
Tâm lý học nhân cách
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tâm lý học nhân cách TÂM LÝ HỌC NHÂN CÁCHMỤC TIÊU 1. Trình bày được khái niệm về nhân cách. 2. Trình bày được các đặc điểm và cấu trúc tâm lý của nhân cách. 3. Trình bày được cơ chế của sự hình thành nhân cách. 4. Trình bày được một số nhân cách bệnh.NỘI DUNG Vấn đề về nhân cách và sự hình thành là vấn đề trung tâm của tâm lý học, của hệthống khoa học về con người, vừa có ý nghĩa khoa học và có ý nghĩa thực tiễn lớn lao.Cùng với những khoa học khác, tâm lý học đã góp phần làm sang tỏ một vấn đề xungquanh nhân cách như cấu trúc nhân cách, các con đường hình thành nhân cách.1. Khái niệm về nhân cách - Có rất nhiều những định nghĩa khác nhau về nhân cách. Ngay từ năm 1949 đãcó trên 50 định nghĩa khác nhau của các nhà tâm lý học về nhân cách Ví dụ như định nghĩa của S.Freud, A.Adler... - Mặc dù có rất nhiều định nghĩa khác nhau về nhân cách, nhưng nhân cách vẫnthường được xác định như là một hệ thống các quan hệ của con người đối với thế giớixung quanh và đối với bản thân mình. - Trong khi coi nhân cách là bản chất của con người, C.Mác đã định nghĩa nhâncách như sau: “…Bản chất của con người không phải là cái gì trừu tượng, tồn tại đối vớitừng cá nhân riêng biệt, trong tính hiện thực của mình, nó là tổng hoà các quan hệ xãhội”. - Khái niệm nhân cách được dùng phổ biến nhất: “Nhân cách là tổ hợp nhữngđặc điểm, những thuộc tính tâm lý của cá nhân, biểu hiện bản sắc và giá trị xã hội của conngười. + “Thuộc tính” tâm lý là những hiện tượng tâm lý tương đối ổn định, cả về phầnsống động và phần tiềm tàng, có tính chất quy luật chứ không phải xuất hiện một cách ngẫunhiên. + “Tổ hợp” có nghĩa là những thuộc tính tâm lý hợp thành nhân cách có quanhệ chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau, làm thành một hệ thống, một cấu trúc nhất định. + “Bản sắc” có nghĩa là trong số những thuộc tính đó, trong hệ thống đócó cái chung từ xã hội, từ dân tộc, từ giai cấp, tập thể, gia đình vào con người nhưngnhững cái chung này trở thành cái riêng, cái đơn nhất, có đặc điểm về nội dung và cả vềhình thức, không giống với tổ hợp khác của bất cứ ai. - “Giá trị xã hội” có nghĩa là những thuộc tính đó thể hiện ra ở những việc làm,những cách ứng xử, hành vi, hành động, hoạt động của người ấy và được xã hội đánhgiá.2. Các mức độ và đặc điểm của nhân cách 232.1. Các mức độ của nhân cách - Mức độ thấp nhất: Nhân cách được thể hiện dưới dạng cá tính, để phân biệt giữangười này với người khác. - Mức cao hơn: Nhân cách được thể hiện trong các mối quan hệ với nhau (nhâncách lệ thuộc, nhân cách kẻ cả, nhân cách bề trên...) - Mức cao nhất: Nhân cách thể hiện như một chủ thể đang thực hiện một cáchtích cực những hoạt động ảnh hưởng tới người khác và đến xã hội, còn gọi là nhân cáchsiêu cá nhân. Nhân cách ở mức này như một tấm gương để người khác học tập noi theovà có những tác động chủ động, có dấu hiệu làm biến đổi thế giới xung quanh mình.2.2. Các đặc điểm của nhân cách2.2.1. Tính ổn định của nhân cách - Nhân cách được hình thành và phát triển trong suốt cuộc đời con người, biểuhiện trong hoạt động và mối quan hệ giao lưu của cá nhân trong xã hội, vì vậy nhân cáchmang tính ổn định. - Mặc dù, từng nét nhân cách trong quá trình hoạt động sống của con người đượcbiến đổi, được chuyển hoá, nhưng trong tổng thể thì chúng tạo thành một cấu trúc trọnvẹn của nhân cách, cấu trúc này tương đối ổn định, ít nhất là trong một quãng thời giannào đó của con người. - Chính nhờ có tính ổn định này của nhân cách mà chúng ta mới có thể dự kiếntrước được hành vi của một nhân cách nào đó trong tình huống này hay tình huống khác,trong hoàn cảnh này hay hoàn cảnh kia.2.2.2. Tính thống nhất của nhân cách - Nhân cách là một thể thống nhất của tất cả mọi nét khác nhau của nó, nghĩa lànó không phải là một dấu cộng đơn giản của nhiều phẩm chất, thuộc tính đơn lẻ mà làmột hệ thống thống nhất, trong đó mỗi nét nhân cách đều liên quan không tách rời vớinhững nét nhân cách khác, và do đó, nó có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau đôi khi đối lậpnhau. Vì vậy, khi nói về một nét nhân cách nào đó thì chúng ta không nên đánh giá tựbản thân nó là tốt hay xấu. Muốn đánh giá đúng đắn một nhân cách nào đó ta cần phảixem xét nó trong sự kết hợp, trong mối liên hệ với những nét nhân cách khác ở conngười đó. Ví dụ như khi ta xem xét về tính kiên trì của một người thì chúng ta phải đặt nótrong việc thực hiện những mục đích cụ thể thì ta mới thấy được sự kiên trì đó mangtính tích cực hay tiêu cực. - Nhân cách được hình thành như một chỉnh thể thống nhất. Vì vậy, không đượcgiáo dục nhân cách theo từng phần mà cần phải giáo dục con người như là một nhâncách hoàn chỉnh. - Nhân cách là một chỉnh thể thống nhất giữa phẩm chất và năng lực, giữa đức vàtài của con người. Trong nhân cách có sự thống nhất hài hoà giữa ba cấp độ đó là cấp độ 24bên trong cá nhân, cấp độ liên cá nhân và cấp độ siêu cá nhân (giá trị xã hội của nhâncách).2.2.3. Tính tích cực của nhân cách - Nhân cách là chủ thể của hoạt động và gián tiếp là sản phẩm của xã hội + Nhân cách không chỉ là khách thể mà còn là chủ thể của các mối quanhệ xã hội, nghĩa là nó có tính tích cực của mình. + Tính tích cực của nhân cách được thể hiện ở những hoạt động muônmàu muôn vẻ và đa dạng nhằm biến đổi, cải tạo thế giới xung quanh, cải tạo bản thâncon người mình, cải tạo những đặc trưng tâm lý của mình. - Một cá nhân được thừa nhận là một nhân cách khi nào anh ta tích cực hoạt độngtrong những hình thức đa dạng của nó, nhờ vào việc nhận thức, cải tạo sáng tạo ra thếgiới và đồng thời cải tạo cả chính bản thân mình ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tâm lý học nhân cách Tâm lý học Cấu trúc tâm lý của nhân cách Sự hình thành nhân cách Năng lực của nhân cách Tính cách của nhân cáchTài liệu có liên quan:
-
Giáo trình Tiếng Anh chuyên ngành tâm lý học
275 trang 545 0 0 -
Giáo trình Tâm lý học phát triển: Phần 1 - Vũ Thị Nho
84 trang 397 7 0 -
Đề tài 'Tìm hiểu thực trạng việc sống thử của sinh viên hiện nay'
13 trang 391 0 0 -
3 trang 301 0 0
-
Giáo trình Lịch sử Tâm lý học: Phần 1
104 trang 281 0 0 -
Giáo trình Tâm lí học quản lí: Phần 2
217 trang 279 0 0 -
Một số vấn đề lý luận về tâm lý học nhân cách: Phần 2
145 trang 279 0 0 -
Giáo trình Tâm lý khách du lịch (Tái bản lần thứ năm): Phần 2
125 trang 270 0 0 -
Tiểu luận môn Tâm lý học: Những cơ chế hình thành và phát triển các hiện tượng tâm lý người
16 trang 256 0 0 -
Nghiên cứu tâm lý học hành vi đưa ra quyết định và thị trường: Phần 2
236 trang 235 0 0 -
Tìm hiểu tâm lý học trẻ em từ lọt lòng đến 6 tuổi (Tập 1): Phần 2
140 trang 231 0 0 -
Giáo trình Tâm lý học pháp lý (Dùng cho hệ cử nhân) - Nguyễn Hồi Loan và Đặng Thanh Nga
208 trang 226 10 0 -
Quản lý doanh nghiệp và Tâm lý học xã hội: Phần 1
56 trang 203 0 0 -
89 trang 201 0 0
-
21 trang 195 0 0
-
Tâm lý học xã hội và các vấn đề thực nghiệm: Phần 2
278 trang 194 0 0 -
Quản lý doanh nghiệp và Tâm lý học xã hội: Phần 2
156 trang 163 0 0 -
27 trang 159 0 0
-
Đề thi cuối học kỳ I năm học 2017-2018 môn Tâm lý học đại cương - ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn
1 trang 155 0 0 -
Tâm lý học ứng dụng trong kinh doanh - ThS. Nguyễn Võ Huệ Anh
150 trang 151 2 0