Danh mục tài liệu

Thi pháp lời văn nghệ thuật trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 460.63 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết nghiên cứu việc tổ chức lời văn nghệ thuật trong các sáng tác của Vũ Trọng Phụng, từ góc độ phong cách học cá nhân và đặc trưng của thể loại tiểu thuyết. Hiện thực - trào phúng là nguyên tắc chủ đạo trong việc tổ chức lời văn trong các sáng tác của Vũ Trọng Phụng, đặc biệt là trong các tiểu thuyết và truyện ngắn của ông.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thi pháp lời văn nghệ thuật trong sáng tác của Vũ Trọng PhụngTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION TẠP CHÍ KHOA HỌC JOURNAL OF SCIENCE ISSN: KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN SOCIAL SCIENCES AND HUMANITIES1859-3100 Tập 16, Số 5 (2019): 46-58 Vol. 16, No. 5 (2019): 46-58 Email: tapchikhoahoc@hcmue.edu.vn; Website: http://tckh.hcmue.edu.vn THI PHÁP LỜI VĂN NGHỆ THUẬT TRONG SÁNG TÁC CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG Nguyễn Mạnh Quỳnh Trường Đại học Hoa Lư Tác giả liên hệ: Nguyễn Mạnh Quỳnh – Email: nmquynh@hluv.edu.vn Ngày nhận bài: 01-3-2019; ngày nhận bài sửa: 20-4-2019; ngày duyệt đăng: 15-5-2019TÓM TẮT Bài viết nghiên cứu việc tổ chức lời văn nghệ thuật trong các sáng tác của Vũ Trọng Phụng,từ góc độ phong cách học cá nhân và đặc trưng của thể loại tiểu thuyết. Hiện thực - trào phúng lànguyên tắc chủ đạo trong việc tổ chức lời văn trong các sáng tác của Vũ Trọng Phụng, đặc biệt làtrong các tiểu thuyết và truyện ngắn của ông. Nguyên tắc này được thể hiện trên tất cả các cấp độ,từ cấp độ nhãn quan ngôn từ tiểu thuyết đến cấp độ hình thức nghệ thuật của lời văn. Đóng gópcủa Vũ Trọng Phụng cho nghệ thuật trần thuật trong văn xuôi Việt Nam đầu thế kỉ XX thực sự tolớn, thể hiện năng lực tìm tòi và sáng tạo có tính chất đột phá của một tài năng viết truyện. Từ khóa: thi pháp, ngôn ngữ, lời văn nghệ thuật, trần thuật, tiểu thuyết, phong cách cá nhân.1. Mở đầu Ngôn ngữ trong tác phẩm văn học là một hiện tượng siêu ngôn ngữ do tính hìnhtượng và tính tổ chức đặc thù của nó. Lời văn trong tác phẩm thường được xem xét trên haibình diện: Một là, những nguyên tắc chung để tổ chức lời văn như là lời văn nghệ thuật;hai là, các nguyên tắc riêng để tổ chức lời văn phù hợp với một phong cách, một trào lưu,một phương pháp sáng tác hay đặc trưng của một thể loại. Thi pháp học chủ yếu quan tâmđến bình diện thứ hai, tức là chú ý đến tính quan niệm được thể hiện qua hình thức lời văncủa tác phẩm. Bài viết này sẽ xem xét việc tổ chức lời văn nghệ thuật trong các sáng tácVũ Trọng Phụng (Vũ Trọng Phụng, 1998) dưới góc nhìn phong cách cá nhân và đặc trưngcủa thể loại.2. Nội dung2.1. Nguyên tắc chủ đạo trong tổ chức lời văn và nhãn quan ngôn từ tiểu thuyết củaVũ Trọng Phụng Vũ Trọng Phụng là nhà văn hiện thực trào phúng cỡ lớn. Tác phẩm của ông, bất luậnthuộc thể loại nào, thì yếu tố trào phúng vẫn nổi lên hàng đầu như là “một nguyên tắc phảnánh nghệ thuật trong đó các yếu tố của tiếng cười mỉa mai, châm biếm, phóng đại, khoatrương, hài hước... được sử dụng để chế nhạo, chỉ trích, tố cáo, phản kháng... những cáitiêu cực, xấu xa, lỗi thời, độc ác trong xã hội” (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn KhắcPhi 1992, tr.246). Hiện thực – trào phúng là nguyên tắc chủ đạo trong việc tổ chức lời văntrong các sáng tác của Vũ Trọng Phụng, đặc biệt là trong các tiểu thuyết và truyện ngắn 46TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Mạnh Quỳnhcủa ông. Nguyên tắc này được thể hiện trên tất cả các cấp độ, từ cấp độ nhãn quan ngôn từtiểu thuyết, đến cấp độ ngôn ngữ và cấp độ hình thức nghệ thuật của lời văn. Hình tượng ngôn từ trong tiểu thuyết hiện đại mang một nhãn quan và loại hình ngôntừ khác hẳn và mới hẳn so với các thể loại trước nó. Trung tâm chú ý của nó là sự sốngtrong tính năng động đang diễn ra cùng thời với người trần thuật. Cho nên, ngôn từ trongtiểu thuyết là ngôn từ của người sống, về những người đang sống, nó cho phép một sựsuồng sã, thân mật, nhòm ngó, soi mói, thóc mách cần thiết. Tiểu thuyết là thể loại dân chủnhất bởi nó có thể dung nạp nhiều tiếng nói khác nhau, nhiều quan điểm khác nhau vànhiều cách đánh giá, nhận xét khác nhau có thể đồng hướng hoặc khác hướng. Khi bàn về đặc trưng của thể loại tiểu thuyết, M. Bakhtin có nói đến một thể loại màông gọi là “thể loại cười cợt – nghiêm túc” và xem nó như là giai đoạn phát triển đầu tiênrất quan trọng của tiểu thuyết như một thể loại luôn biến chuyển, làm nền tảng thể loại chomột kiểu loại tiểu thuyết mới mà ông gọi là tiểu thuyết đa thanh của Dotxtoievxki. Chínhnơi đây, “tiếng cười đã xóa bỏ khoảng cách sử thi và nói chung, mọi khoảng cách ngôi thứ– giá trị – ngăn chia” (...). Tiếng cười có sức mạnh kéo đối tượng lại gần, tiếng cười lôicuốn đối tượng vào khu vực tiếp xúc thân mật đến thô bạo, ở đó có thể suồng sã, sờ mó nótừ khắp phía, lật ngửa, lộn trái, nhòm ngó từ dưới và từ trên, đập vỡ vỏ ngoài để nhìn vàotrong, hồ nghi, chia cắt, bóc trần và vạch trần, nghiên cứu và thử nghiệm ...

Tài liệu có liên quan: