Danh mục tài liệu

Tạp chí Kiểm nghiệm và An toàn thực phẩm: Tập 5 - Số 1/2022

Số trang: 90      Loại file: pdf      Dung lượng: 7.87 MB      Lượt xem: 31      Lượt tải: 0    
Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tạp chí Kiểm nghiệm và An toàn thực phẩm: Tập 5 - Số 1/2022 trình bày các nội dung chính sau: Xác định glucosamine trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao với detector huỳnh quang (HPLC-FLD); Chọn lọc và nhận diện vi khuẩn đối kháng nấm bệnh gây hư hỏng quả dâu tây sau thu hoạch; Xây dựng phương pháp phát hiện và định lượng một số độc tố vi nấm nhóm Alternaria trong thực phẩm bằng sắc ký lỏng khối phổ phân giải cao;... Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung chi tiết của tạp chí.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tạp chí Kiểm nghiệm và An toàn thực phẩm: Tập 5 - Số 1/2022 Tập 5 - Số 1 2022 VIETNAM JOURNAL OF FOOD CONTROL 7 P-ISSN: 2615-9252 * E-ISSN: 2734-9152 52 Đối chứng VK 199 A B C Đối chứng VK 199 D E Tạp chí Kiểm nghiệm và An toàn thực phẩm - tập 5, số 1, 2022 Vietnam Journal of Food Control - vol. 5, no. 1, 2022 MỤC LỤC Trang 1. Điều kiện cơ sở, trang thiết bị vật chất đảm bảo an toàn thực phẩm tại các cơ sở 1 kinh doanh dịch vụ ăn uống dự phòng dịch Covid-19 trên địa bàn Thành phố Sơn La năm 2020 Facility conditions, equipment, and materials to ensure food safety at food service establishments to prevent Covid-19 epidemic in Son La city in 2020 Nguyễn Thị Thanh Nga, Nguyễn Hùng Long, Ninh Thị Nhung, Phạm Thị Kiều Chinh 2. Xác định glucosamine trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe bằng phương pháp sắc ký 1 lỏng hiệu năng cao với detector huỳnh quang (HPLC-FLD) Determination of glucosamine in functional food samples by high performance liquid chromatography (HPLC-FLD) Phạm Thị Mai Hương, Trương Thị Mỹ Hạnh, Đặng Thị Huyền My, Vũ Thị Trang, Cao Công Khánh, Hoàng Quốc Anh, Mai Thị Ngọc Anh, Nguyễn Thị Minh Thư, Nguyễn Quang Huy, Nguyễn Thị Ánh Hường 3. Chọn lọc và nhận diện vi khuẩn đối kháng nấm bệnh gây hư hỏng quả dâu tây sau 1 thu hoạch Selection and identification of potential bacteria against postharvest fungal pathogens on strawberry fruit Nguyễn Kim Nữ Thảo, Đinh Thị Ngọc Mai, Võ Hoài Hiếu, Lê Thị Hương, Phạm Thị Huệ, Ninh Thị Hạnh, Lê Vinh Hoa, Phạm Văn Quân, Nguyễn Hồng Minh 4. Nghiên cứu và sản xuất mẫu chuẩn kim loại nặng (As, Cd, Pb, Hg) trong nước 1 Study on the Production of Reference Material of Heavy Metals (As, Cd, Pb, Hg) in Water Lê Thị Phương Thảo, Nguyễn Thị Hằng, Trần Thị Hồng, Nguyễn Minh Châu 5. Tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trên một số nông sản chủ yếu tại Đồng Tháp năm 1 2016 – 2017 Pesticide residues on the agricultural products in Dong Thap province during 2016 - 2017 Nguyễn Công Cừu, Phan Thanh Hòa, Lê Quang Trí, Lê Thị Thanh Hương, Trần Thị Tuyết Hạnh, Lưu Quốc Toản 6. Xây dựng phương pháp phát hiện và định lượng một số độc tố vi nấm nhóm 1 Alternaria trong thực phẩm bằng sắc ký lỏng khối phổ phân giải cao Development of method for determination and quantification of Alternaria mycotoxins in food by high resolution mass spectrometry Vũ Ngọc Tú, Hoàng Lan Hương, Bùi Cao Tiến, Trần Cao Sơn, Thái Nguyễn Hùng Thu 7. Xây dựng quy trình chiết xuất và phân lập hesperidin từ dược liệu trần bì 1 đủ điều kiện để làm nguyên liệu thiết lập chất chuẩn Development of the process for extracting and isolating hesperidin from Chenbi to establish as a reference standard Vũ Thị Thanh An, Cao Công Khánh, Mạc Thị Thanh Hoa, Trần Hùng Sơn, Đỗ Thị Thanh Thủy, Nguyễn Thị Huyền 8. So sánh hoạt tính kháng khuẩn của một số loại mật ong Việt Nam 1 Comparison of antibacterial activities of some kinds of honey in Vietnam Phạm Như Quỳnh, Lưu Hoàng Bách, Vũ Thu Trang, Cung Thị Tố Quỳnh Nghiên cứu khoa học Điều kiện cơ sở, trang thiết bị vật chất đảm bảo an toàn thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống dự phòng dịch Covid -19 trên địa bàn Thành phố Sơn La năm 2020 Nguyễn Thị Thanh Nga1*, Nguyễn Hùng Long 2, Ninh Thị Nhung3, Phạm Thị Kiều Chinh3 1 Đại học Tây Bắc, Sơn La, Việt Nam 2 Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, Hà Nội, Việt Nam 3 Bộ môn Dinh dưỡng & ATTP, Đại học Y Dược Thái Bình, Thái Bình, Việt Nam (Ngày đến tòa soạn: 26/07/2021; Ngày chấp nhận đăng: 03/03/2022) Tóm tắt Tình hình dịch Covid 19 hiện nay vẫn còn diễn biến phức tạp, việc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống là hết sức quan trọng và cần thiết. Nghiên cứu tiến hành đánh giá điều kiện cơ sở, trang thiết bị vật chất đảm bảo an toàn thực phẩm tại 61 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống dự phòng dịch Covid -19 trên địa bàn Thành phố Sơn La năm 2020 cho thấy 100% khu vực chế biến của các cơ sở có nơi rửa tay, nước sạch và xà phòng, có đầy đủ thiết bị bảo quản thực phẩm, và thu dọn rác thải hàng ngày sạch sẽ, tuy nhiên chỉ có 29,5% cơ sở có bếp ăn bố trí theo nguyên tắc 1 chiều. 100% cơ sở đạt điều kiện về trang thiết bị dụng cụ. Trên 80% cơ sở bố trí ăn theo nhiều ca để bảo đảm khoảng cách và đủ bàn ghế có tấm chắn ngăn cách và bố trí khoảng cách giữa người ăn. 100 % các cơ sở có poster truyền thông về Covid 19 tại khu vực ăn uống. Từ khóa: Covid-19, an toàn thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ An toàn thực phẩm (ATTP) là vấn được quan tâm hàng đầu ở hầu hết các Quốc gia trên thế giới do nó không chỉ có vai trò to lớn cho sức khoẻ con người mà còn tác động mạnh mẽ đến năng suất, hiệu quả phát triển kinh tế, thương mại, du lịch và an sinh xã hội. Nhiều năm trở lại đây, do tốc độ phát triển nhanh về kinh tế - xã hội, đời sống nên lĩnh vực sản xuất, chế biến thực phẩm đang được chú trọng, các dịch vụ ăn uống công cộng ngày càng được mở rộng, đa dạng phong phú kéo theo đó là việc gia tăng nhanh chóng số lượng các đơn vị kinh doanh dịch v ...

Tài liệu có liên quan: