Thành phần loài, phân bố, sinh khối động vật thân mềm (lớp: gastropoda, bivalvia, cephalopoda) vùng rạn san hô tại 19 đảo khảo sát thuộc vùng biển Việt Nam
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 391.74 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trong hai năm 2010 - 2011, dự án “Điều tra tổng thể đa dạng sinh học các hệ sinh thái rạn san hô và vùng ven đảo ở vùng biển Việt Nam phục vụ phát triển bền vững” đã tiến hành nghiên cứu, đánh giá hiện trạng thành phần loài, phân bố, sinh khối động vật thân mềm trong vùng rạn san hô tại 19 đảo khảo sát. Bằng phương pháp hình thái so sánh, nhóm tác giả đã xác định được 227 loài thuộc 44 họ, 13 bộ của 3 lớp động vật thân mềm, trong đó lớp chân bụng (Gastropoda) 163 loài, lớp hai mảnh vỏ (Bivalvia) 57 loài, lớp chân đầu (Cephalopoda) 7 loài.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thành phần loài, phân bố, sinh khối động vật thân mềm (lớp: gastropoda, bivalvia, cephalopoda) vùng rạn san hô tại 19 đảo khảo sát thuộc vùng biển Việt Nam Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 14, Số 4; 2014: 358-367 DOI: 10.15625/1859-3097/14/4/5822 http://www.vjs.ac.vn/index.php/jmst THÀNH PHẦN LOÀI, PHÂN BỐ, SINH KHỐI ĐỘNG VẬT THÂN MỀM (LỚP: GASTROPODA, BIVALVIA, CEPHALOPODA) VÙNG RẠN SAN HÔ TẠI 19 ĐẢO KHẢO SÁT THUỘC VÙNG BIỂN VIỆT NAM Đỗ Thanh An*, Đỗ Văn Khương, Đỗ Anh Duy Viện Nghiên cứu Hải sản-Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn *Email: dothanhanrimf@gmail.com Ngày nhận bài: 25-3-2014 TÓM TẮT: Trong hai năm 2010 - 2011, dự án “Điều tra tổng thể đa dạng sinh học các hệ sinh thái rạn san hô và vùng ven đảo ở vùng biển Việt Nam phục vụ phát triển bền vững” đã tiến hành nghiên cứu, đánh giá hiện trạng thành phần loài, phân bố, sinh khối động vật thân mềm trong vùng rạn san hô tại 19 đảo khảo sát. Bằng phương pháp hình thái so sánh, nhóm tác giả đã xác định được 227 loài thuộc 44 họ, 13 bộ của 3 lớp động vật thân mềm, trong đó lớp chân bụng (Gastropoda) 163 loài, lớp hai mảnh vỏ (Bivalvia) 57 loài, lớp chân đầu (Cephalopoda) 7 loài. Phân bố theo vùng địa lý: Phú Quý (146 loài), Cát Bà và Thổ Chu (cùng 144 loài), Cù Lao Chàm và Hải Vân - Sơn Chà (cùng 137 loài), Nam Yết (135 loài) … Thấp nhất là Đảo Trần (81 loài). Phân bố theo độ sâu: Đới cạn xác định được 137 loài, đới sâu xác định được 115 loài, nhiều loài bắt gặp phân bố trong cả hai đới. Chỉ số tương đồng thành phần loài giữa các đảo khảo sát đạt giá trị trung bình, dao động 0,35 - 0,68. Chỉ số đa dạng loài (H’) dao động 0,53 - 1,52. Mật độ cá thể dao động 37 - 105 cá thể/m2, trung bình đạt 54 cá thể/m2. Sinh khối trung bình đạt 5.029,2 g/m2. Xác định được 41 loài động vật thân mềm thường xuyên được khai thác làm thực phẩm, đồ mỹ nghệ, dược liệu, trong đó có 4 loài sẽ nguy cấp (VU), 3 loài nguy cấp (EN) và 2 loài rất nguy cấp (CR). Từ khoá: Động vật thân mềm, hiện trạng, nguồn lợi, vùng rạn san hô, Việt Nam. MỞ ĐẦU Rạn san hô là hệ sinh thái điển hình và quan trọng bậc nhất trong các hệ sinh thái biển đảo, được tìm thấy trên 100 quốc gia và các vùng lãnh thổ nằm ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Rạn san hô có diện tích khoảng 6 × 105 km2 và chiếm khoảng 0,1% diện tích bề mặt trái đất (Smith, 1978) [1]. Rạn san hô tham gia vào quá trình hình thành và bảo vệ hàng ngàn hòn đảo lớn nhỏ trên toàn thế giới, có ý nghĩa quan trọng đối với cộng đồng dân cư ở nhiều đảo và vùng ven biển trong phương diện bảo vệ đất đai và phục vụ cuộc sống con người (Võ Sĩ Tuấn, 2002) [2]. Biển Việt Nam có khoảng 1.222 km2 rạn san hô, phân bố rộng từ 358 Bắc vào Nam (Võ Sĩ Tuấn và cộng sự, 2005) [3], đây là điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội và du lịch biển. Rạn san hô là điều kiện tốt cho nhiều loài sinh vật sinh trưởng và phát triển, trong đó nhóm động vật thân mềm (ĐVTM) luôn chiếm đa số cả về thành phần loài, số lượng cũng như sinh khối. ĐVTM (chủ yếu là các lớp Gastropoda, Bivalvia và Cephalopoda) trong hệ sinh thái rạn san hô là một trong những nguồn thực phẩm có chất lượng cao, cung cấp trực tiếp cho con người, ngoài ra chúng còn có giá trị về thương mại, du lịch, chế biến hải sản xuất khẩu và cả trong y học. Nhận thức được tầm quan trọng này, từ trước đến nay đã có nhiều công trình Thành phần loài, phân bố, sinh khối … nghiên cứu về nhóm đối tượng này, từ nghiên cứu thành phần loài, phân bố, sinh khối, trữ lượng … đến các giải pháp phát triển bền vững nguồn lợi. Tuy nhiên cần nhìn nhận thực tế rằng, các nghiên cứu này vẫn còn ở mức độ lẻ tẻ, từng khu vực, đặc biệt một số vùng biển đảo thông tin về đối tượng này còn rất hạn chế. Bên cạnh đó, hiện nay do sự suy giảm về diện tích vùng rạn, về độ phủ san hô, sự khai thác quá mức, dẫn đến nguồn lợi ĐVTM, đặc biệt là các loài có giá trị cao như trai ngọc, bào ngư … đang bị suy giảm nghiêm trọng, có nguy cơ tuyệt chủng ngoài tự nhiên. Chính vì vậy, việc thường xuyên nghiên cứu, đánh giá hiện trạng nguồn lợi ĐVTM là rất cần thiết, từ đó cung cấp cơ sở khoa học cho công tác bảo tồn, phục hồi và phát triển nguồn lợi tự nhiên, phục vụ phát triển bền vững. Trong khuôn khổ của dự án: “Điều tra tổng thể đa dạng sinh học các hệ sinh thái rạn san hô và vùng ven đảo ở vùng biển Việt Nam phục vụ phát triển bền vững” do Viện Nghiên cứu Hải sản chủ trì, trong hai năm 2010 - 2011, các tác giả đã tiến hành điều tra, nghiên cứu và đưa ra bức tranh toàn cảnh về hiện trạng thành phần loài, phân bố, sinh khối ĐVTM (các lớp Bivalvia, Gastropoda và Cephalopoda) phân bố trong vùng rạn san hô tại 19 vùng biển đảo phân bố từ Bắc vào Nam. Đây là kết quả khoa học có ý nghĩa quan trọng, giúp các nhà quản lý có những nhìn nhận và đánh giá chính xác về thực trạng nguồn lợi ĐVTM hiện có ở biển Việt Nam. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Địa điểm và thời gian nghiên cứu Trong hai năm 2010 - 2011 đã tổ chức hai chuyến khảo sát thực địa: Chuyến khảo sát thứ nhất tiến hành từ tháng 10 - 12/2010 ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thành phần loài, phân bố, sinh khối động vật thân mềm (lớp: gastropoda, bivalvia, cephalopoda) vùng rạn san hô tại 19 đảo khảo sát thuộc vùng biển Việt Nam Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 14, Số 4; 2014: 358-367 DOI: 10.15625/1859-3097/14/4/5822 http://www.vjs.ac.vn/index.php/jmst THÀNH PHẦN LOÀI, PHÂN BỐ, SINH KHỐI ĐỘNG VẬT THÂN MỀM (LỚP: GASTROPODA, BIVALVIA, CEPHALOPODA) VÙNG RẠN SAN HÔ TẠI 19 ĐẢO KHẢO SÁT THUỘC VÙNG BIỂN VIỆT NAM Đỗ Thanh An*, Đỗ Văn Khương, Đỗ Anh Duy Viện Nghiên cứu Hải sản-Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn *Email: dothanhanrimf@gmail.com Ngày nhận bài: 25-3-2014 TÓM TẮT: Trong hai năm 2010 - 2011, dự án “Điều tra tổng thể đa dạng sinh học các hệ sinh thái rạn san hô và vùng ven đảo ở vùng biển Việt Nam phục vụ phát triển bền vững” đã tiến hành nghiên cứu, đánh giá hiện trạng thành phần loài, phân bố, sinh khối động vật thân mềm trong vùng rạn san hô tại 19 đảo khảo sát. Bằng phương pháp hình thái so sánh, nhóm tác giả đã xác định được 227 loài thuộc 44 họ, 13 bộ của 3 lớp động vật thân mềm, trong đó lớp chân bụng (Gastropoda) 163 loài, lớp hai mảnh vỏ (Bivalvia) 57 loài, lớp chân đầu (Cephalopoda) 7 loài. Phân bố theo vùng địa lý: Phú Quý (146 loài), Cát Bà và Thổ Chu (cùng 144 loài), Cù Lao Chàm và Hải Vân - Sơn Chà (cùng 137 loài), Nam Yết (135 loài) … Thấp nhất là Đảo Trần (81 loài). Phân bố theo độ sâu: Đới cạn xác định được 137 loài, đới sâu xác định được 115 loài, nhiều loài bắt gặp phân bố trong cả hai đới. Chỉ số tương đồng thành phần loài giữa các đảo khảo sát đạt giá trị trung bình, dao động 0,35 - 0,68. Chỉ số đa dạng loài (H’) dao động 0,53 - 1,52. Mật độ cá thể dao động 37 - 105 cá thể/m2, trung bình đạt 54 cá thể/m2. Sinh khối trung bình đạt 5.029,2 g/m2. Xác định được 41 loài động vật thân mềm thường xuyên được khai thác làm thực phẩm, đồ mỹ nghệ, dược liệu, trong đó có 4 loài sẽ nguy cấp (VU), 3 loài nguy cấp (EN) và 2 loài rất nguy cấp (CR). Từ khoá: Động vật thân mềm, hiện trạng, nguồn lợi, vùng rạn san hô, Việt Nam. MỞ ĐẦU Rạn san hô là hệ sinh thái điển hình và quan trọng bậc nhất trong các hệ sinh thái biển đảo, được tìm thấy trên 100 quốc gia và các vùng lãnh thổ nằm ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Rạn san hô có diện tích khoảng 6 × 105 km2 và chiếm khoảng 0,1% diện tích bề mặt trái đất (Smith, 1978) [1]. Rạn san hô tham gia vào quá trình hình thành và bảo vệ hàng ngàn hòn đảo lớn nhỏ trên toàn thế giới, có ý nghĩa quan trọng đối với cộng đồng dân cư ở nhiều đảo và vùng ven biển trong phương diện bảo vệ đất đai và phục vụ cuộc sống con người (Võ Sĩ Tuấn, 2002) [2]. Biển Việt Nam có khoảng 1.222 km2 rạn san hô, phân bố rộng từ 358 Bắc vào Nam (Võ Sĩ Tuấn và cộng sự, 2005) [3], đây là điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội và du lịch biển. Rạn san hô là điều kiện tốt cho nhiều loài sinh vật sinh trưởng và phát triển, trong đó nhóm động vật thân mềm (ĐVTM) luôn chiếm đa số cả về thành phần loài, số lượng cũng như sinh khối. ĐVTM (chủ yếu là các lớp Gastropoda, Bivalvia và Cephalopoda) trong hệ sinh thái rạn san hô là một trong những nguồn thực phẩm có chất lượng cao, cung cấp trực tiếp cho con người, ngoài ra chúng còn có giá trị về thương mại, du lịch, chế biến hải sản xuất khẩu và cả trong y học. Nhận thức được tầm quan trọng này, từ trước đến nay đã có nhiều công trình Thành phần loài, phân bố, sinh khối … nghiên cứu về nhóm đối tượng này, từ nghiên cứu thành phần loài, phân bố, sinh khối, trữ lượng … đến các giải pháp phát triển bền vững nguồn lợi. Tuy nhiên cần nhìn nhận thực tế rằng, các nghiên cứu này vẫn còn ở mức độ lẻ tẻ, từng khu vực, đặc biệt một số vùng biển đảo thông tin về đối tượng này còn rất hạn chế. Bên cạnh đó, hiện nay do sự suy giảm về diện tích vùng rạn, về độ phủ san hô, sự khai thác quá mức, dẫn đến nguồn lợi ĐVTM, đặc biệt là các loài có giá trị cao như trai ngọc, bào ngư … đang bị suy giảm nghiêm trọng, có nguy cơ tuyệt chủng ngoài tự nhiên. Chính vì vậy, việc thường xuyên nghiên cứu, đánh giá hiện trạng nguồn lợi ĐVTM là rất cần thiết, từ đó cung cấp cơ sở khoa học cho công tác bảo tồn, phục hồi và phát triển nguồn lợi tự nhiên, phục vụ phát triển bền vững. Trong khuôn khổ của dự án: “Điều tra tổng thể đa dạng sinh học các hệ sinh thái rạn san hô và vùng ven đảo ở vùng biển Việt Nam phục vụ phát triển bền vững” do Viện Nghiên cứu Hải sản chủ trì, trong hai năm 2010 - 2011, các tác giả đã tiến hành điều tra, nghiên cứu và đưa ra bức tranh toàn cảnh về hiện trạng thành phần loài, phân bố, sinh khối ĐVTM (các lớp Bivalvia, Gastropoda và Cephalopoda) phân bố trong vùng rạn san hô tại 19 vùng biển đảo phân bố từ Bắc vào Nam. Đây là kết quả khoa học có ý nghĩa quan trọng, giúp các nhà quản lý có những nhìn nhận và đánh giá chính xác về thực trạng nguồn lợi ĐVTM hiện có ở biển Việt Nam. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Địa điểm và thời gian nghiên cứu Trong hai năm 2010 - 2011 đã tổ chức hai chuyến khảo sát thực địa: Chuyến khảo sát thứ nhất tiến hành từ tháng 10 - 12/2010 ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển Thành phần loài Phân bố động vật thân mềm Sinh khối động vật thân mềm Vùng biển Việt NamTài liệu có liên quan:
-
Thành phần loài, phân bố và sinh lượng các loài rong biển ở khu kinh tế Dung Quất - Quảng Ngãi
7 trang 130 0 0 -
10 trang 103 0 0
-
7 trang 49 0 0
-
16 trang 41 0 0
-
18 trang 37 0 0
-
7 trang 36 0 0
-
Luật số: 18/2012/QH13 - Luật biển Việt Nam
19 trang 35 0 0 -
Đặc điểm khí tượng, thủy văn và động lực vùng biển vịnh Quy Nhơn
11 trang 34 0 0 -
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa lí lớp 8 năm 2022-2023 - Trường TH-THCS Ia Chim
5 trang 34 0 0 -
14 trang 30 0 0