Danh mục

Tiểu luận quản trị học - Đề tài: 'Guanxi-Nghệ thuật tạo dựng quan hệ kinh doanh'

Số trang: 22      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.11 MB      Lượt xem: 221      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hiện nay "Thế giới phẳng" đã trở thành thuật ngữ quen thuộc chỉ sự phát triển toàn cầu hóa từ những năm đầu của thế kỷ 21 khi mười nhân tố lớn liên quan đến kinh tế và khoa học kỹ thuật trên thế giới cùng nhau tác động, khiến cho các mô hình xã hội, chính trị và xã hội đã bị thay đổi và thế giới trở nên phẳng hơn bao giờ hết khi sự tiếp xúc giữa các cá nhân trở nên dễ dàng và chặt chẽ hơn trước. Là một tập đoàn Công nghệ máy tính...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận quản trị học - Đề tài: "Guanxi-Nghệ thuật tạo dựng quan hệ kinh doanh" Quản trị học Guanxi- nghệ thuật tạo dựng quan hệ kinh doanh TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH …………0o0………… Đề tài: Giảng viên : LÊ VIỆT HƯNG Sinh viên thực hiện LÊ NAM PHƯƠNG 12K35 Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2010 Lê Nam Phương 12k35 Trang 0 Quản trị học Guanxi- nghệ thuật tạo dựng quan hệ kinh doanh LỜI NÓI ĐẦU Hiện nay 'Thế giới phẳng' đã trở thành thuật ngữ quen thuộc chỉ sự phát triển toàn cầu hóa từ những năm đầu của thế kỷ 21 khi mười nhân tố lớn liên quan đến kinh tế và khoa học kỹ thuật trên thế giới cùng nhau tác động, khiến cho các mô hình xã hội, chính trị và xã hội đã bị thay đổi và thế giới trở nên phẳng hơn bao giờ hết khi sự tiếp xúc giữa các cá nhân trở nên dễ dàng và chặt chẽ hơn trước. Là một tập đoàn Công nghệ máy tính đa quốc gia tầm cỡ thế giới của Mỹ do Bill Gates làm Chủ tịch, Microsoft coi việc mở rộng thị trường là một yêu cầu quan trọng trong sự phát triển. Việc nhìn nhận thị trường tiềm năng của các nước châu Á đóng vai trò chiến lược của tập đoàn này. Tuy nhiên, tập quán kinh doanh dựa trên quan hệ của Việt Nam, Trung Quốc hay bất cứ quốc gia châu Á nào là một rào cản đối với phương thức làm việc trên hợp đồng rành mạch của những người phương Tây. Để đạt được thành công trên đất nước chiếm 1/6 dân số thế giới này, một sự nổ lực hết mình trong việc tìm hiểu và thích nghi với cách kinh doanh dựa trên quan hệ của không chỉ tập đoàn hùng mạnh nhất thế giới-Microsoft, mà bản thân Bill Gates cũng là một minh chứng. Ban lãnh đạo đều hiểu rõ: Chìa khóa để mở cánh cửa thành công tại châu Á chính là Quan hệ. Guanxi-Nghệ thuật tạo dựng quan hệ kinh doanh của Robert Buderi và Gregory T.Huang là một bản tóm lược quá trình điều chỉnh phương thức làm việc và giao tiếp nhập gia tùy tục cho đến việc đầu tư vào Trung tâm Nghiên cứu Microsoft ở châu Á(Microsoft Research Asia) như một món quà cho nước chủ nhà. Mối tương quan win-win là một mạng lưới quan hệ hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau, mà trong tiếng Hoa thì có nghĩa là Guanxi-điều mà không có nhà kinh doanh nào thành công ở Trung quốc lại không hiểu. Và đúng như Jeffrey E.Gatern, Hiệu trưởng Trường quản lí của trường Yale đã nêu lên trên những trang bìa sách: “Thế giới có thể phẳng nhưng sự đa dạng văn hóa vẫn tồn tại”. Cuốn