
Thỏa thuận trọng tài vô hiệu do người xác lập thỏa thuận không có thẩm quyền
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thỏa thuận trọng tài vô hiệu do người xác lập thỏa thuận không có thẩm quyền THỎA THUẬN TRỌNG TÀI VÔ HIỆU DO NGƢỜI XÁC LẬP THỎA THUẬN KHÔNG CÓ THẨM QUYỀN Bùi Cẩm Tiên - Lê Ngô Thảo Tiên - Kiều Thị Ngọc Tri Khoa luật, trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH)TÓM TẮTSau hơn 30 năm đổi mới, từ một nền kinh tế lạc hậu, khép kín, kém phát triển, đến nay Việt Nam đãchuyển mình vượt bậc, trở thành một nước kinh tế năng động và đang trong quá trình phát triển nền kinhtế thị trường. Việc đẩy mạnh phát triển nền kinh tế đã dẫn đến nhiều hoạt động thương mại diễn ra ngàycàng da dạng, cũng từ đó đã kéo theo sự xuất hiện các tranh chấp trong hoạt động thương mại phát sinhngày một nhiều và phức tạp. Vì vậy đòi hỏi phải có những phương thức giải quyết tranh chấp nhanhchóng và hiệu quả. Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài là một trong những phương thứcgiải quyết tranh chấp được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, không phải mọi tranh chấp thương mại đềuđược giải quyết bằng trọng tài, điều đầu tiên là cần phải có một thỏa thuận trọng tài. Ngay cả khi tồn tạimột thỏa thuận trọng tài thì chưa chắc Trọng tài đã có thẩm quyền giải quyết nếu như thỏa thuận trọng tàiđó không có hiệu lực pháp lý.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNGHiện nay, phương thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại đang được nhiều người lựa chọnbởi nó mang nhiều ưu điểm như nhanh chóng, linh hoạt, tôn trọng tối đa ý chí tự do cũng như đảm bảotính bí mật và phán quyết của Trọng tài có giá trị chung thẩm, được sự công nhận quốc tế. Trọng tài làphương thức giải quyết tranh chấp dựa trên sự thỏa thuận của các bên và thỏa thuận trọng tài là điềukiện tiên quyết để thực hiện phương thức giải quyết tranh chấp này. Ở một số nước trên Thế giới,phương thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài xuất hiện từ rất sớm. Điển hình là hệ thống pháp luậtcủa Anh, Luật trọng tài được ban hành năm 1967 và đây là một phương thức rất phổ biến. Tại Việt Nam,ngày 25/02/2003, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh Trọng tài 2003 số 08/2003/PL-UBTVQH, đánh dấu sự ra đời pháp luật về Trọng tài ở Việt Nam. Kế thừa sự phát triển từ Pháp lệnhTrọng tài thương mại năm 2003, Nghị Định số 25/2004/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều củaPháp lệnh Trọng tài thương mại, cùng với thực tiễn hoạt động của các Trung tâm trọng tài thương mại,ngày 17/6/2010 Quốc hội đã ban hành Luật Trọng tài thương mại số 54/2010/QH12 (sau đây gọi tắt làLuật Trọng tài thương mại 2010).1.1 Khái niệmKhi so sánh giữa Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003 và Luật Trọng tài thương mại 2010, ta thấy khôngcó sự thay đổi đáng kể về khái niệm thỏa thuận trọng tài. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Luật Trọng tàithương mại 2010, thỏa thuận trọng tài là thoả thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng Trọng tài tranhchấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh.1.2 Đặc điểm của thỏa thuận trọng tài1.2.1 Tính tự nguyệnĐây là đặc điểm hết sức đặc trưng của thỏa thuận trọng tài. Khi nói đến thỏa thuận thì nó phải thể hiệnđược thiện chí của các bên cùng thống nhất vấn đề sau một quá trình đàm phán, thỏa thuận. Như vậy,bản chất của thỏa thuận là sự tự nguyện thống nhất ý chí của các bên về một vấn đề nào đó. Việc lựachọn giải quyết tranh chấp là hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của các bên, các bên có toàn quyền quyết190định. Do đó thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp, đòi hỏi ở cácbên phải hoàn toàn có sự tự nguyện.1.2.2 Tính độc lậpĐây là các đặc điểm cơ bản của thỏa thuận trọng tài. Tính độc lập của thỏa thuận trọng tài ở đây đượcxét trong mối quan hệ với hợp đồng. Việc thay đổi, gia hạn, hủy bỏ hợp đồng, sự vô hiệu của hợp đồngkhông làm ảnh hưởng đến điều khoản thỏa thuận trọng tài. Như vậy, dù thỏa thuận trọng tài dưới dạng làmột điều khoản trong hợp đồng hay là một thỏa thuận trọng tài riêng biệt đều tồn tại độc lập với hợp đồng.1.3 Vai tròThỏa thuận trọng tài có vai trò quan trọng trong tố tụng trọng tài thương mại cũng như trong việc giảiquyết tranh chấp phát sinh. Thỏa thuận trọng tài là yếu tố cơ bản cần thiết, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toànbộ hoạt động trọng tài kể từ lúc khởi đầu giải quyết tranh chấp bằng trọng tài cho đến khi kết thúc quátrình tố tụng trọng tài và thỏa thuận trọng tài cũng là căn cứ để công nhận và thi hành quyết định trọng tài.1.4 Hậu quả pháp lýThỏa thuận trọng tài là thỏa thuận giữa các bên cam kết giải quyết bằng trọng tài các tranh chấp phátsinh. Thỏa thuận trọng tài vô hiệu sẽ dẫn đến hậu quả là vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết củatrọng tài. Nếu các bên tranh chấp không thỏa thuận lại về trọng tài thì tranh chấp sẽ được giải quyết theothủ tục tố tụng chung, nghĩa là các bên có thể thương lượng với nhau hoặc hòa giải hoặc đưa ra vụ việcgiải quyết tại tòa án. Tuy nhiên, thỏa thuận đó có thể vô hiệu do nhiều lý do khác nhau. Tùy thuộc vào thờiđiểm phát hiện thỏa thuận trọng tài vô hiệu sẽ mang lại những hậu quả pháp lý khác nhau cho các bêntranh chấp.Thứ nhất, khi xem xét thụ lý đơn kiện nếu có cơ sở để khẳng định thỏa thuận trọng tài vô hiệu thì tổ chứctrọng tài từ chối thụ lý vụ việc.Thứ hai, trong quá trình Hội đồng trọng tài giải quyết tranh chấp mà phát hiện thỏa thuận trọng tài vô hiệuvà các bên tranh chấp không đạt được thỏa thuận trọng tài mới có hiệu lực thì Hội đồng trọng tài phải raquyết định đình chỉ giải quyết vụ việc.Thứ ba, khi Hội đồng trọng tài đã ra quyết định cuối cùng mà có một bên yêu cầu tòa án xem xét hủyphán quyết trọng tài, nếu tòa án phát hiện thỏa thuận trọng tài bị vô hiệu thì tòa án ra quyết định hủy phánquyết trọng tài.Từ những phân tích nêu trên, thỏa thuận trọng tài đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết tranh chấpbằng phương thức trọng tài. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài phát sinh trên cơ sở thỏathuận trọng tài. Tuy nhiên, thỏa thuận trọng tài ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phương thức giải quyết tranh chấp Trọng tài thương mại Đặc điểm của thỏa thuận trọng tài Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh Luật Trọng tài thương mạiTài liệu có liên quan:
-
Sổ tay Pháp chế doanh nghiệp - NXB Thanh Niên
124 trang 330 7 0 -
5 trang 181 0 0
-
Các quy định của pháp luật về hòa giải trong tố tụng Trọng tài tại Việt Nam hiện nay
19 trang 96 0 0 -
Giáo trình Luật thương mại quốc tế (Phần 2): Phần 2
187 trang 69 1 0 -
50 phán quyết Trọng tài quốc tế chọn lọc
211 trang 62 0 0 -
Giáo trình Pháp luật kinh tế: Phần 2 (Tái bản lần thứ 6)
231 trang 49 1 0 -
5 trang 49 0 0
-
7 trang 49 0 0
-
Pháp lệnh trọng tài thương mại
27 trang 46 0 0 -
Luật trọng tài thương mại 2010
23 trang 45 0 0 -
Thông báo vụ kiện đến bị đơn trong tố tụng trọng tài, quy định và thực tiễn áp dụng
6 trang 45 0 0 -
70 trang 41 0 0
-
Pháp luật về phán quyết trọng tài và quyết định trọng tài
5 trang 41 1 0 -
Bài giảng Luật Kinh tế (Economic Law) - Chương 10: Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại
43 trang 40 0 0 -
Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp: Số 20/2018
68 trang 39 0 0 -
Trọng tài và hoà giải - Sổ tay pháp luật: Phần 1
104 trang 38 0 0 -
Bài giảng Luật kinh doanh - TS. Nguyễn Nam Hà
126 trang 35 0 0 -
4 trang 35 0 0
-
Chương 2 các mô hình kinh doanh điện tử
16 trang 34 0 0 -
Giáo trình Luật kinh tế - TS. Nguyễn Thị Thanh Thủy
215 trang 33 0 0