Danh mục tài liệu

Thực trạng bồi dưỡng học sinh hệ dự bị đại học tại các cơ sở giáo dục dự bị đại học giai đoạn 2017-2022

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.02 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tập trung khái quát về hệ DBĐH; Tổ chức khảo sát thực trạng bồi dưỡng học sinh hệ DBĐH tại các cơ sở giáo dục DBĐH. Từ đó đánh giá thực trạng bồi dưỡng học sinh hệ DBĐH tại các cơ sở DBĐH và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng học sinh DBĐH đáp ứng yêu cầu của thực tiễn giáo dục phổ thông và giáo dục đại học trong thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng bồi dưỡng học sinh hệ dự bị đại học tại các cơ sở giáo dục dự bị đại học giai đoạn 2017-202252 Trường Đại học Thủ đô Hà Nội THỰC TRẠNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH HỆ DỰ BỊ ĐẠI HỌC TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC DỰ BỊ ĐẠI HỌC GIAI ĐOẠN 2017 - 2022 Nguyễn Tuấn Anh, Lê Trọng Tuấn, Hồ Thị Bích Thủy, Trần Bá Điều, Tạ Xuân Phương, Nguyễn Thị Kim Chi Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung Ương Tóm tắt: Ngay từ khi mới ra đời và trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn xác định vấn đề dân tộc, công tác dân tộc và đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược quan trọng trong cách mạng nước ta. Sau khi đất nước được giải phóng, nhiều trường DBĐH trên cả nước được thành lập, thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn nhân lực cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Gần nửa thế kỉ xây dựng và phát triển, hệ thống các trường DBĐH đã khẳng định được vị trí, vai trò, nhiệm vụ quan trọng trong công tác giáo dục dân tộc,… Do vậy, việc điều tra, khảo sát thực trạng bồi dưỡng hệ DBĐH tại các cơ sở giáo dục DBĐH là việc làm ý nghĩa, góp phần tạo nguồn đào tạo nhân lực trình độ cao cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đồng thời thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước về công tác dân tộc khi triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đến năm 2030. Từ khóa: Bồi dưỡng, DBĐH, dân tộc thiểu số và miền núi, học sinh, thực trạng Nhận bài ngày 28/12/2023 ; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 28/03/2024 Liên hệ tác giả: Nguyễn Tuấn Anh; Email: diencdvp@gmail.com1. MỞ ĐẦU Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 12/3/2003, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng(khoá IX) về công tác dân tộc đã nêu rõ một số quan điểm về công tác dân tộc trong thời kì mới, trongđó tập trung phát triển toàn diện chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và an ninh - quốc phòng trên địa bànvùng dân tộc và miền núi; gắn tăng trưởng kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, thực hiện tốt chínhsách dân tộc; quan tâm phát triển, bồi dưỡng nguồn nhân lực; chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộcthiểu số (DTTS); giữ gìn và phát huy những giá trị, bản sắc văn hoá truyền thống các DTTS trong sựnghiệp phát triển chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam thống nhất [1]. Nhận thấy tầm quan trọng của phát triển nguồn nhân lực DTTS, ngày 15/6/2016, Chính phủ banhành Nghị quyết 52/NQ - CP về việc đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các DTTS giai đoạn 2016 -2020, định hướng đến năm 2030, trong đó xác định “phát triển nguồn nhân lực nói chung và nguồnnhân lực các DTTS là một trong 3 khâu đột phá chiến lược của đất nước”, từ đó đề ra mục tiêu thúc đẩyphát triển nguồn nhân lực các DTTS, nâng cao dân trí, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững, pháttriển toàn diện kinh tế - xã hội vùng DTTS giai đoạn 2016-2020. Nghị quyết cũng nêu rõ định hướngTạp chí Khoa học - Số 82/Tháng 3 (2024) 53đến năm 2030 là “nâng cao, phát triển toàn diện nguồn nhân lực các DTTS về thể lực, trí lực và tácphong, kỷ luật, kỹ năng nghề nghiệp, cơ cấu hợp lý, trong đó ưu tiên các DTTS có nguồn nhân lực cònhạn chế để từng bước thu hẹp khoảng cách với trình độ chung của quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triểnđất nước” [2]. Một trong những khâu then chốt được xác định để thực hiện mục tiêu này chính là pháttriển nguồn nhân lực DTTS vì nhân lực được xem là một yếu tố có tính chiến lược, quyết định quá trìnhtăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội. Trong nhiều chính sách phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), chínhsách bồi dưỡng hệ dự bị đại học (DBĐH) cho học sinh là người DTTS&MN đã góp phần to lớn trongđào tạo nguồn nhân lực vùng DTTS&MN suốt thời gian qua. Đặc biệt, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0đã và đang tác động mạnh mẽ tới mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có vấn đề đào tạo nguồn nhânlực đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội. Điều này đặt ra nhu cầu cấp thiết là tìm giải pháp nâng caochất lượng đào tạo hệ DBĐH phục vụ cho công tác tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là người DTTS. Trong bài viết này, chúng tôi tập trung khát quát về hệ DBĐH; Tổ chức khảo sát thực trạng bồidưỡng học sinh hệ DBĐH tại các cơ sở giáo dục DBĐH. Từ đó đánh giá thực trạng bồi dưỡng học sinhhệ DBĐH tại các cơ sở DBĐH và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng học sinh DBĐH đápứng yêu cầu của thực tiễn giáo dục phổ thông và giáo dục đại học trong thời gian tới.2. NỘI DUNG2.1. Khái quát hệ dự bị đại học Luật Giáo dục (2019) chỉ rõ: “Trường DBĐH thuộc loại trường chuyên biệt. Nhà nước thành lậptrường DBĐH cho con em DTTS, con em các gia đình dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinhtế - xã hội đặc biệt khó khăn, nhằm góp phần đào tạo tạo nguồn cán bộ cho các vùng này. TrườngDBĐH được ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị và ngân sách, lựa chọn bố trí cán bộ, giáo viên, nhânviên để đảm bảo việc giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh. Cán bộ quản lý, giáo viên, nhânviên và học sinh của trường DBĐH được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của Nhà nước” [3]. Thông tư 24/2011/TT-BGDĐT quy định rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ của trường DBĐH, cụ thểnhư sau: “Trường DBĐH chịu sự quản lý Nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo; chịu sự quảnlý hành chính theo lãnh thổ của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi trường đặttrụ sở; Trường DBĐH có chức năng thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước trong việc tạonguồn đào tạo cán bộ cho miền núi, vùng dân tộc. Nhiệm vụ của trường DBĐH: Tổ chức ...

Tài liệu có liên quan: