Một là: nhu cầu về năng lượng,tài nguyên thiên nhiên, nhân lực, cơ sở hạ tầng và quá trình đô thị hóa tăng lên conngười đang có xu hướng dồn ép hệ sinh thái tự nhiên trên trái đất đến một giới hạn chịuđựng cuối cùng. Đây là mối nguy cơ thực sự mà chúng ta cần quan tâm. Hai là: do trìnhđộ phát triển khác nhau nên sự tăng trưởng kinh tế luôn kéo theo sự gia tăng khoảngcách giàu nghèo giữa các vùng miền, giữa các tầng lớp dân cư trong mỗi quốc gia cũngnhư giữa quốc gia này với quốc gia kia. Theo số liệu thống kê năm 1999, ở lưu vực sông Đồng Nai, thu nhập bình quâncủa nhóm 20% có thu nhập thấp là 1.646.400 đ/người; Thu nhập bình quân nhóm 20% cóthu nhập cao là 16.992.000 đ/người, chênh lệch 10,3 lần. Nền kinh tế càng phát triển, sựchênh lệch đó càng tăng lên. Do mức thu nhập không đồng đều, những người nghèo không có vốn, không cóphương tiện, công cụ sản xuất hợp lý nên họ chỉ còn cách kiếm sống duy nhất là khai tháccạn kiệt tài nguyên thiên nhiên còn ở trong tầm tay lao động của họ. Đây cũng là mộttrong những áp lực lớn đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Gia tăng dân số là vấn đề nan giải ở nước ta nói chung và lưu vực sông Đồng Nainói riêng. Cuối năm 2001 dân số nước ta là 78 triệu người. Các tỉnh, thành phố trong lưuvực có dân số khoảng 14,8 triệu (18,97% so với cả nước) với tỷ lệ gia tăng 2,6% (trongđó có 1% tăng cơ học). N ...