Danh mục tài liệu

Thành ngữ, tục ngữ, ca dao Việt Nam

Số trang: 82      Loại file: doc      Dung lượng: 822.50 KB      Lượt xem: 23      Lượt tải: 0    
Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đặc điểm chung về nội dung những bài, những câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong cuốn sách này phản ánh khá phong phú về thực trạng xã hội phong kiến Việt Nam trước đây, bao gồm những sự kiện lịch sử, con người và đời sống xã hội phong tục tập quán, tính yêu hôn nhân, mãnh lực của đồng tiền, địa vị... đến những bất bình đối lập và ngay cả những vấn đề nhạy cảm có tính chất đả phá, lên án tệ nạn xã hội, gia huấn và luân lý.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thành ngữ, tục ngữ, ca dao Việt Nam Tục Ngữ - Ca Dao Việt NamMỗi một dân tộc, một quốc gia nào trên thế giới đều có những nét đặc trưng riêng vềbản sắc và nền văn hoá của mình. Điều đó là một sự tự hào dân tộc. Cũng như ViệtNam ta, một kho tàng về một nền văn minh hình thành rất sớm từ thời cây lúa nước.Tạo ra cho con người Việt cổ đã biết lao động và hình thành cái trục cho sự xuất hiệnvà hình thành xã hội sau này. Nhưng không chỉ có vậy, rồi từ từ trong cái tiến hoá củacon người nói chung người Việt cổ nói riêng, cái tất yếu cũng ra đời (tiếng nói, chữviết, âm nhạc, hội hoạ...) sớm xuất hiện và hình thành ngày càng hoàn chỉnh hơn trongđời sống tinh thần của họ. Lúc bấy giời, lẫn lượt trôi dạt mãi đến ngày nay, đúc kếttrong cuộc sống và những kinh nghiệm thiết thực trong xã hội và đặc biệt, lưu truyềntheo cách truyền miệng từ người này qua người khác. Tục ngữ ca dao đã ra đời.Âm tiết đơn giản. Lời lẻ mộc mạc, rất đời thường nhưng tô điểm rất đậm nét cácvấn đề xã hội lúc ấy. Càng đáng trân trọng hơn nữa là lưu trữ kho tàng này là nhữngngười nông dân, những người địa phương theo cách truyền miệng. Đôi khi qua sựtruyền miệng ấy, xuất hiện nhiều dị bản khác nhau, nhưng vẫn không mất ý nghĩacủa câu ca dao, tục ngữ.Tình cha mẹ con cái, tình anh em, tình vợ chồng, tình yêu đôi lứa, tình người ... đã thểhiện hết trong lời và ý thơ, cái chất dân gian đã tạo được sự rung động trong lòngngười. Không hoa mỹ, không cầu kỳ, không triết lý, nhưng nói hết được toàn cảnh vềđời sống con người thời ấy.Mỗi thể thơ khi đọc lên là hiểu ngay. Đó mới chỉ là một phạm trù nhỏ. Cái mà mìnhtrân trọng là ý nghĩa của từng câu ca dao, tục ngữ đó. Có một nhà phê bình văn học đãtừng nói nói về ca dao tục ngữ Việt Nam, tôi không thể nói được, kỳ lạ lắm, thiênliêng lắm, đời thường lắm . 1. Ai ai cũng tưởng bậu hiền Cắn cơm không bể, cắn tiền bể hai 2. Ai đem con sáo sang sông Để cho con sáo sổ lồng bay cao 3. Ai đi bờ đắp một mình Phất phơ chiếc áo giống hình phu quân 4. Ai đi đâu đấy hỡi ai Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm Ai đi muôn dặm non sông Để ai chứa chất sầu đong vời đầy5. Ai đi sục sịch ngoài hàng dưa Phải chăng chú thợ mộc với cái cưa cái bào Ai đi sục sịch ngoài hàng rào Phải chăng chú thợ mộc với cái bào cái cưa6. Ai kêu là rạch, em gọi là sông Phù sa theo nước chảy mênh mông Sông ơi, thấm mát đời con gái Chẳng muốn lìa sông, chẳng muốn lấy chồng7. Ai làm cho bướm lìa hoa Cho chim xanh nỡ bay qua vườn hồng8. Ai làm Nam Bắc phân kỳ Cho hai giòng lệ đầm đìa nhớ thương9. Ai mà nói dối cùng ai Thì trời giáng hạ cây khoai giữa đồng Ai mà nói dối cùng chồng Thì trời giáng hạ cây hồng bờ ao10. Ai nhứt thì tôi đứng nhì Ai mà hơn nữa tôi thì thứ ba11. Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần12. Ai ơi chơi lấy kẻo già Măng mọc có lứa người ta có thì Chơi xuân kẻo hết xuân đi Cái già sòng sọc nó thì theo sau13. Ai ơi chớ nghĩ mình hèn Nước kia dù đục lóng phèn cũng trong14. Ai ơi chớ vội cười nhau Cười người hôm trước hôm sau người cười Ai ơi chớ vội cười nhau Nhìn mình cho tỏ trước sau hãy cười15. Ai ơi chẳng chóng thì chầy Có công mài sắt, có ngày nên kim16. Ai ơi đã quyết thì hành Đã đốn thì vác cả cành lẫn cây17. Ai ơi đã quyết thì hành Đã đan thì lặn, tròn vành mới thôi18. Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu19. Ai ơi đừng lấy học trò Dài lưng tốn vải ăn no lại nằm Hay nằm thời có võng đào Dài lưng thời có áo chào nhà vua Hay ăn thời có gạo kho Việc gì mà chẳng ăn no lại nằm20. Ai ơi đừng lấy pháo binh Nửa đêm nó bắn rung rinh cái giường21. Ai ơi ở chí cho bền Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai22. Ai ơi chí ở cho bền Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai Dù ai nói Đông nói Tây, Ta đây vẫn vững như cây giữa rừng23. Ai phụ tôi có đất trời chứng giám Phận tôi nghèo, tôi không dám phụ ai Tưởng giếng sâu tôi nối sợi dây dài Ai dè giếng cạn, tiếc hoài sợi dây24. Ai về ai ở mặc ai Áo dà ở lại, đến mai hãy về25. Ai về ai ở mặc ai Thiếp như sầu đượm thắp hoài năm canh26. Ai về Bình Định mà coi Đàn bà cũng biết múa roi, đi quờn27. Ai về có nhớ ta chăng Ta về ta nhớ hàm răng mình cười28. Ai về em gởi bức thơ Hỏi người bạn cũ bây giờ nơi nao Non kia ai đắp mà cao Sông kia, biển nọ ai đào mà sâu29. Ăn cây sung ngồi gốc cây sung Lấy anh thì lấy, nằm chung không nằm30. Ăn cháo, đá bát31. Ăn một bát cháo, chạy ba quảng đồng32. Ăn bữa giỗ, lỗ bữa cày33. Ăn cá nhả xương, ăn đường nuốt chậm34. Ăn cây nào, rào cây nấy35. Ăn chưa no, lo chưa tới36. Ăn cơm không rau như nhà giàu chết không nhạc37. Ăn cơm có canh như tu hành có bạn38. Ăn cơm mới, nói chuyện cũ39. Ăn dầm, nằm dề40. Ăn đi giỗ trước, lội nước theo sau41. Ăn lắm thì hết miếng ngon Nói l ...