Danh mục tài liệu

TÂM THỨC CỒNG CHIÊNG

Số trang: 3      Loại file: doc      Dung lượng: 44.00 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Vùng văn hóa Tây Nguyên đã để lại những ấn tượng đặc biệt hấp dẫn trong dòng chảy văn hóa Việt Nam và thế giới. Nói đến Tây Nguyên là nhắc đến những biểu tượng văn hóa được hóa thân trong các loại hình nghệ thuật của hơn 30 dân tộc thiểu số, đặc biệt là những cư dân bản địa như người ê-đê, Ba-na, Brâu, Gia-rai, Sê-đăng, Triêng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TÂM THỨC CỒNG CHIÊNG TÂM THỨC CỒNG CHIÊNG 1. Vùng văn hóa Tây Nguyên đã để lại những ấn tượng đặc biệt hấp dẫn trong dòng chảy văn hóa Việt Nam và thế giới. Nói đến Tây Nguyên là nhắc đến những biểu tượng văn hóa được hóa thân trong các loại hình nghệ thuật của hơn 30 dân tộc thiểu số, đặc biệt là những cư dân bản địa như người ê-đê, Ba-na, Brâu, Gia-rai, Sê-đăng, Triêng. Nói đến Tây Nguyên cũng có nghĩa là lo lắng đến những di sản văn hóa nghệ thuật có tính chất nguyên hợp đang có nguy cơ biến mất hoặc bị lai tạp cùng với tâm thức của chủ nhân của nó. Hãy lùi lại thời gian để tìm kiếm một đêm khan đích thực với dầy đủ sự giao cảm và siêu thoát giữa người, tộc người với thần linh. Hãy tìm kiếm một không gian nguyên sơ để đối thoại, độc thoại với những tượng mồ, nhà mồ thì may chăng cảm thông với những người chết, những thế hệ đã chết! Hãy đóng lại một chiếc khố và nhảy múa, hò hét để tìm lại diện mạo của mình trong buổi hồng hoang ! Rồi, trong sâu thẳm, hãy lắng nghe tiếng cồng chiêng theo đuổi suốt một đời người, kể lừ khi gọi tên giọt sương, rồi sinh ra cho đến khi chết đi... Tiếng chiêng dài hơn đời người, tiếng chiêng nối liền, kết dính những thế hệ.Có lẽ vì vậy mà Lévi Strauss - nhà xã hội học, văn hóa học, người suốt đời đấu tranh cho sự đa dạng của các nền văn hóa đã khẳng định : Tính đa dạng của các nền văn hóa con người, có thật trong hiện tại và cũng có thật trong quá khứ, là lớn hơn và phong phú hơn nhiều so với những gì mà chúng ta đã biết tới (1) . Bài viết này cũng cố gắng nói về cái lớn hơn và phong phú hơn nhiều ấy trong âm nhạc cồng chiêng Tây Nguyên. Thế nhưng, cái lớn lao và phong phú ấy thật khó lý giải bằng biện pháp định lượng chia cắt, đo đạc mà lại ẩn tàng trong sự cảm nhận tâm linh, trong sự giao cảm của những thời điểm mạnh. Cái đó ẩn hiện trong tâm thức cồng chiêng !2. Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta không có cách để vật chất hóa loại hình nghệ thuật phi vật thể này. ở vùng văn hóa đặc chất Tây Nguyên, có bao nhiêu dân tộc (tộc người) thì có bấy nhiêu cách ứng xử cồng chiêng. Sự phong phú, đa dạng, giàu bản sắc trong văn hóa cồng chiêng không hẳn nói đến tính thế tục của nó mà cái chính là chiếc cầu nối giữa hai thế giới : hữu hình và vô hình. Phải chăng cồng chiêng nói đến sức mạnh, nội lực tinh thần của từng dân tộc. Người ê-đê tự hào về tiếng chiêng của chàng Đăm San vì khi được đánh lên, tiếng chiêng của chàng làm cho ma , quỷ quên làm hại ngườichuột sóc quên đào lỗ, rắn nằm quay đơ, voi và tê giác phải lắng nghe và quên cho con bú . Đối với người Brâu thì chiêng Tha không phải là nhạc khí mà là thần linh, họ không gọi là đánh chiêng mà là mời Tha nói, vì là vật quí và thiêng liêng nên thủ tục mời chiêng Tha nói rất khắt khe và cho đến bây giờ, chiêng Tha chưa được sử dụng rộng rãi trong sinh hoạt đời thường. Muốn đánh chiêng Tha phải xin phép già làng và phải có gà, rượu (2) . Người Giê-triêng thì xem cồng chiêng là biểu tượng của mặt trăng, tính nữ. . . Có thể nói rằng, hầu như mọi hoạt động văn hóa của người Tây Nguyên đều có cồng chiêng. Nhiều nhà khoa học còn phát hiện ra từng tiết tấu giai điệu đặc trưng của cồng chiêng trong mỗi dân tộc. Cồng chiêng ê-đê nhịp điệu phức hợp, tốc độ nhanh, cường độ lớn. Cả bài nhạc là những chùm âm giàu màu sắc nối tiếp, đan xen nhau. .. Cồng chiêng M'nông cường độ không lớn mặc dù tốc độ khá nhanh. Nhưng bản nhạc lại là một cuộc đối thoại vui vẻ của những cái chiêng. . . có thể cảm nhận rằng đó là tiếng suối chảy, tiếng gió thổi, tiếng rừng cây xào xạc, tiếng gia súc dưới sàn nhà và trên hết là tiếng người . . . Cồng chiêng Ba-na, Jơ-rai thiên về tính chất chủ điệu của âm nhạc. Một bè trầm của các cái cồng (có núm) vang lên với âm sắc đầy đặn, vững chãi, hùng tráng. Bên trên là bè giai điệu thánh thót của các cái chiêng (không có núm) với âm sắc đanh gọn, lảnh lót. Hai bè hòa vào nhau trong thế đối thoại được coi như câu chuyện Đất và Trời (3) . Tuy nhiên, khi gióng lên tiếng chiêng trong các dịp lễ : từ lễ thổi tai cho trẻ sơ sinh đến lễ bỏ mả, lễ cúng máng nước, lễ mừng cơm mới, lễ đóng cửa kho, lễ đâm trâu.. . hay trong một buổi nghe khan, người dân Tây Nguyên không nghĩ đến những tiết điệu có vẻ rất khoa học đó. Với họ, cồng chiêng mang tính tín ngưỡng nhiều hơn là khoa học về nghệ thuật, dĩ nhiên khi tiếng chiêng được gióng lên, làm sao có thể phân biệt được đâu là tín ngưỡng và đâu là nghệ thuật. Cũng giống như người Chăm khi dựng lên Thánh địa Mỹ Sơn đã để lại những kiệt tác về kiến trúc và điêu khắc mà ngày nay nó đã trở thành Di sản Văn hóa thế giới.Như vậy, cồng chiêng bộc lộ trạng thái tinh thần của từng dân tộc, bộc lộ diện mạo văn hóa của từng dân tộc trong quá trình sinh thành và phát triển. Cồng chiêng đi cùng năm tháng với nỗi lo toan mất mùa và niềm vui sai hạt. Cồng chiêng chống lại thời gian và không gian bằng tâm linh cộng đồng vĩnh cửu. Có lẽ, chúng ta đã bước qua thời tiền sử quá lâu nên nhiều khi không còn nghe, còn hiểu được sự ưu tư của cồng chiêng tr ...