TÂM THẦN PHÂN LIỆT (Kỳ 1)
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 224.53 KB
Lượt xem: 24
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Thế nào là bệnh tâm thần phân liệt?Tâm thần phân liệt là một bệnh loạn thần nặng tiến triển từ từ, có khuynh hướng mạn tính, căn nguyên hiện nay chưa rõ ràng, làm cho người bệnh dần dần tách ra khỏi cuộc sống xung quanh, thu dần vào thế giới bên trong làm cho tình cảm trở nên khô lạnh dần, khả năng làm việc, học tập ngày một sút kém, có những hành vi, ý nghĩ dị kỳ, khó hiểu. Bệnh tâm thần phân liệt là bệnh khá phổ biến ở hầu hết các nước trên thế...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TÂM THẦN PHÂN LIỆT (Kỳ 1) TÂM THẦN PHÂN LIỆT (Kỳ 1) 1. Thế nào là bệnh tâm thần phân liệt? Tâm thần phân liệt là một bệnh loạn thần nặng tiến triển từ từ, có khuynhhướng mạn tính, căn nguyên hiện nay chưa rõ ràng, làm cho người bệnh dần dầntách ra khỏi cuộc sống xung quanh, thu dần vào thế giới bên trong làm cho tìnhcảm trở nên khô lạnh dần, khả năng làm việc, học tập ngày một sút kém, có nhữnghành vi, ý nghĩ dị kỳ, khó hiểu. Bệnh tâm thần phân liệt là bệnh khá phổ biến ở hầu hết các nước trên thếgiới, tỷ lệ từ 0,5 - 1,5% dân số. Bệnh thường phát sinh ở lứa tuổi từ 18 - 40 tuổi. 2. Các biểu hiện của bệnh tâm thần phân liệt: a) Các rối loạn tư duy (Thinking disorders): - Người bệnh cho rằng: ý nghĩ của mình vang lên thành tiếng nên mọingười biết được (tư duy bị bộc lộ, tư duy bị phát thanh). - Hoặc có ai đó đọc được ý nghĩ của bệnh nhân mặc dù không nói ra (tưduy bị đánh cắp), hoặc có ai đó sắp đặt ý nghĩ của họ vào đầu bệnh nhân (tư duy bịáp đặt). b) Các hoang tưởng (Delusions): - Hoang tưởng là những ý tưởng phán đoán sai lầm không phù hợp với thựctế mà người bệnh cho là đúng, không thể giải thích đả thông được. - Bệnh tâm thần phân liệt thường có hoang tưởng bị kiểm tra, bị chiphối. Người bệnh nghĩ rằng có một người nào đó, hay một lực lượng nào đó đangkiểm tra, chi phối hoạt động của bệnh nhân, hoặc đang theo dõi, đầu độc, làm hạibệnh nhân (hoang tưởng bị theo dõi, liên hệ, bị hại, bị đầu độc). c) Bệnh nhân cho mình là một siêu nhân có khả năng làm việc kỳ diệu (điềukhiển thế giới, điều khiển được thời tiết, hoặc đang tiếp xúc với người của thế giớikhác ...). d) Ảo giác (Hallucinations): Thường bênh nhân nghe thấy những lời bình luận về hành vi hoặc thảoluận với nhau về bệnh nhân hoặc những tiếng nói khác xuất phát từ một bộ phậnnào đó trong cơ thể của người bệnh (ảo thanh giả). e) Bệnh nhân nhìn thấy, ngửi thấy, cảm thấy những gì mà người kháckhông thấy (ảo thị, ảo khứu...) kết hợp với hoang tưởng liên hệ, ghen tuông, kiệncáo, nghi bệnh... kéo dài nhiều tháng. f) Rối loạn hành vi (Behavioural disorders) như: Kích động vô cớ, đập phá, hò hét hay bất động giữ nguyên tư thế, khôngnói, không ăn... (căng trương lực). g) Các triệu chứng âm tính (Negative symptoms) như: - Cảm xúc cùn mòn, khô lạnh, các đáp ứng cảm xúc không thích hợp, xalánh, hằn học với mọi người, sống cô độc, đi lang thang hoặc cơn lo sợ giận dữ vôcớ. - Ngôn ngữ nghèo nàn hay gián đoạn, thêm từ khi nói, đi đến tư duy khôngliên quan hay lời nói không thích hợp hoặc ngôn ngữ bịa đặt, thường dẫn đến cáchly xã hội, giảm hiệu xuất lao động và học tập. - Biến đổi nhân cách, mất thích thú, vô cảm, lười nhác, thiếu mục đích, khóthích ứng xã hội. 3. Nguyên tắc chỉ đạo chẩn đoán: - Có ít nhất một triệu chứng rõ rệt trong các nhóm kể trên (chú trọng vàocác nhóm a, b, c, d), nếu không rõ thì phải có hai triệu chứng trở lên. - Các triệu chứng phải tồn tại rõ rệt, kéo dài trong khoảng thời gian mộttháng hay lâu hơn. Nếu thời gian ít hơn một tháng thì phải chẩn đoán như một rốiloạn loạn thần cấp giống như phân liệt. - Không chẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt khi đã có các triệu chứng hưngcảm, hay trầm cảm điển hình. Trừ khi các triệu chứng phân liệt xuất hiện trước cácrối loạn cảm xúc. - Không chẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt khi đã có những bệnh não rõrệt, bệnh nhân nghiện và cai nghiện ma tuý, nghiện rượu, chấn thương sọ não,chậm phát triển tâm thần, hoặc có những rối loạn loạn thần là hậu quả của cácbệnh nhiễm trùng, nhiễm độc, hoặc bệnh cơ thể nặng. - Không chẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt khi bệnh bắt đầu ở tuổi trên 40,bởi lẽ ở tuổi này có nhiều rối loạn của các bệnh cơ thể như tim mạch, nội tiết ... a) Đặc điểm của tiến triển mạn tính: - Thuyên giảm hoàn toàn tức là người bệnh trở lại bình thường về lời nói,ứng xử, học tập, lao động như trước khi mắc bệnh. - Thuyên giảm một phần tức là các biểu hiện bệnh (kích động, hoang tưởng,ảo giác ...) mất đi, song vẫn còn một số thiếu sót như thiếu linh hoạt, thiếu chủđộng giao tiếp với người xung quanh. b) Tái phát: Tái phát là đặc điểm của bệnh tâm thần phân liệt. Nhân tố dễ dẫn đến táiphát: - Uống thuốc an thần không đều theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa tâmthần. - Môi trường không dung nạp: hắt hủi, ngược đãi, bỏ rơi ... - Khó khăn không có chỗ nương thân. c) Vai trò của sang chấn tâm lý đối với bệnh nhân tâm thần phân liệt. - Thái độ giễu cợt, trêu ghẹo, ngược đãi, hành hạ. - Phân biệt đối xử trong giao tiếp xã hội, trong phân công việc làm. - Ly thân, ly hôn. - ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TÂM THẦN PHÂN LIỆT (Kỳ 1) TÂM THẦN PHÂN LIỆT (Kỳ 1) 1. Thế nào là bệnh tâm thần phân liệt? Tâm thần phân liệt là một bệnh loạn thần nặng tiến triển từ từ, có khuynhhướng mạn tính, căn nguyên hiện nay chưa rõ ràng, làm cho người bệnh dần dầntách ra khỏi cuộc sống xung quanh, thu dần vào thế giới bên trong làm cho tìnhcảm trở nên khô lạnh dần, khả năng làm việc, học tập ngày một sút kém, có nhữnghành vi, ý nghĩ dị kỳ, khó hiểu. Bệnh tâm thần phân liệt là bệnh khá phổ biến ở hầu hết các nước trên thếgiới, tỷ lệ từ 0,5 - 1,5% dân số. Bệnh thường phát sinh ở lứa tuổi từ 18 - 40 tuổi. 2. Các biểu hiện của bệnh tâm thần phân liệt: a) Các rối loạn tư duy (Thinking disorders): - Người bệnh cho rằng: ý nghĩ của mình vang lên thành tiếng nên mọingười biết được (tư duy bị bộc lộ, tư duy bị phát thanh). - Hoặc có ai đó đọc được ý nghĩ của bệnh nhân mặc dù không nói ra (tưduy bị đánh cắp), hoặc có ai đó sắp đặt ý nghĩ của họ vào đầu bệnh nhân (tư duy bịáp đặt). b) Các hoang tưởng (Delusions): - Hoang tưởng là những ý tưởng phán đoán sai lầm không phù hợp với thựctế mà người bệnh cho là đúng, không thể giải thích đả thông được. - Bệnh tâm thần phân liệt thường có hoang tưởng bị kiểm tra, bị chiphối. Người bệnh nghĩ rằng có một người nào đó, hay một lực lượng nào đó đangkiểm tra, chi phối hoạt động của bệnh nhân, hoặc đang theo dõi, đầu độc, làm hạibệnh nhân (hoang tưởng bị theo dõi, liên hệ, bị hại, bị đầu độc). c) Bệnh nhân cho mình là một siêu nhân có khả năng làm việc kỳ diệu (điềukhiển thế giới, điều khiển được thời tiết, hoặc đang tiếp xúc với người của thế giớikhác ...). d) Ảo giác (Hallucinations): Thường bênh nhân nghe thấy những lời bình luận về hành vi hoặc thảoluận với nhau về bệnh nhân hoặc những tiếng nói khác xuất phát từ một bộ phậnnào đó trong cơ thể của người bệnh (ảo thanh giả). e) Bệnh nhân nhìn thấy, ngửi thấy, cảm thấy