Danh mục tài liệu

Thơ nữ đương đại Việt Nam nhìn từ lí thuyết liên kí hiệu

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 384.40 KB      Lượt xem: 3      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết vận dụng lí thuyết kí hiệu và liên kí hiệu để giải mã ngôn ngữ văn chương đang được quan tâm và trở thành một trong những xu hướng chính của nghiên cứu văn học hiện nay. Trên cơ sở phối hợp phương pháp định tính và định lượng, bài viết vận dụng lí thuyết liên kí hiệu để phân tích ý nghĩa của các kí hiệu ngôn từ được sử dụng trong 483 bài thơ của bảy nữ thi sĩ Việt Nam đương đại.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thơ nữ đương đại Việt Nam nhìn từ lí thuyết liên kí hiệu TẠP CHÍ KHOA HỌC HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH JOURNAL OF SCIENCE Tập 21, Số 11 (2024): 1991-2002 Vol. 21, No. 11 (2024): 1991-2002 ISSN: Website: https://journal.hcmue.edu.vn https://doi.org/10.54607/hcmue.js.21.11.4527(2024) 2734-9918 Bài báo nghiên cứu 1 THƠ NỮ ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM NHÌN TỪ LÍ THUYẾT LIÊN KÍ HIỆU Nguyễn Võ Trang Trang, Trần Thị Phương Lý* Trường Đại học Sài Gòn, Việt Nam Tác giả liên hệ: Trần Thị Phương Lý – Email: ttply@sgu.edu.vn * Ngày nhận bài: 22-8-2024; ngày nhận bài sửa: 20-9-2024; ngày duyệt đăng: 27-9-2024TÓM TẮT Bài viết vận dụng lí thuyết kí hiệu và liên kí hiệu để giải mã ngôn ngữ văn chương đang đượcquan tâm và trở thành một trong những xu hướng chính của nghiên cứu văn học hiện nay. Trên cơsở phối hợp phương pháp định tính và định lượng, bài viết vận dụng lí thuyết liên kí hiệu để phântích ý nghĩa của các kí hiệu ngôn từ được sử dụng trong 483 bài thơ của bảy nữ thi sĩ Việt Namđương đại. Kết quả nghiên cứu cho thấy có ba kí hiệu xuất hiện với tần số cao nhất là “đất”, “nước”,“đêm”, và trên 20 biến thể của mỗi kí hiệu. Khi so sánh ý nghĩa các biến thể của ba kí hiệu “đất”,“nước” và “đêm” thông qua các mã chung, các kí hiệu cho thấy có cùng sự tương liên về mặt ýnghĩa. Từ đó cho thấy việc áp dụng lí thuyết kí hiệu và liên kí hiệu trong đọc tác phẩm văn học sẽgiúp người đọc khám phá các tầng ý nghĩa tiềm ẩn của các kí hiệu trong một văn bản và mối quanhệ qua lại giữa ý nghĩa của chúng trong các văn bản khác nhau. Từ khóa: đương đại; liên kí hiệu; kí hiệu; Việt Nam; nhà thơ nữ1. Đặt vấn đề Kí hiệu là các thực thể, sự kiện, hiện tượng hay hành vi con người tồn tại như một vậtmang ý nghĩa để thông báo nội dung nào đó. Charles S. Peirce (1839-1914) đã nhận địnhmột vật chỉ có thể được xem là kí hiệu nếu nó được diễn giải như là kí hiệu (Peirce, 1894MS). Từ khái niệm về kí hiệu, có thể thấy kí hiệu tồn tại trong mối quan hệ mật thiết với vănhóa, xã hội, không một kí hiệu nào có thể tồn tại và tự tạo nghĩa như một thực thể độc lậptuyệt đối. Sự gắn kết, tương hỗ giữa các kí hiệu (có tính lặp lại), làm nên “kí hiệu quyển”của văn bản nghệ thuật. Tính lặp lại các kí hiệu này có khả năng tạo nghĩa và các lớp nghĩaphái sinh. Nói liên kí hiệu thực chất là nói đến khả năng tạo nghĩa của kí hiệu trên cơ sở cácquan hệ tương tác (Lotman, 2007). Lí thuyết về liên kí hiệu hiện nay đã trở nên phổ biếntrong lĩnh vực nghiên cứu ngôn ngữ nói chung và văn học nói riêng, được vận dụng như mộttrong các phương cách để tìm hiểu, giải mã các văn bản nghệ thuật, thông qua việc lí giải vềCite this article as: Nguyen Vo Trang Trang, & Tran Thi Phuong Ly (2024). Poems by contemporary Vietnamesewomen poets from an intersign theory perspective. Ho Chi Minh City University of Education Journal of Science,21(11), 1991-2002.. 1991Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Võ Trang Trang và tgksự tương liên giữa các kí hiệu để khám phá các tầng sâu hơn nữa về mặt ý nghĩa ngôn từ củamột tác phẩm văn học. Sau năm 1975, nhiều cây bút nữ ra đời, thử sức mình trên cả hai thể loại văn xuôi vàthơ với những sắc thái, giá trị riêng, khuấy động đời sống văn học nữ với những tên tuổi nhưVi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Phan Huyền Thư, Bình Nguyên Trang, Vũ Thị Huyền, Dư ThịHoàn, Phạm Thị Ngọc Liên, Tuyết Nga, Dạ Thảo Phương… Là những cây bút trẻ thuộc thế hệ 7X, 8X, chịu ảnh hưởng của nhiều luồng văn họctrên thế giới, có những nét phá cách và có nhiều thể nghiệm mới mẻ, bên cạnh sự tự do thểhiện những cảm xúc thầm kín nhất của người phụ nữ trong nội dung từng sáng tác, thì cátính độc đáo của mỗi tác giả còn được bộc lộ qua cách biến tấu ngôn từ tiếng Việt thànhnhững kí hiệu hàm chứa nhiều cách giải thích, mang khả năng khai phóng trong tư duy cáchtân. Qua những kí hiệu này, có thể thấy được sự liên hệ, tương quan lẫn nhau về tư duy sángtạo giữa các nhà thơ và sự độc đáo, mới lạ riêng của từng cây bút. Bài viết này, dựa trên nền tảng lí thuyết kí hiệu và đặc biệt liên kí hiệu, hướng tới việctìm hiểu, phân tích và lí giải các kí hiệu và những biến thể của chúng trong tác phẩm thơ củacác nhà thơ nữ đương đại Việt Nam, xây dựng hệ thống các kí hiệu được sử dụng với tần sốnổi bật; xem xét, lí giải các liên kết giữa chúng với nhau và giá trị mà những liên kí hiệu đómang lại trong việc định hình phong cách tác giả và những đóng góp của các nhà thơ đối vớisự phát triển của văn học đương đại Việt Nam.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Giới thiệu một số nét về lí thuyết liên kí hiệu Theo Pierce, một kí hiệu luôn là “sự đại diện” cho một đối tượng “bằng một cái gì đótrong quan hệ hoặc khả năng nào đó” và là thứ để xác định một thứ gì khác để ám chỉ đếnmột đối tượng mà nó được quy vào (Peirce, 1894). Trong các diễn giải của Ferdinand deSaussure (1867-1913), kí hiệu được xem là một mô hình nhị phân hai mặt gồm: cái biểu đạtvà cái được biểu đạt, cái được biểu đạt được hiểu như một hệ thống dấu hiệu khác biệt giúpnhận biết kí hiệu (Saussure, 2005). Nhà ngôn ngữ học Roman Jakobson (1896-1982) cũngđã đề xuất một cách tiếp cận đối với toàn bộ hệ thống kí hiệu này bắt đầu bằng việc cân nhắctới điểm bao quát căn bản của kí hiệu khi cho rằng mọi loại thông tin đều được tạo bởi cáckí hiệu (Jakobson, 1959). Mọi kí hiệu đều được bao quanh bởi một môi trường tổng hòa các mối quan hệ vănhóa, trong quá trình hình thành, tồn tại, ...