
THỞ VÀ THÔNG KHÍ PHỔI
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
THỞ VÀ THÔNG KHÍ PHỔI THỞ VÀ THÔNG KHÍ PHỔI (BREATHING AND VENTILATION)1/ TẦN SỐ HÔ HẤP HỮU ÍCH NHƯ TH Ế NÀO TRONG SỰ ĐÁNH GIÁMỘT BỆNH NHÂN ?Tần số hô hấp (respiratory rate) là một dấu hiệu sinh tồn rất quan trọng. Tần sốhô h ấp bình thường n ơi các trẻ em biến thiên theo tuổi, trong khi ngư ời trưởngthành, trong trường hợp điển h ình, thở từ 12 đến 16 lần mỗi phút. Tần số hôhấp có thể hữu ích trong nhiều tình trạng khác với bệnh lý phổi nguyên phát.Tần số tăng cao n ơi những bệnh nhân thiếu máu, rò động-tĩnh mạch(arteriovenous fistula), thai nghén, bệnh tim xanh tía (cyanotic heart disease),nhiễm toan chuyển hóa (metabolic acidosis), bệnh sốt (febrile illness), bệnh lýhệ thần kinh trung ương, lo âu, thể dục, và ở cao độ (high altitude). Điều quantrọng là tần số hô hấp phải đ ược đếm cẩn trọng ít nhất trong 30 giây. Thườngtần số hô hấp được đánh giá sau một thời gian quan sát ngắn.2/ NHỮNG KIỂU THỞ ĐƯỢC LIÊN KẾT VỚI NHỮNG TÌNH TRẠNGBỆNH LÝ ?Hơi thở Kussmaul là các hơi thở sâu, nhanh, đư ợc liên kết với nhiễm toanchuyển hóa. Hơi thở Cheyne-Stokes bao gồm những hô hấp lên xuống mộtcách chu k ỳ, những thời kỳ thở sâu luân phiên với những thời kỳ ngừng thở.Nh ững nguyên nhân gồm có suy tim sung huyết, cơn cao huyết áp, giảm natri-huyết, bệnh ở độ cao (high -altitude illness), và chấn thương đ ầu. Hơi th ở thấtđiều (ataxic breathing) được đặc trưng bởi tính chất không đều không thể đoántrước được. Hơi thở có thể nông hay sâu và có thể ngừng lại trong những thờigian ngắn. Những nguyên nhân gồm có suy giảm hô hấp và thương tổn thânnão ở hành não (medulla).3/ NHỮNG TRẮC NGHIỆM CHỨC NĂNG PHỔI NÀO THƯỜNGĐƯỢC SỬ DỤNG Ở PHÒNG CẤP CỨU ?Ngoài tần số hô hấp, các trắc nghiệm chức năng phổi hữu ích nhất đối với cácbệnh nhân ở phòng cấp cứu là thể tích thở ra tối đa giây (FEV1: forced end-expiratory volume in one second) và lưu lượng đỉnh (PEFR : peak expiratoryflow rate). Lưu lượng đỉnh được sử dụng thường hơn. Trắc nghiệm n ày đư ợcthực hiện bằng cách bảo bệnh nhân thở ra với một tốc độ tối đa qua một đỉnhlưu kế (peak flowmeter). Những trị số b ình thường biến thiên từ 350 đến 600L/phút. Những mức độ thấp h ơn là đặc điểm của sự gia tăng sức cản của đườngkhí, như thường được thấy trong hen phế quản và những đợt kịch phát của bệnhphổi tắc m ãn tính (COPD). Những bệnh nhân có những trị số từ 75 đến100L/phút có tắc đường dẫn khí nghiêm trọng. Các đo lường liên tiếp hữu íchtrong việc định lượng khách quan đáp ứng với điều trị.4/ OXY-HUYẾT KẾ MẠCH (PULSE OXIMETER) DÙNG ĐỂ ĐO GÌ ?Độ bảo hòa oxy máu động mạch ngoại biên.5/ PHÉP ĐO OXY-HUYẾT MẠCH (PULSE OXYMETRY) HOẠTĐỘNG NHƯ THẾ NÀO ?Phép đo oxy-huyết mạch (pulse oxymetry) đ ược căn cứ trên một sự phối hợpcủa phép quang trắc phổ (spectrophotometry) và phép ghi biến thiên thể tích(plethysmography). Phép quang trắc phổ được căn cứ trên đ ịnh luật Beer-Lambert, xác định rằng sự hấp thu quang học (optical absorbance) tỷ lệ vớinồng độ của một chất và độ dày của môi trường. Dùng nguyên tắc này, hai độdài sóng được sử dụng để phân biệt giữa sự hấp thụ oxyhemoglobin (02Hb) vàhemoglobin khử. Phép ghi biến thiên thể tích (plethysmography) đo sự dichuyển mô gây nên b ởi mạch động mạch (arterial pulse). Điều này cho phépđánh giá sự gia tăng hấp thu ánh sáng gây n ên bởi lưu lượng động mạch tạichỗ, so với các mô đủ loại và máu tĩnh mạchOxy-huyết kế mạch (pulse oxymeter) hoạt động bằng cách đặt lòng huyết quảnmạch đập (pulsatile vascular bed) giữa một ống lưỡng cực phát ánh sáng (LED: light-emitting diod) và một bộ phận phát hiện (detector). Ánh sáng đượctruyền qua mô với hai độ dài sóng, 660 nm (đỏ, chủ yếu được hấp thu bởiO2Hb) và 940 nm (hồng ngoại, chủ yếu được hấp thu bởi Hb), cho phép phânbiệt O2Hb với Hb. Một microprocessor algorithm được sử dụng để phân biệtđộ bảo hòa động mạch với artifact. Với sự truyền tín hiệu trong thời k ỳ thu tâmcho một điểm chuẩn, những thay đổi đư ợc quan sát trong các thời kỳ pulsationđược sử dụng như là nh ững khoảng đo đối với bảo hòa O2Hb. Điều này cũngcho phép xác định nhịp tim. Những trị số đo độ bảo hòa oxy đ ộng mạch đượctính theo những thay đổi sự hấp thu ánh sáng gây nên b ởi mạch động mạch(arterial pulse).6/ 4 ƯU ĐIỂM CỦA OXY-HUYẾT KẾ MẠCH SO VỚI KHÍ HUYẾTĐỘNG MẠCH ? Monitoring liên tục Không xâm nhập Ít bệnh hoạn Ít tốn kém 7/ PHÉP ĐO OXY-HUYẾT MẠCH (PULSE OXYMETRY) CÓ THỂHỮU ÍCH NHƯ THẾ NÀO, VÀ TRONG NHỮNG TÌNH HUỐNG NÀONÓ CÓ THỂ CHO NHỮNG TRỊ SỐ SAI LẠC ?Phép đo oxy-huyết mạch (pulse oximetry) hữu ích khi monitoring độ bảo hòaHb02 động mạch trong những rối loạn tim phổi ; monitoring độ bảo hòa oxytrong khi an thần tri giác, xử trí đường hô hấp, hay nơi nh ững bệnh nhân cómức độ tri giác bị giảm ; hay định lượng sự đáp ứng của độ bảo hòa 02Hb độngmạch đối với những can thiệp điều trị.Nh ững tình huống trong đó sự hữu ích của phép đo oxy-huyết mạch bị hạn chếgồm có cử động quá mức, co mạch, độ bảo hòa O2Hb thấp (< 83%), cáchemoglobin b ất thường (carboxyhemoglobin, methemoglobin), các thuốcnhuộm trong mạch máu, sự tiếp xúc của measuring sensor với nguồn ánh sángxung quanh, da nhiễm sắc tố, và khi có sự hiện diện của thuốc đánh móng tay.Nh ững trị số của độ bảo hòa oxy có thể tăng cao một cách sai lạc khi cócarboxyhemoglobin và giảm một cách sai lạc khi có methemoglobin.8/ TÌNH TRẠNG CÓ THỂ DẪN ĐẾN NHỮNG TRỊ SỐ SAI LẦM CỦAPHÉP ĐO OXY-HUYẾT MẠCH ? Giảm oxy mô đáng kể Loạn hemoglobin-huyết (dyshemoglobinemia) Hạ huyết áp Thiếu máu Da nhiễm sắc tô đậm (dark skin pigmentation) Sử dụng thuốc đánh móng tay 9/ FiO2 LÀ GÌ ? Phần của hỗn hợp khí thở vào chứa oxy. FiO2 chỉ phần oxy được thở vào hay lượng oxy mà bệnh nhân thật sự hít vào trong phổi. Tần số hô hấp của bệnh nhân, sự cố gắng lúc thở vào, và ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
giáo trình y học dược học đại cương tài liệu y khoa hướng dẫn học y khoa kiến thức y khoa điều trị bệnhTài liệu có liên quan:
-
Access for Dialysis: Surgical and Radiologic Procedures - part 3
44 trang 190 0 0 -
HƯỚNG DẪN ĐIÊU KHẮC RĂNG (THEO TOOTH CARVING MANUAL / LINEK HENRY
48 trang 185 0 0 -
GIÁO TRÌNH phân loại THUỐC THỬ HỮU CƠ
290 trang 132 0 0 -
XÂY DỰNG VHI (VOICE HANDICAP INDEX) PHIÊN BẢN TIẾNG VIỆT
25 trang 62 0 0 -
Lý thuyết y khoa: Tên thuốc MEPRASAC HIKMA
5 trang 48 0 0 -
25 trang 47 0 0
-
39 trang 40 0 0
-
Chapter 075. Evaluation and Management of Obesity (Part 5)
5 trang 39 0 0 -
Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm: Phần 1
111 trang 39 0 0 -
National Healthcare Quality Report - part 3
15 trang 38 0 0 -
Một số hình ảnh siêu âm của bệnh lý túi mật (Kỳ 1)
5 trang 38 0 0 -
Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm: Phần 2
42 trang 37 0 0 -
INFLAMMATORY BOWEL DISEASE - PART 7
38 trang 36 0 0 -
Sự hài lòng của học viên đối với chất lượng đào tạo liên tục tại Bệnh viện Bạch Mai, năm 2020 - 2021
5 trang 35 0 0 -
CÁC CHỈ SỐ CẬN LÂM SÀNG part 1
10 trang 35 0 0 -
35 trang 35 0 0
-
Tiểu đường liên quan liệt dương thế nào ?
4 trang 35 0 0 -
Giải phẫu xương đầu mặt (Kỳ 5)
5 trang 35 0 0 -
Handbook of sexual dysfunction - part 1
36 trang 35 0 0 -
67 trang 34 1 0