Danh mục tài liệu

Thực trạng mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm ở Bắc Giang và giá trị của nó

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 763.74 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong bài viết này, sau khi trình bày thực trạng mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm, chúng tôi nêu một vài suy nghĩ về giá trị của mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm trong lịch sử và hiện tại trên hai phương diện là nơi lưu giữ những truyền thống Phật giáo Trúc Lâm và vấn đề định hướng cho sự phục hồi, phát triển của Phật giáo Trúc Lâm trong hiện tại và tương lai.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm ở Bắc Giang và giá trị của nóNghiên cứ u Tôn giáo. Sô ́ 4 - 2016 23NGUYỄN VĂN QUÝ THỰC TRẠNG MỘC BẢN CHÙA VĨNH NGHIÊM Ở BẮC GIANG VÀ GIÁ TRỊ CỦA NÓ Tóm tắt: Bài viết này dựa trên kết quả 2 cuộc khảo sát mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm ở Trí Dũng, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang năm 2013 và cuộc khảo sát một số ngôi chùa phía Tây Yên Tử năm 2015 của nhóm nghiên cứu Phòng Nghiên cứu Phật giáo, Viện Nghiên cứu Tôn giáo. Trong bài viết này, sau khi trình bày thực trạng mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm, chúng tôi nêu một vài suy nghĩ về giá trị của mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm trong lịch sử và hiện tại trên hai phương diện là nơi lưu giữ những truyền thống Phật giáo Trúc Lâm và vấn đề định hướng cho sự phục hồi, phát triển của Phật giáo Trúc Lâm trong hiện tại và tương lai. Từ khóa: Mộc bản, Phật giáo Trúc Lâm, chùa Vĩnh Nghiêm, Tây Yên Tử. 1. Thực trạng mộc bản tại chùa Vĩnh Nghiêm Mộc bản là những văn bản chữ Hán - Nôm được khắc âm bản trên gỗ,nhằm mục đích in ấn nhanh hơn để đáp ứng nhu cầu con người trong mộtthời kỳ nhất định. Xét về mặt chất liệu, mộc bản là một trong ba chấtliệu1 quan trọng và phổ biến nhất dùng để khắc văn bản. Xét về số lượngmộc bản, hiện nay chưa có một cuộc tổng kiểm kê chính thức nào về mộtbản ở Việt Nam, cho nên chưa có số liệu chính xác, và cũng vì thế, xét vềmặt nội dung cũng chưa được tường minh. Nhưng theo nhận định banđầu của một số học giả, phần lớn mộc bản hiện tồn ở Việt Nam đến naychủ yếu là những bộ sách sử quan phương của triều đình, các kinh điểncủa Khổng giáo, Đạo giáo và đặc biệt là của Phật giáo trước đây. Chùa Vĩnh Nghiêm hiện tọa lạc tại thôn Đức La, xã Trí Yên, huyệnYên Dũng, tỉnh Bắc Giang, tương truyền ngôi chùa này được xây dựng từthời Lý, nhưng phải đến thời Trần, nó mới thực sự được “biết đến” khi nógắn liền với sự ra đời của Phật giáo Trúc Lâm. Sau khi lãnh đạo quân dâncả nước hai lần đánh tan quân xâm lược Nguyên Mông, vào các năm ThS., Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.24 Nghiên cứ u Tôn giáo. Sô ́ 4 - 20161285 và 1288, vua Trần Nhân Tông đã củng cố tổ chức Phật giáo ViệtNam thành một khối thống nhất. Đức vua Trần Nhân Tông cùng hai vị đệ tử Pháp Loa và HuyềnQuang mặc dù tu hành ở Yên Tử nhưng các vị vẫn thường đến các ngôichùa trong vùng mở các khóa giảng dạy Phật pháp cho các tín đồ nhưchùa Phổ Minh ở Thiên Trường; chùa Báo Ân ở Siêu Loại; chùa SùngNghiêm ở Chí Linh, v.v., trong đó, nổi bật nhất vẫn là chùa VĩnhNghiêm. Chùa Vĩnh Nghiêm trải qua nhiều thăng trầm. Thời Trần hưngthịnh, nó trở thành một trung tâm Phật giáo, gắn với nhiều sự kiện đượcghi chép. Chẳng hạn, niên hiệu Hưng Long thứ 12 (1304), vua Trần NhânTông đến chùa Vĩnh Nghiêm làm lễ Kiết hạ, giao cho Pháp Loa trụ trì. Ítlâu sau, năm 1313, Tôn giả Pháp Loa phụng chiếu đến chùa VĩnhNghiêm định chức tăng đồ trong toàn quốc và đặt dựng một trăm ngôichùa lớn ở các nơi. Sau ba năm, tăng ni có đến vài ngàn người. Như thế,chùa Vĩnh Nghiêm có qui mô kiến trúc vào thế kỷ 13, 14 rất lớn và nơiđây cũng là nơi qui hướng của tín đồ, Phật tử và nhân dân. Các ngôichùa ở thời kỳ này được hưng công xây dựng xung quanh Yên Tử, hìnhthành một hệ thống chùa, thiền viện có sức ảnh hưởng lớn đến các vùngxung quanh. Tuy vậy, sau thời Trần, cũng như nhiều ngôi chùa kháctrong vùng, chùa Vĩnh Nghiêm cũng có thời gian bị mai một. Ngày nay,qua nhiều lần trùng tu tôn tạo, hưng công xây dựng các công trình phụtrợ, ngôi chùa này vẫn luôn là một trung tâm Phật giáo lớn ở miền Bắcnói riêng và cả nước nói chung2. Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm đã được biết đến từ lâu, đó là những năm1936, 1937, học giả Trịnh Như Tấu khi sưu tầm tài liệu để biên soạncông trình Bắc Giang địa chí đã nhắc đến mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm. Ítlâu sau đó, có nhiều học giả quan tâm nghiên cứu chùa Vĩnh Nghiêm trêncác phương diện khác nhau như lịch sử, kiến trúc, tượng pháp, v.v.,nhưng mộc bản ở chùa lại chưa được đề cập đến. Đầu thập niên 90 của thế kỷ 20, mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm mới đượcquan tâm nghiên cứu. Đó là năm 1994, Bảo tàng Hà Bắc đã bước đầukiểm kê qua việc phân loại, nhưng chỉ xác định số lượng mộc bản. Mặcdù chỉ dừng lại ở mức độ kiểm kê, song cũng từ đây, những công bố đầutiên giới thiệu về mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm được đăng tải trên một sốtạp chí chuyên ngành uy tín, trong hội thảo khoa học3. Tiếp đến vào năm2003, Bảo tàng tỉnh Bắc Giang tổ chức kiểm kê, in rập, phiên âm dịch ̣ c traNguyễn Văn Quý. Thư ̣ ng mộc bản chù a Vınh ̃ Nghiêm... 25nghĩa một số tác phẩm từ mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm để biên soạn côngtrình Chốn tổ Vĩnh Nghiêm vào năm 2004, và sau đó là những thướcphim tư liệu về ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: