
Thiết kế Logo thương hiệu theo thuyết phong thủy
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thiết kế Logo thương hiệu theo thuyết phong thủy Thiết kế Logo thương hiệu theo thuyết phong thủy Logo trong Thiết kế thương hiệu của một công ty phải thể hiện hình ảnh và mục tiêu thương mại của công ty, phản ánh các chức năng hoạt động của công ty đó. Nó phải tạo ra hình ảnh tích cực của công ty đó bằng cách phát huy tối đa những thông tin thuận lợi dưới dạng ký hiệu và họa tiết. Qua việc khắc họa các hoạt độngvà tiêu chuẩn quản lý của công ty, nó đã quảng cáo công ty một cách tinh tế với những khách hàng chọn lọc. Thiết kế thương hiệu: Điều kiện mẫu thiết kế Logo. Thích hợp về mặt văn hóa. Chứa đựng hình ảnh mong muốn và bộc lộ bản chất các hoạt động của công ty mà nó biểu trưng. Phương tiện thông tin thị giác. Cân bằng về màu sắc. Nhịp điệu và tỉ lệ. Tính mỹ thuật, tao nhã, chân phương, có điểm nhấn. Thiết kế thương hiệu: Hài hòa về kiểu dáng. Có những mẫu tự thích hợp để góp phần thể hiện ý đồ một cách hợp lý và minh bạch. Cân bằng Âm – Dương và tương sinh về mặt Phong Thủy. Thiết kế thương hiệu: Tác động Văn Hóa. Biểu tượng đưa vào logo phải thích ứng với bề dày văn hóa và lịch sử phát triển của Công Ty. Văn hóa tập quán tích lũy lâu đời của một dân tộc và xã hội. Tinh tế chọn lọc để tránh gây phản cảm. Chứa đựng hình ảnh mong muốn và bộc lộ các bản chất hoạt động của công ty. Logo của một công ty phải thể hiện hình ảnh và mục tiêu thương mại của công ty, phản ánh các chức năng hoạt động của công ty đó. Nó phải tạo ra hình ảnh tích cực của công ty đó bằng cách phát huy tối đa những thông tin thuận lợi dưới dạng ký hiệu và họa tiết. Qua việc khắc họa các hoạt độngvà tiêu chuẩn quản lý của công ty, nó đã quảng cáo công ty một cách tinh tế với những khách hàng chọn lọc. Ví dụ: Một công ty có uy tín thành lập lâu đời với các nhà quản lý thuộc dòng họ quý tộc có thể sử dụng gia huy mà trên đó có in tên công ty. Thiết kế thương hiệu: Thông tin thị giác. Biểu tượng mang tính sáng tạo, hợp lý, dễ hiểu là một logo tốt. Chúng truyền đạt thông điệp trực tiếp và thẩm mỹ. Một logo quá phức tạp sẽ khiến người xem không hiểu được và thất bại trong ý đồ nó nhắm tới. Một logo quá đơn giản thì sẽ dễ bị trùng lặp với các logo khác và dễ gây ngộ nhận cho người xem. Thiết kế thương hiệu: Sự cân bằng. Đ ảm bảo các hình khối, đường nét và khoảng cách đ ược ghép nối tinh tế để họa tiết được cân bằng đối xứng hoặc phi đối xứng. Đ ạt được cân bằng về mặt phong thủy để các yếu tố âm – dương quân b ình. Thiết kế thương hiệu: Tỉ lệ trong thiết kế. Sự cân xứng là mối liên hệ tương đối giữa các vật và độ lớn như kích cỡ số lượng, khối lượng, … Trong lĩnh vực thiết kế, sự cân xứng được thu hẹp trong sự liên hệ về kích cỡ và độ lớn giữa các thành phần của bố cục. Trong nhiều trường hợp, sự cân xứng có thể là phần nào lớn hơn phần nào và tại sao? Thiết kế thương hiệu: Các phương pháp thiết kế logo. Thiết kế thương hiệu: Biểu Tượng. Phương pháp thiết kế này là một biểu tượng không kèm theo văn bản. Biểu tượng phải tự nó truyền tải đ ược thông điệp, điều quan trọng là thông điệp phải rỏ ràng. Phương pháp thiết kế này hiếm thấy trong nền kinh tế hiện nay. Những thiết kế này thường thấy xuất hiện trên cờ, quốc huy, trong biểu tượng tôn giáo, … Thiết kế thương hiệu: Văn Bản. Những biểu tượng ít cám xúc nhất là biểu tượng chỉ có tên công ty và viết tắt bằng những ký tự. Sử dụng hiệu ứng 3 chiều (3D) là phổ biến nhất, thậm chí những font chữ bình thường dễ làm người ta nhàm chán và ít gây ấn tượng. Biểu tượng kết hợp với văn bản. Phương pháp thiết kế này được xem là hoàn hảo nhất trong thời điểm hiện nay. Nó mang nhiều hàm ý về nghệ thuật maketing hiệu quả nhất vì nó bao gồm ấn tượng của hình vẽ cách điệu công với câu khẩu hiệu (slogan) hoạt động của công ty. Thiết kế thương hiệu: Chữ viết cách điệu (Text Symbol Fusion). K ỹ xảo đưa văn bản vào biểu tượng để cho ra một sản phẩm nghệ thuật là một phương pháp thiết kế biểu tương kinh doanh hiệu quả. Thiết kế thương hiệu: Fonts. Sự kết hợp chữ thường và chữ hoa tạo nên sự nhấp nhô trong chuỗi văn bản, chữ viết hoa nó phá vỡ khung đơn điệu của chuỗi văn bản. Chúng ta đều hiểu font có chân là kiểu cổ và dễ đọc, font không chân là kiểu hiện đại nhưng không nên sử dụng font quá nguyên bản mà phải cách điệu. Những fonts viết tay lạ mắt trong một số trường hợp là tốt nhất, nhưng chúng đòi hỏi sự phóng khoáng trong thiết kế. Khi tiêu đề trong biểu tượng là một tập hợp kích cỡ lớn tương đối, bạn phải giảm khoảng cách giữa các ký tự. Trong một biểu tượng không nên dùng quá nhiều font chữ. Thiết kế thương hiệu: Màu sắc. Màu sắc nhằm mục đích gợi nên đặc thù, độ sáng và tạo các hiệu ứng 3 chiều cho biểu tượng. Màu sắc mang tính biểu tượng và đ ể cân bằng âm dương cho màu biểu tượng. Màu sắc để cường điệu hóa, ngụy trang và che đậy nền hững Yếu Tố Phong Thủy Trong Thiết Kế Logo. Thiết kế thương hiệu: Tương sinh giữa các hành. Ngũ hành gắn liền với các hình khối cho nên khi áp dụng hình khối trong một biểu tượng logo cho nên phải xét đến sự tương sinh giữa các hành. Hành kim gắn liền với hình tròn và hình thuôn; hành mộc với các hình chữ nhật cao, mỏng; hành thủy với hình zigzag và các hình uốn lượn; hành hỏa với hình tam giác, hình nón và hình chóp; hành thổ với hình vuông. Thiết kế thương hiệu: Sự tương sinh giữa các hành và các con số: Kim (tròn, trắng) và số 9 với thủy (zigzag, đen) và số 6. Mộc (chữ nhật, xanh lục) và số 8 với hỏa (tam giác, đỏ) và số 7. Thủy (zigzag, đen) và số 6 với mộc (chữ nhật, xanh lục) và số 8. Hỏa (tam giác, đỏ) và số 7 với thổ (vuông, vàng) và số 5. Thổ (vuông, vàng) và số 5 với kim (tròn, trắng) và số 9. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
thiết kế logo thiết kế thương hiệu xây dựng thương hiệu quản trị thương hiệu phát triển thương hiệu chiến lược thương hiệuTài liệu có liên quan:
-
Câu hỏi ôn tập môn Giao tiếp và quan hệ công chúng
28 trang 310 0 0 -
28 trang 288 2 0
-
10 lỗi trong xây dựng thương hiệu
6 trang 288 0 0 -
Sau sự sụp đổ: Điều gì thật sự xảy ra đối với các thương hiệu
4 trang 240 0 0 -
4 trang 239 0 0
-
Giá trị vô hình của thương hiệu.
5 trang 237 0 0 -
Chương 8: Truyền thông marketing
43 trang 234 0 0 -
Sách hướng dẫn về Xây dựng thương hiệu
71 trang 220 0 0 -
Xây dựng văn hóa tiêu dùng Việt Nam - Phát triển thương hiệu hàng Việt
5 trang 141 0 0 -
Sở giao dịch chứng khoán trong thời kỳ hội nhập và quốc tế hóa
6 trang 140 0 0 -
Ứng dụng truyền thông marketing trong chiến lược tái định vị thương hiệu sữa Izzi
31 trang 139 0 0 -
Lợi thế của thị trường truyền thông kỹ thuật số
7 trang 137 0 0 -
Phương pháp tự học thiết kế mẫu bằng phần mềm CorelDRAW X5: Phần 2
200 trang 129 0 0 -
Bài giảng Quản trị thương hiệu: Giới thiệu – ThS. Đặng Đình Trạm
5 trang 127 0 0 -
Bài giảng Quản trị thương hiệu: Chương 2 – ThS. Đặng Đình Trạm
39 trang 126 0 0 -
Green Event (Event Xanh) - cách tạo thiện cảm dành cho thương hiệu
4 trang 126 0 0 -
Quản trị thương hiệu: Bài học kinh nghiệm từ các thương hiệu hàng đầu Việt Nam
4 trang 122 0 0 -
Thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp
6 trang 120 0 0 -
Bài giảng Quản trị thương hiệu - PGS.TS. Nguyễn Quốc Thịnh
123 trang 116 0 0 -
Tiểu luận: Kế hoạch phát triển thương hiệu trà Ô Long Cao Sơn tại thị trường Việt Nam
28 trang 116 0 0