Danh mục tài liệu

Thực trạng phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn Thừa Thiên Huế

Số trang: 5      Loại file: doc      Dung lượng: 69.00 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong phạm vi nghiên cứu này, các tác giả phân tích kết quả điều tra 105 doanh nghiệp, nhằm đánh giá đúng thực trạng phát triển các DNVN ở nông thôn Thừa Thiên Huế trong giai đoạn thực hiện Luật Doanh nghiệp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn Thừa Thiên Huế TAP CHI KHOA HOC, Đai hoc Huê, Sô 43, 2007 ̣ ́ ̣ ̣ ̣ ́ ́ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ  Ở NÔNG THÔN THỪA THIÊN HUẾ  Trần Văn Hoà Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế Trong bối cảnh hội nhập kinh tế  thế  giới, các doanh nghiệp vừa và nhỏ  (DNVN) đang đứng trước nhiều cơ hội thuận lợi, đồng thời phải đối mặt với nhiều   thách thức hết sức to lớn. Các DNVN ở nông thôn Thừa Thiên Huế, cũng đang nằm   trong tình trạng chung đó. Trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi phân tích kết quả  điều tra 105 doanh nghiệp, nhằm đánh giá đúng thực trạng phát triển các DNVN  ở  nông thôn Thừa Thiên Huế trong giai đoạn thực hiện Luật Doanh nghiệp.  1. Phát triển về số lượng  Đối với khu vực nông thôn, trong thời kỳ  1991 ­ 2006, số  lượng các doanh   nghiệp đăng ký kinh doanh chỉ bằng 23,7% trong tổng số doanh nghiệp trên toàn tỉnh.   Hai loại hình doanh nghiệp được đăng ký thành lập nhiều nhất là doanh nghiệp tư  nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn. Trong thời kỳ 1995 ­ 2004, các DNVN ở nông  thôn đã tăng xấp xỉ  4 lần, từ  68 doanh nghiệp năm 1995 lên 264 doanh nghiệp năm   2004, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 16,3%. Mặc dù số lượng tuyệt đối   tăng, nhưng tỷ trọng các DNVN ở nông thôn so với tổng số DNVN toàn tỉnh lại giảm  từ 33,62% năm 2001, xuống còn 27,19% năm 2002 và 27,41% năm 2004. Đây cũng là   thực trạng chung đối với các DNVN ở nông thôn trong cả nước.  2. Phân bố theo thành phần kinh tế và theo ngành Kết quả nghiên cứu cho thấy, các DNVN ở nông thôn thuộc thành phần kinh   tế nhà nước chiếm tỷ trọng ngày càng giảm. Ngược lại, các doanh nghiệp ngoài nhà   nước có xu hướng gia tăng, chiếm 98% trên tổng số  DNVN  ở  nông thôn, trong đó   doanh nghiệp tư  nhân chiếm tỷ  trọng cao nhất, tiếp theo là các hợp tác xã (HTX),  công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) và công ty cổ  phần. Tuy nhiên, trong những  năm gần đây tỷ trọng các doanh nghiệp tư nhân đang có xu hướng giảm, nhường chỗ  cho các công ty TNHH và công ty cổ phần. Đặc biệt là các công ty TNHH có tỷ trọng   tăng từ  8,9% năm 2001 lên 14,7% năm 2004 và công ty cổ  phần tăng tương  ứng từ  2,6% lên 4,9%.  Nếu xét theo nhóm ngành kinh tế, thì tỷ  trọng các DNVN trong ngành công   nghiệp trên tổng số  doanh nghiệp nông thôn tăng từ  49,76% năm 2001 lên 52,08%   năm 2004, trong khi tỷ trọng các doanh nghiệp trong ngành thương mại và ngành dịch   vụ giảm. ­ Nhóm ngành khai thác khoáng sản: Bao gồm các ngành khai thác đá, cát,  47 sạn, đất sét, đá vôi, thạch cao, nghiền đập chẻ đá, titan, than bùn và nước khoáng. Số  lượng các DNVN ở nông thôn thuộc nhóm ngành này chiếm tỷ trọng rất nhỏ (1,89%),  phần lớn các doanh nghiệp đều có quy mô nhỏ, phân tán manh mún, hình thành tự  phát, trình độ kỹ thuật công nghệ thấp, thiếu sự quy hoạch quản lý thống nhất. ­ Nhóm ngành công nghiệp chế  biến: Bao gồm các ngành chế  biến nông  sản, thực phẩm; chế  biến gỗ  và các sản phẩm từ  gỗ, tre, nứa, sản xuất giường tủ  bàn ghế; dệt may; cơ khí; sản xuất sứ, thuỷ tinh, vật liệu xây dựng. Số lượng doanh   nghiệp  thuộc  nhóm   ngành  này,  tăng   từ  21  doanh   nghiệp  năm  2001  lên   33  doanh  nghiệp năm 2004. Tuy nhiên, tỷ trọng các doanh nghiệp nhóm ngành này trên tổng số  DNVN ở nông thôn lại giảm từ 13,46% năm 2001, xuống 12,50% năm 2004.  ­ Nhóm ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước: Bao gồm ngành  truyền tải và phân phối điện, nước và khí đốt. Đây là lĩnh vực mới xuất hiện nhằm   phục vụ sinh hoạt và sản xuất  ở nông thôn. Tỷ  trọng các doanh nghiệp thuộc nhóm   ngành này tăng từ 1,28% năm 2001 lên 9,47% năm 2004. Loại hình doanh nghiệp chủ  yếu là các hợp tác xã dịch vụ điện nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất ở những khu   vực nông thôn, nơi mà các doanh nghiệp Nhà nước khó có thể quản lý có hiệu quả. ­ Nhóm ngành xây dựng: Bao gồm chuẩn bị mặt bằng, xây dựng công trình  và hạng mục công trình, lắp đặt thiết bị, hoàn thiện các công trình xây dựng. Trong  những năm gần đây, nhóm ngành này đã chiếm tỷ  trọng cao (32,29%) trong tổng số  DNVN ở nông thôn và có chiều hướng tăng. Đại đa số các DNVN trong nhóm ngành  này đều hoạt động dưới loại hình doanh nghiệp tư nhân và một số công ty TNHH.  ­ Nhóm ngành thương mại: Bao gồm buôn bán và bảo dưỡng xe có động  cơ, nông lâm sản nguyên liệu, lương thực, thực phẩm, đồ uống, dụng cụ gia đình và   cá nhân, máy móc thiết bị và phụ tùng, vật liệu phi nông nghiệp, phế liệu, vàng bạc,  đá   quý...  Nhóm   ngành  này  có  tỷ   trọng  doanh   nghiệp  lớn   nhất  trong   tổng  số  các  DNVN ở nông thôn Thừa Thiên Huế (34,85%), doanh nghiệp thuộc nhóm ngành này  đại đa số  là doanh nghiệp tư  nhân, hình thành tự  phát với quy mô nhỏ, phân tán rải   rác và tập trung ở những trung tâm, thị trấn, thị tứ và khu dân cư tập trung. ­ Nhóm ngành dịch vụ: Bao gồm các lĩnh vực kinh doanh chính như khách   sạn, nhà hàng, vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc, tài chính tín dụng và các hoạt động   dịch vụ xã hội và cộng đồng khác. Nhóm ngành này có số lượng doanh nghiệp chiếm   tỷ  trọng cao trong tổng số DNVN  ở nông thôn, trong đó có tới 24 doanh nghiệp trên  tổng số  35 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải hàng hoá đường bộ  và  đường sông, dịch vụ kho vận.  3. Quy mô và cơ cấu vốn Thực trạng quy mô và cơ cấu vốn của các DNVN  ở  nông thôn qua kết quả  điều tra, được trình bày ở Bảng 1. Vốn bình quân một DNVN ở nông thôn là 1,028 tỷ  đồng, trong đó vốn chủ sở hữu chiếm 70%, tương đương 721 triệu đồng và vốn vay  chiếm 30%, tương đương 307 triệu đồng. So sánh với mức vốn bình quân của doanh   nghiệp  ở  nông thôn trong cả  nước là 1,2 tỷ ...

Tài liệu có liên quan: