Thu nhập chịu thuế theo pháp luật thuế thu nhập cá nhân thực trạng và giải pháp hoàn thiện
Số trang: 15
Loại file: pdf
Dung lượng: 364.45 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Qua bài viết này tác giải sẽ làm rõ những ưu điểm và hạn chế, vướng mắc trong các quy định về thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân đồng thời đề xuất những giải pháp hoàn thiện pháp luật về thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thu nhập chịu thuế theo pháp luật thuế thu nhập cá nhân thực trạng và giải pháp hoàn thiện THU NHẬP CHỊU THUẾ THEO PHÁP LUẬT THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN Nguyễn Duy Thanh Tóm tắt: Pháp luật về thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân trong những năm qua đã góp phần tích cực vào việc tăng nguồn thu của ngân sách nhà nước. Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm thì những qui định của pháp luật về thu nhập chịu thu nhập cá nhân vẫn còn nhiều điểm chưa hợp lý và khó thực thi trong thực tiễn. Chính vì vậy việc nghiên cứu những qui định của pháp luật hiện hành về thu nhập chịu thuế theo pháp luật thu nhập cá nhân tại Việt Nam là hết sức cần thiết. Qua bài viết này tác giải sẽ làm rõ những ưu điểm và hạn chế, vướng mắc trong các quy định về thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân đồng thời đề xuất những giải pháp hoàn thiện pháp luật về thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam hiện nay. Từ khóa: Pháp luật, thuế, thu nhập cá nhân, thu nhập chịu thuế. 1. Đặt vấn đề Thuế là nguồn thu cơ bản của ngân sách nhà nước là công cụ điều hành kinh tế ở tầm vĩ mô, có ý nghĩa, vai trò quan trọng hàng đầu trong việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội. So với thuế gián thu đóng vai trò quan trọng đối với việc thực hiện quản lý kinh tế tầm vĩ mô của nhà nước, thuế trực thu, bao gồm thuế thu nhập cá nhân ( TTNCN), đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo công bằng xã hội cũng như thực hiện các mục tiêu xã hội của nhà nước. Vì vậy, việc xây dựng và thực thi một hệ thống pháp luật về thuế đồng bộ, hiệu quả có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội. Thu nhập chịu thuế là yếu tố cơ bản, quan trọng nhất trong việc xây dựng pháp luật TTNCN. Các văn bản pháp luật được ban hành trong thời gian gần đây về cơ bản đã giải quyết các vấn đề liên quan đến thu nhập chịu thuế để vừa đảm bảo tính công bằng trong việc thu thuế vừa huy động hợp lý thu nhập chịu thuế và đóng góp cho ngân sách nhà nước. Việc hoàn thiện pháp luật để xác định thu nhập chịu thuế còn là NCS, giảng viên Khoa Luật Kinh tế, Trường Đại học Luật, Đại học Huế, Email: Thanhnd@hul.edu.vn 71 yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế khi các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam phát sinh các khoản thu nhập chịu thuế ngày càng nhiều. 2. Quy định về thu nhập chịu thuế theo pháp luật thuế thu nhập cá nhân Trong thực tế, thu nhập của cá nhân được hình thành từ nhiều nguồn (tiền lương, tiền công, tiền thù lao…) và dưới nhiều hình thức khác nhau (tiền mặt, hiện vật...). Cụ thể theo qui định của pháp luật hiên hành thu nhập chịu TTNCN bao gồm: - Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ; thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân có giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật. - Thu nhập từ tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công. - Thu nhập từ đầu tư vốn, bao gồm; - Thu nhập từ chuyển nhượng vốn; - Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản; - Thu nhập từ trúng thưởng; - Thu nhập từ bản quyền.... Trong phạm vi bài viết tác giả tập trung nghiên cứu thu nhập chịu thuế TNCN được phát sinh từ các hoạt động điển hình: Thứ nhất, Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Thu nhập từ các hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp, công nghiệp, xây dựng, thương mại và dịch vụ của các cá nhân tự kinh doanh và cá nhân là chủ hộ hoặc người đại diện hộ gia đình sản xuất, kinh doanh. Thu nhập chịu thuế từ kinh doanh được xác định bằng doanh thu trừ các khoản chi phí hợp lý liên quan trực tiếp đến việc tạo ra thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế. Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế từ kinh doanh là toàn bộ tiền bán hàng hoá, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà cá nhân kinh doanh được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Thời điểm xác định doanh thu là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá, hoàn thành dịch vụ hoặc thời điểm lập hoá đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ. 72 Theo chính sách thuế trước đây thì khoản thu nhập này thuộc diện điều chỉnh của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Luật TTNCN đưa loại thu nhập này vào diện điều chỉnh của Luật TTNCN nhằm thực hiện điều tiết bình đẳng thu nhập của cá nhân không phân biệt thu nhập từ kinh doanh hay thu nhập từ tiền lương, tiền công45. Thứ hai, Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công. Thu nhập chịu thuế từ tiền lương tiền công là tổng số tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập khác có tính chất tiền lương, tiền công bằng tiền và không bằng tiền. Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công được xác định bằng tổng số thu nhập mà đối tượng nộp thuế nhận được trong kỳ tính thuế. Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho đối tượng nộp thuế hoặc thời điểm đối tượng nộp thuế nhận được thu nhập. Thu nhập từ tiền lương, tiền công đóng góp tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu nguồn thu của TTNCN. Việc quy định khá cụ thể chi tiết các khoản chịu thuế, các chi phí được giảm trừ, cách thức khai thuế...đã góp phần tích cực trong việc kê khai và đóng TTNCN từ đối tượng có thu nhập tiền lương, tiền công. Tuy nhiên, hiện nay có một thực trạng cho thấy nhiều cá nhân làm thuê cho các doanh nghiệp trong thời gian ngắn, không có hợp đồng thường không thực hiện đầy đủ chế độ kê khai và tạm khấu trừ thuế. Đặc biệt đối với nhiều người lao động làm việc ở nhiều nơi khác nhau, khi quyết toán thuế không kê khai đầy đủ tất cả các nguồn thu nhập dẫn đến thất thu cho ngân sách Nhà nước. Ngay cả việc các doanh nghi ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thu nhập chịu thuế theo pháp luật thuế thu nhập cá nhân thực trạng và giải pháp hoàn thiện THU NHẬP CHỊU THUẾ THEO PHÁP LUẬT THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN Nguyễn Duy Thanh Tóm tắt: Pháp luật về thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân trong những năm qua đã góp phần tích cực vào việc tăng nguồn thu của ngân sách nhà nước. Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm thì những qui định của pháp luật về thu nhập chịu thu nhập cá nhân vẫn còn nhiều điểm chưa hợp lý và khó thực thi trong thực tiễn. Chính vì vậy việc nghiên cứu những qui định của pháp luật hiện hành về thu nhập chịu thuế theo pháp luật thu nhập cá nhân tại Việt Nam là hết sức cần thiết. Qua bài viết này tác giải sẽ làm rõ những ưu điểm và hạn chế, vướng mắc trong các quy định về thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân đồng thời đề xuất những giải pháp hoàn thiện pháp luật về thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam hiện nay. Từ khóa: Pháp luật, thuế, thu nhập cá nhân, thu nhập chịu thuế. 1. Đặt vấn đề Thuế là nguồn thu cơ bản của ngân sách nhà nước là công cụ điều hành kinh tế ở tầm vĩ mô, có ý nghĩa, vai trò quan trọng hàng đầu trong việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội. So với thuế gián thu đóng vai trò quan trọng đối với việc thực hiện quản lý kinh tế tầm vĩ mô của nhà nước, thuế trực thu, bao gồm thuế thu nhập cá nhân ( TTNCN), đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo công bằng xã hội cũng như thực hiện các mục tiêu xã hội của nhà nước. Vì vậy, việc xây dựng và thực thi một hệ thống pháp luật về thuế đồng bộ, hiệu quả có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội. Thu nhập chịu thuế là yếu tố cơ bản, quan trọng nhất trong việc xây dựng pháp luật TTNCN. Các văn bản pháp luật được ban hành trong thời gian gần đây về cơ bản đã giải quyết các vấn đề liên quan đến thu nhập chịu thuế để vừa đảm bảo tính công bằng trong việc thu thuế vừa huy động hợp lý thu nhập chịu thuế và đóng góp cho ngân sách nhà nước. Việc hoàn thiện pháp luật để xác định thu nhập chịu thuế còn là NCS, giảng viên Khoa Luật Kinh tế, Trường Đại học Luật, Đại học Huế, Email: Thanhnd@hul.edu.vn 71 yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế khi các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam phát sinh các khoản thu nhập chịu thuế ngày càng nhiều. 2. Quy định về thu nhập chịu thuế theo pháp luật thuế thu nhập cá nhân Trong thực tế, thu nhập của cá nhân được hình thành từ nhiều nguồn (tiền lương, tiền công, tiền thù lao…) và dưới nhiều hình thức khác nhau (tiền mặt, hiện vật...). Cụ thể theo qui định của pháp luật hiên hành thu nhập chịu TTNCN bao gồm: - Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ; thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân có giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật. - Thu nhập từ tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công. - Thu nhập từ đầu tư vốn, bao gồm; - Thu nhập từ chuyển nhượng vốn; - Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản; - Thu nhập từ trúng thưởng; - Thu nhập từ bản quyền.... Trong phạm vi bài viết tác giả tập trung nghiên cứu thu nhập chịu thuế TNCN được phát sinh từ các hoạt động điển hình: Thứ nhất, Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Thu nhập từ các hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp, công nghiệp, xây dựng, thương mại và dịch vụ của các cá nhân tự kinh doanh và cá nhân là chủ hộ hoặc người đại diện hộ gia đình sản xuất, kinh doanh. Thu nhập chịu thuế từ kinh doanh được xác định bằng doanh thu trừ các khoản chi phí hợp lý liên quan trực tiếp đến việc tạo ra thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế. Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế từ kinh doanh là toàn bộ tiền bán hàng hoá, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà cá nhân kinh doanh được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Thời điểm xác định doanh thu là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá, hoàn thành dịch vụ hoặc thời điểm lập hoá đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ. 72 Theo chính sách thuế trước đây thì khoản thu nhập này thuộc diện điều chỉnh của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Luật TTNCN đưa loại thu nhập này vào diện điều chỉnh của Luật TTNCN nhằm thực hiện điều tiết bình đẳng thu nhập của cá nhân không phân biệt thu nhập từ kinh doanh hay thu nhập từ tiền lương, tiền công45. Thứ hai, Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công. Thu nhập chịu thuế từ tiền lương tiền công là tổng số tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập khác có tính chất tiền lương, tiền công bằng tiền và không bằng tiền. Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công được xác định bằng tổng số thu nhập mà đối tượng nộp thuế nhận được trong kỳ tính thuế. Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho đối tượng nộp thuế hoặc thời điểm đối tượng nộp thuế nhận được thu nhập. Thu nhập từ tiền lương, tiền công đóng góp tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu nguồn thu của TTNCN. Việc quy định khá cụ thể chi tiết các khoản chịu thuế, các chi phí được giảm trừ, cách thức khai thuế...đã góp phần tích cực trong việc kê khai và đóng TTNCN từ đối tượng có thu nhập tiền lương, tiền công. Tuy nhiên, hiện nay có một thực trạng cho thấy nhiều cá nhân làm thuê cho các doanh nghiệp trong thời gian ngắn, không có hợp đồng thường không thực hiện đầy đủ chế độ kê khai và tạm khấu trừ thuế. Đặc biệt đối với nhiều người lao động làm việc ở nhiều nơi khác nhau, khi quyết toán thuế không kê khai đầy đủ tất cả các nguồn thu nhập dẫn đến thất thu cho ngân sách Nhà nước. Ngay cả việc các doanh nghi ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Thu nhập cá nhân Thu nhập chịu thuế Pháp luật thuế thu nhập cá nhân Quản lý kinh tế vĩ mô Hoạt động sản xuất kinh doanhTài liệu có liên quan:
-
28 trang 855 2 0
-
Các nhân tố ảnh hưởng tới sự sẵn sàng thực hiện đấu thầu điện tử thi công xây dựng
16 trang 315 0 0 -
Đề cương chi tiết học phần Quản trị sản xuất và tác nghiệp
18 trang 212 0 0 -
Điều kiện để Quyết toán thuế Thu nhập cá nhân năm
1 trang 136 0 0 -
2 trang 124 0 0
-
Tác động của môi trường vĩ mô tới ngành logistics Việt Nam
11 trang 109 0 0 -
114 trang 80 0 0
-
9 trang 53 0 0
-
1 trang 50 0 0
-
2 trang 48 0 0