những gì mà người kháckhông thấy (ảo thị, ảo khứu...) kết hợp với hoang tưởng liên hệ, ghen tuông, kiệncáo, nghi bệnh... kéo dài nhiều tháng. f) Rối loạn hành vi (Behavioural disorders) như: Kích động vô cớ, đập phá, hò hét hay bất động giữ nguyên tư thế, khôngnói, không ăn... (căng trương lực). g) Các triệu chứng âm tính (Negative symptoms) như: - Cảm xúc cùn mòn, khô lạnh, các đáp ứng cảm xúc không thích hợp, xalánh, hằn học với mọi người, sống cô độc, đi lang thang hoặc cơn lo sợ giận dữ vôcớ. - Ngôn ngữ nghèo nàn hay gián đoạn, thêm từ khi nói, đi đến tư duy khôngliên quan hay lời nói không thích hợp hoặc ngôn ngữ bịa đặt, thường dẫn đến cáchly xã hội, giảm hiệu xuất lao động và học tập. - Biến đổi nhân cách, mất thích thú, vô cảm, lười nhác, thiếu mục đích, khóthích ứng xã hội. 3. Nguyên tắc chỉ đạo chẩn đoán: - Có ít nhất một triệu chứng rõ rệt trong các nhóm kể trên (chú trọng vàocác nhóm a, b, c, d), nếu không rõ thì phải có hai triệu chứng trở lên. - Các triệu chứng phải tồn tại rõ rệt, kéo dài trong khoảng thời gian mộttháng hay lâu hơn. Nếu thời gian ít hơn một tháng thì phải chẩn đoán như một rốiloạn loạn thần cấp giống như phân liệt. - Không chẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt khi đã có các triệu chứng hưngcảm, hay trầm cảm điển hình. Trừ khi các triệu chứng phân liệt xuất hiện trước cácrối loạn cảm xúc. - Không chẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt khi đã có những bệnh não rõrệt, bệnh nhân nghiện và cai nghiện ma tuý, nghiện rượu, chấn thương sọ não,chậm phát triển tâm thần, hoặc có những rối loạn loạn thần là hậu quả của cácbệnh nhiễm trùng, nhiễm độc, hoặc bệnh cơ thể nặng. - Không chẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt khi bệnh bắt đầu ở tuổi trên 40,bởi lẽ ở tuổi này có nhiều rối loạn của các bệnh cơ thể như tim mạch, nội tiết ... a) Đặc điểm của tiến triển mạn tính: - Thuyên giảm hoàn toàn tức là người bệnh trở lại bình thường về lời nói,ứng xử, học tập, lao động như trước khi mắc bệnh. - Thuyên giảm một phần tức là các biểu hiện bệnh (kích động, hoang tưởng,ảo giác ...) mất đi, song vẫn còn một số thiếu sót như thiếu linh hoạt, thiếu chủđộng giao tiếp với người xung quanh. b) Tái phát: Tái phát là đặc điểm của bệnh tâm thần phân liệt. Nhân tố dễ dẫn đến táiphát: - Uống thuốc an thần không đều theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa tâmthần. - Môi trường không dung nạp: hắt hủi, ngược đãi, bỏ rơi ... - Khó khăn không có chỗ nương thân. c) Vai trò của sang chấn tâm lý đối với bệnh nhân tâm thần phân liệt. - Thái độ giễu cợt, trêu ghẹo, ngược đãi, hành hạ. - Phân biệt đối xử trong giao tiếp xã hội, trong phân công việc làm. - Ly thân, ly hôn. - ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tâm thần phân liệt bệnh học nội khoa bệnh thần kinh chữa bệnh thần kinh toạ suy nhược thần kinhTài liệu có liên quan:
-
Tài liệu học tập Bệnh học nội khoa Y học cổ truyền
1503 trang 161 5 0 -
ỨNG DỤNG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO TRONG CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT XUẤT HUYẾT NÃO VÀ NHỒI MÁU NÃO TRÊN LỀU
0 trang 132 0 0 -
Giáo trình Điều trị học nội khoa: Phần 1 - NXB Quân đội Nhân dân
385 trang 84 0 0 -
7 trang 82 0 0
-
5 trang 77 1 0
-
Điều trị học nội khoa - châu ngọc hoa
403 trang 69 0 0 -
Bài giảng Giải phẫu học: Hệ tuần hoàn - ThS.BS. Nguyễn Hoàng Vũ
71 trang 58 1 0 -
Giáo trình Tâm lí học dị thường và lâm sàng: Phần 2 - Paul Bennet
277 trang 57 0 0 -
Stress ảnh hưởng nghiêm trọng sức khoẻ
4 trang 50 0 0 -
tâm lý học dị thường và lâm sàng
397 trang 50 0 0