sách này ra những ấn bản đầu tiên năm 2009 do công ty sách Alpha xuất bản theo hợp đồng chuyển nhượng bản quyền với McGraw-Hill Companies, Inc. Cuốn sách gồm có Lời mở đầu, Phần kết và 12 chương như sau: Chương 1. Người khổng lồ từ phương Đông Lê Nam Phương 12k35 Trang 1 Quản trị học Guanxi- nghệ thuật tạo dựng quan hệ kinh doanh Chương 2. Trung tâm nghiên cứu Bell Labs ở Trung Quốc. Chương 3. Từ Bắc Kinh đến Bill G Chương 4. Trái tim Trung Quốc của Microsoft Chương 5. Đế chế Ya-Qing Zhang Chương 6. Vạn Lí Trường Thành và những sáng tạo của Microsoft Chương 7. Microsoft sản xuất tại Trung quốc Chương 8. Những phát minh kì lạ của Jian Wang Chương 9. Cuộc chiến công cụ tìm kiếm Chương 10. Những việc làm táo bạo của “Jordan một tay” và “Ngài Magneto” Chương 11. Trận chiến với Kai-Fu Lee Chương 12. Hoạt động ở Trung Quốc Sau một thời gian đọc và hiểu nội dung của “Guanxi- Nghệ thuật tạo dựng kinh doanh”, tôi xin mạn phép trình bày những gì với mình là hay trong suốt 12 chương được thể hiện ngắn gọn ở đề tài tiểu luận này. Hi vọng nó sẽ giúp chúng ta-những nhà kinh tế tương lai có thêm nhiều bài học trong sự phát triển thích ứng và áp dụng công nghệ thông tin rất cao, cũng như mở rộng phạm vi kinh doanh trong toàn cầu. Vì độ dài cuốn sách là 400 trang và hạn chế trong khuôn khổ của một bài luận nên tôi không nói chi tiết về cuốn sách này. Cô đọng lại là những bài học từ cuốn sách được diễn tả theo suy nghĩ và câu văn của một sinh viên nên sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Mong rằng độc giả các bạn sẽ là nhà góp ý chân thành cho chủ nhân đề tài. Trung tâm nghiên cứu châu Á (viết tắt là MSRA) ban đầu có tên gọi là Trung tâm nghiên cứu Bắc Kinh (MSR) nên bài luận này sẽ nhắc đến nó với tên là MSR. Tôi lưu ý các bạn một điểm như vậy để tránh sự hiểu nhầm về tên gọi trong suốt bài luận này. Nhằm mục đích tránh tóm tắt hay viết lại cuốn sách ban đầu, bài tiểu luận sẽ tập trung xoay quanh nghệ thuật Microsoft đã sử dụng trong suốt quá trình xây dựng Trung tâm MRS- điều tôi đã cố gắng chắt lọc suốt 12 chương sách. Đồng thời có lược bỏ nhiều tình tiết tái hiện lại quá trình tập đoàn công nghệ thông tin lớn nhất hành tinh đã thực hiện với thị trường tiềm năng Trung Hoa. Lê Nam Phương 12k35 Trang 2 Quản trị học Guanxi- nghệ thuật tạo dựng quan hệ kinh doanh 1.Guanxi là gì? Guanxi (Gwan-shee) trong tiếng Trung là mối quan hệ tương trợ cần thiết cho thành công. Đối với người Trung Quốc, đó là sự kết hợp hài hòa giữa quan hệ xã giao và những quan hệ mang tính chất cá nhân. Bốn quan hệ tốt mà cuốn sách đề cập là Sự tin tường-Sự quý mến-Sự phụ thuộc và Sự thích nghi. Điều mà đối với Microsoft không hề đơn giản chút nào. Thế giới có thể phẳng nhưng về phương diện văn hóa, nó vẫn có sự khác biệt. Chiến lược mà hai tác giả Buderi và Huang chỉ ra – Microsoft đã khai thác chính sức mạnh trí óc của người Trung Quốc ngay trên mảnh đất Đại lục này… Trong một thế giới phẳng, đó là yếu tố cốt lõi để khẳng định sức mạnh. Guanxi chính là lịch sử, là cá tính, là văn hóa, là tham vọng của những người khổng lồ ph ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: