Danh mục tài liệu

Tăng trưởng xanh và bài học kinh nghiệm của Hàn Quốc

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 424.06 KB      Lượt xem: 23      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tập trung phân tích một số nội dung chính: 1) Quan niệm về “Tăng trưởng xanh”; 2)Sự xuất hiện của “Tăng trưởng xanh” trên phạm vi toàn cầu; 3)Sự cần thiết phải tăng trưởng xanh và Cách mạng Công nghiệp 4.0; 4) Kinh nghiệm của Hàn Quốc trong tăng trưởng xanh; 5)Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050 của Việt Nam; 6)Bài học rút ra đối với Việt Nam và các nước đang phát triển từ quá trình tổ chức thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh của Hàn Quốc.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tăng trưởng xanh và bài học kinh nghiệm của Hàn Quốc TĂNG TRƯỞNG XANH VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA HÀN QUỐC PGS.TS. Nguyễn Thị Hoài Dung Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Tăng trưởng xanh đang là xu hướng phát triển của thế giới, đặc biệt trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0. Mô hình phát triển này có thể mang đến nhiều cơ hội để giải quyết những thách thức phát triển chưa từng có trong thời đại chúng ta. Nó mang lại những giải pháp đổi mới để tích hợp tăng trưởng kinh tế, môi trường bền vững, và hòa nhập xã hội. Được tiếp sức bởi động lực tăng trưởng xanh toàn cầu, Hàn Quốc đã tích cực theo đuổi con đường này nhằm giải quyết các vấn đề phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, tăng trưởng kinh tế chậm, và biến đổi khí hậu. Là quốc gia duy nhất cho đến nay thực hiện tăng trưởng xanh với quy mô và tốc độ chưa từng có, nên kinh nghiệm về tăng trưởng xanh của Hàn Quốc đáng để được phân tích một cách chuyên sâu. Hơn nữa, con đường phát triển của Hàn Quốc liên quan nhiều đến các nước phát triển và đang phát triển, trong đó có Việt Nam, với sự thành công của nền kinh tế phát triển từ nghèo đến giàu, khiến cho điều này càng đáng được xem xét. Bài viết tập trung phân tích một số nội dung chính: 1) Quan niệm về “Tăng trưởng xanh”; 2)Sự xuất hiện của “Tăng trưởng xanh” trên phạm vi toàn cầu; 3)Sự cần thiết phải tăng trưởng xanh và Cách mạng Công nghiệp 4.0; 4) Kinh nghiệm của Hàn Quốc trong tăng trưởng xanh; 5)Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050 của Việt Nam; 6)Bài học rút ra đối với Việt Nam và các nước đang phát triển từ quá trình tổ chức thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh của Hàn Quốc. Từ khóa: Tăng trưởng xanh; Công nghiệp xanh; Lối sống xanh; Mua sắm xanh; Tiêu dùng xanh; Phát triển bền vững; Kinh doanh bền vững; Cách mạng Công nghiệp 4.0 Abstract Green growth is a global growing trend nowadays, especially in the context of the 4.0 revolution. This development model can offer many opportunities to address development challenges that are unprecedented in our time. It brings innovative solutions to integrate economic growth, environmental sustainability, and social inclusion. Powered by global green growth dynamics, South Korea is actively pursuing this path to address fossil-fuel dependence, slow economic growth, and climate change. As the only country ever to achieve green growth at unprecedented scale and speed, Korea's experience of green growth deserves to be analyzed in depth. Moreover, South Korea's development path is highly related to developed and developing countries, including Vietnam, with 118 the success of the developed economy from poverty to richness, which makes this more worthwhile. is considered. The paper focuses on the following topics: 1) The concept of Green Growth; 2) The emergence of Green Growth on a global scale; 3) The Need for Green Growth and the Industrial Revolution 4.0; 4) Korea's experience in green growth; 5) National Green Growth Strategy for 2011-2020 and Vision to 2050 of Vietnam; 6) Lessons learned for Vietnam and developing countries from the implementation of Korea's green growth strategy. Key Words: Green growth; Green industry; Green lifestyle; Green procurement; Green consumption; Sustainable Development; Sustainable business; Industrial Revolution 4.0; 1. Quan niệm về “Tăng trưởng xanh” Tăng trưởng xanh là một chính sách đang được thế giới quan tâm với mục tiêu đầy tham vọng trong việc giải quyết các bế tắc lâu dài giữa tăng trưởng kinh tế và môi trường bền vững. “Tăng trưởng xanh” đã phát triển từ một thuật ngữ thông dụng tới một mô hình phát triển kinh tế trên toàn cầu. “Tăng trưởng xanh” tiếp cận chương trình phát triển bền vững một cách tích cực hơn trong việc giải quyết các vấn đề biến đổi khí hậu, sử dụng tài nguyên kém hiệu quả và suy thoái kinh tế toàn cầu. Bowen/Hepburn (2014) cho rằng: “Tăng trưởng xanh nghĩa là gia tăng hoạt động kinh tế trong dài hạn và cả trong ngắn hạn mà không làm suy giảm toàn bộ vốn tự nhiên”. Theo định nghĩa của OECD (2011): “Tăng trưởng xanh có nghĩa là thúc đẩy kinh tế tăng trưởng và phát triển, đồng thời đảm bảo tài sản tự nhiên tiếp tục cung cấp các nguồn tài nguyên và dịch vụ môi trường cho con người”. Để làm điều này, cần phải thúc đẩy đầu tư và đổi mới giúp củng cố sự tăng trưởng bền vững và tạo ra những cơ hội kinh tế mới. Chúng ta cần tăng trưởng xanh vì rủi ro đối với phát triển đang ngày càng tăng, khi tăng trưởng tiếp tục xói mòn vốn tự nhiên. Nếu không được kiểm tra, điều này có nghĩa là ngày càng khan hiếm nước, tài nguyên cạn kiệt, ô nhiễm ngày càng tăng, đa dạng sinh học không thể phục hồi. “Tăng trưởng xanh” và “ phát triển bền vững” là hai phạm trù có mối quan hệ mật thiết với nhau và đều thống nhất về chỗ đứng thực tế của nó trong chương trình nghị sự phát triển bền vững tổng thể. “Tăng trưởng xanh” được hiểu như một khái niệm của nền kinh tế carbon thấp, một hệ chính sách, một phương tiện để hướng tới sự bền vững, một nhánh của phát triển bền vững, và hiểu rộng hơn là một mô hình phát triển mới thay đổi về bản chất và là phương án thay thế khả thi cho các mô hình phát triển cũ. “Tăng trưởng xanh” và “Phát triển bền vững” đều liên quan đến ba thành phần liên kết chặt chẽ với nhau (kinh tế, môi trường và xã hội), song OECD (2011) nhấn mạnh, tăng trưởng xanh là một nhánh của phát triển bền vững chứ không phải là phương án thay thế cho phát triển bền vững. Tăng 119 trưởng xanh hoàn toàn phù hợp với khái niệm khung về phát triển bền vững nhưng có phạm vi hẹp hơn hoặc chú trọng hơn vào các mối quan hệ giữa môi trường và kinh tế (Cục thống kê Hà Lan, 2013) - qua đó cho biết nhiều thông ...

Tài liệu có liên quan: