Thông tin Giáo dục Quốc tế - Số 22/2015 trình bày xếp hạng đại học những bước phát triển và nhận thức mới; những bước phát triển mới về quan niệm và phương pháp trong xếp hạng đại học toàn cầu - ý nghĩa đối với Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thông tin Giáo dục Quốc tế - Số 22/2015Lời giới thiệuX ếp hạng ĐH là một hiện tượng đã, đang và sẽ tiếp tục tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của GDĐH trên thế giới. Vì lẽ đó, nó không ngừng được nghiên cứu, được nhận thức và nhận thức lại. Với những nước đang phát triển như Việt Nam,khát vọng tự so sánh mình với những hệ thống GDĐH ưu tú để học hỏi và vươn tới nhữngthành tựu mới là một khát vọng chính đáng. Tuy vậy, trong bối cảnh nguồn lực côngdành cho GDĐH ngày càng hạn hẹp, chúng ta rất cần hiểu rõ những diễn tiến và pháttriển mới trong thực tiễn xếp hạng ĐH trên thế giới để không rơi vào những ảo tưởng vàkỳ vọng không thích hợp.Bản tin Thông tin Giáo dục Quốc tế của Trung tâm Nghiên cứu và Đánh giá GDĐH số 22xin giới thiệu cùng bạn đọc hai bài về chủ đề này. Một bài dịch nhan đề “Ảo tưởng xếphạng” nêu lên một thực tế: đẳng cấp của một trường ĐH rất ít thay đổi (thậm chí từ thếkỷ này sang thế kỷ khác), và tìm cách giải thích hiện tượng này. Bài thứ hai là một bàiviết “Những bước phát triển mới về quan niệm và phương pháp trong xếp hạngđại học toàn cầu- ý nghĩa đối với Việt Nam”. Bài viết này gồm hai phần. Phần 1 củabài nêu những bước tiến mới trong nhận thức và phương pháp xếp hạng ĐH toàn cầu,cho thấy giới học thuật ngày càng ý thức rõ hơn những khiếm khuyết và bất cập của xếphạng, và đã có nhiều nỗ lực cải tiến các phương pháp đo lường nhằm làm cho các bảngxếp hạng đáng tin cậy hơn và hữu ích hơn. Ví dụ có thể kể là xếp hạng đa chiều, xếp hạnghệ thống và các phương pháp cũng như tiêu chí đo lường mới. Các tổ chức xếp hạngcũng không còn đơn thuần chỉ xếp hạng, mà cung cấp nhiều dịch vụ khác nhằm giúpcác trường phân tích nguồn dữ liệu xếp hạng. Thực tế này minh chứng cho những nỗ lựccải thiện việc xếp hạng ĐH, từng bước làm giảm nhẹ những tác động tiêu cực của nó vàngày càng nhấn mạnh hơn đến mục tiêu đối sánh. Phần 2 của bài nêu những diễn tiếntrong chính sách đối với vấn đề xếp hạng ở Việt Nam, và nêu một vài khuyến nghị với cáctrường trong việc đáp ứng với vấn đề xếp hạng.Chúng tôi hy vọng hai bài này cung cấp cho người đọc những thông tin cập nhật về việcxếp hạng ĐH nhằm nhận thức về hiện tượng này một cách đầy đủ và toàn diện hơn.Phần còn lại của Bản tin, chúng tôi xin giới thiệu thông tin về Hội nghị Quốc tế Lần thứ 6về ĐH đẳng cấp quốc tế sẽ diễn ra tại Thượng Hải, Trung Quốc từ ngày 1 đến ngày 4.11năm 2015, với chủ đề: “Để được biết tới và duy trì chất lượng hoạt động thực sự:thách thức thường trực của các trường ĐH ĐCQT”. Bản thân tiêu đề của Hội thảo cũngcho chúng ta thấy xu hướng hiện nay là cổ vũ những giá trị thực thay cho những thànhtích hào nhoáng bên ngoài. Có lẽ sau một thời gian choáng váng trước hào quang củanhững lâu đài học thuật, người ta bắt đầu nhìn vấn đề một cách tỉnh táo hơn, và đòi hỏinhững hiệu quả thiết thực hơn của nhà trường đối với cá nhân người học, đối với cộngđồng địa phương và quốc gia, bởi đó mới là mục tiêu đích thực của nhà trường.Trân trọng BAN BIÊN TẬP BẢN TIN Thông tin Giáo dục Quốc tế số 22 - 2015 1 ẢO TƯỞNG XẾP HẠNG H àng năm, U.S. News & World Report, Times Higher Education, cũng như các tổ chức xếp hạng khác, đều cập nhật kết quả xếp hạng các trường ĐH. Những phản ứng mà ta có thể thấy khá là ngược đời. Một mặt, các nhà quản lý và giảng viên ra sức xem xét danh sách những bằng chứng nhỏ nhất cho việc tiến lên hay thụt lùi của các trường; mặt khác, tất cả mọi người đều biết rằng danh sách 10, 20 hay 50 trường hàng đầu sẽ vẫn hầu như không đổi như nó vẫn thế từ xưa tới giờ. Nhà xã hội học Kieran Healy ở Trường Duke cho biết từ năm 1911 đã có sự phân loại các trường ĐH thành 4 hạng từ thấp đến cao, và so sánh thang bậc này với kết quả xếp hạng mới nhất của U.S. News. Trong số 20 trường hàng đầu của bảng xếp hạng này, đã có 16 trường nằm trong danh sách các trường hạng nhất năm 1911, một trường nằm trong hạng hai (Notre Dame) và ba trường (Duke, Rice, and Caltech) lúc đó chưa thành lập. Hoa Kỳ không phải là ngoại lệ. Ở hầu hết những nước có truyền thống đại ...
Thông tin Giáo dục Quốc tế - Số 22/2015
Số trang: 22
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.08 MB
Lượt xem: 17
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Thông tin Giáo dục Quốc tế Thông tin Giáo dục Quốc tế số 22 Thông tin Giáo dục Quốc tế năm 2015 Giáo dục Quốc tế Xếp hạng đại học toàn cầuTài liệu có liên quan:
-
Kiến thức thời đại - Nền sư phạm đại học: Phần 1
64 trang 27 0 0 -
Thông tin Giáo dục Quốc tế và so sánh
15 trang 26 0 0 -
12 trang 23 0 0
-
Kiến thức thời đại - Nền sư phạm đại học: Phần 2
99 trang 23 0 0 -
Thông tin Giáo dục Quốc tế - Số 21/2015
18 trang 20 0 0 -
Thông tin Giáo dục Quốc tế - Số 2/2011
26 trang 20 0 0 -
Thông tin Giáo dục Quốc tế - Số 11/2013
18 trang 19 0 0 -
Thông tin Giáo dục Quốc tế - Số 18/2014
18 trang 19 0 0 -
Thông tin Giáo dục Quốc tế - Số 20/2015
22 trang 18 0 0 -
Thông tin Giáo dục Quốc tế - Số 14/2014
46 trang 18 0 0