Thông tin Giáo dục Quốc tế - Số 21/2015 trình bày tương lai của giáo dục đại học, sứ mạng, mục tiêu, giá trị, loại hình, cách thức hoạt động của trường đại học cũng đang thay đổi.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thông tin Giáo dục Quốc tế - Số 21/2015Thông tinGiáo dục Quốc tế Số 21/2015 www.cheer.edu.vn CỦA GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Những người được xem là mù chữ trong thế kỷ 21 không phải là những người không biết đọc biết viết, mà là những người không có khả năng từ bỏ cái đã học và học cái mới” (Alvin Toffler)Lời giới thiệuD ưới ảnh hưởng của những tiến bộ lớn lao trong công nghệ truyền thông, thế giới chúng ta sống đang biến đổi từng ngày với một tốc độ nhanh chóng. Trong bối cảnh đó, trường ĐH đã và đang thay đổi như thế nào,so với hình ảnh nó đã từng là cách đây cả nghìn năm, hay thậm chí chỉ vài mươinăm? Quan niệm về sứ mạng, mục tiêu, giá trị, loại hình, cách thức hoạt độngcủa trường ĐH cũng đang thay đổi. Đâu là những giá trị cốt lõi của GDĐH cầnđược tiếp tục bảo vệ và duy trì vì nó biện minh cho sự tồn tại của trường ĐH, đâulà những quan niệm nên thay đổi để trường ĐH có thể thích ứng tốt hơn với thờiđại và đóng góp tốt hơn cho từng người, và cho xã hội?Bản tin Thông tin Giáo dục Quốc tế số 21 của Trung tâm Nghiên cứu và Đánh giáGDĐH, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành xin giới thiệu bốn bài viết về chủ đề trên.Bài thứ nhất là ghi nhận tại Hội thảo Đối thoại Giáo dục Toàn cầu, do Hội đồngAnh Hàn Quốc tổ chức tại Seoul ngày 26-27.02.2015, với chủ đề “Vai trò của côngnghệ trong cuộc đua tài năng toàn cầu”. Bài này phản ánh những nội dung đượcthảo luận tại hội thảo từ góc nhìn của giới chức chính phủ, giới nghiên cứu vàquản lý ĐH, giới doanh nghiệp nhiều nước. Bài thứ hai là một bài trình bày tại Hộithảo này của các tác giả Đàm Quang Minh, Phạm Thị Ly và Phạm Hiệp, nói về sựthay đổi trong khái niệm trường ĐH trên thế giới. Bài thứ ba là bài nói chuyện tạiDavos ngày 21.1.2015 của bà Drew Gilpin Faust, Hiệu trưởng Trường ĐH Harvard,Hoa Kỳ, nói về những lực lượng đang định hình tương lai của GDĐH. Bài thứ tư làcủa Bill Gates, nói về những suy nghĩ của ông đối với tương lai của GDĐH nhânchuyến viếng thăm các trường đào tạo trực tuyến ở Arizona Hoa Kỳ. Bài thứ bavà thứ tư phản ánh hai góc nhìn rất tiêu biểu cho giới học thuật và giới doanhnghiệp và bổ sung cho nhau để ta có thể thấy vấn đề một cách toàn diện.Chúng tôi hy vọng bốn bài viết này có thể giúp người đọc nắm bắt những bướcphát triển mới nhất trong tư duy về ĐH của đồng nghiệp quốc tế thông quanhững góc nhìn đa dạng, từ đó có thể xây dựng những chiến lược định vị chotrường mình một cách hiệu quả hơn và đáp ứng tốt hơn với những đổi thay củabối cảnh.BBT Bản tin xin trân trọng cảm ơn Hội đồng Anh Việt Nam và Trường ĐH FPT đãtài trợ chi phí cho chuyến đi để người dịch và thực hiện bản tin có điều kiện thamdự hội thảo.Trân trọng BAN BIÊN TẬP BẢN TIN Thông tin Giáo dục Quốc tế số 21 - 2015 1GHI NHẬN TỪ ĐỐI THOẠI GIÁO DỤC TOÀN CẦU 2015:VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHỆ TRONG CUỘC ĐUATÀI NĂNG Phạm Thị Ly Đ ối thoại Giáo dục toàn cầu là một chuỗi sinh hoạt học thuật thường niên của Hội đồng Anh, nhằm tập hợp các nhà lãnh đạo trong khu vực chính phủ, doanh nghiệp và trường đại học (ĐH) từ nhiều nước trong một diễn đàn thảo luận đa quốc gia về những vấn đề trọng yếu nhất đã và đang có tác động mạnh mẽ đến GDDH trên thế giới. Đối thoại Giáo dục Toàn cầu năm 2015 tổ chức tại Seoul, Hàn Quốc, ngày 26 và 27 tháng 2 năm 2015. Chủ đề năm nay là vai trò của công nghệ trong cuộc đua tài năng toàn cầu. Ở một tầm mức sâu hơn, hội thảo đã đặt ra những câu hỏi rất quan trọng và lý thú về tương lai của GDĐH. Bài viết này ghi nhận những vấn đề và ý tưởng đã được thảo luận tại diễn đàn này, cùng với bình luận của người viết. Thế hệ i: đối tượng của GDDH tương lai Một khái niệm trở đi trở lại trong hội thảo này là “thế hệ i” (i-generation), một thuật ngữ chỉ những người sinh từ năm 1985 về sau, thế hệ đầu tiên trưởng thành trong môi trường mà việc sử dụng công nghệ truyền thông trở thành phổ biến rộng rãi. Họ là những người sử dụng các thiết bị truyền thông như iphone, ipod, ipad, v,v. th ...
Thông tin Giáo dục Quốc tế - Số 21/2015
Số trang: 18
Loại file: pdf
Dung lượng: 586.55 KB
Lượt xem: 20
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Thông tin Giáo dục Quốc tế Thông tin Giáo dục Quốc tế số 21 Giáo dục Quốc tế Tương lai của giáo dục đại học Mục tiêu của giáo dục đại học Sứ mạng của giáo dục đại họcTài liệu có liên quan:
-
Kiến thức thời đại - Nền sư phạm đại học: Phần 1
64 trang 27 0 0 -
Thông tin Giáo dục Quốc tế và so sánh
15 trang 26 0 0 -
12 trang 23 0 0
-
Kiến thức thời đại - Nền sư phạm đại học: Phần 2
99 trang 23 0 0 -
Thông tin Giáo dục Quốc tế - Số 2/2011
26 trang 20 0 0 -
Thông tin Giáo dục Quốc tế - Số 11/2013
18 trang 19 0 0 -
Thông tin Giáo dục Quốc tế - Số 18/2014
18 trang 19 0 0 -
Thông tin Giáo dục Quốc tế - Số 14/2014
46 trang 18 0 0 -
Thông tin Giáo dục Quốc tế - Số 20/2015
22 trang 18 0 0 -
Thông tin Giáo dục Quốc tế - Số 10/2013
10 trang 18 0 0