Danh mục

Thực trạng phát triển du lịch ở Hương Trà (Thừa Thiên Huế) và đề xuất định hướng phát triển

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 488.18 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Để nâng cao hiệu quả khai thác du lịch tại Hương Trà, bài nghiên cứu này đề xuất một số định hướng chủ yếu nhằm hướng đến sự phát triển bền vững của ngành du lịch ở một địa phương có nhiều tiềm năng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng phát triển du lịch ở Hương Trà (Thừa Thiên Huế) và đề xuất định hướng phát triểnTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HNKHT 2018 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở HƯƠNG TRÀ (THỪA THIÊN HUẾ) VÀ ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỖ TRỌNG THIÊN SƠN Học viên Cao học, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế Email: thiensondhsp@gmail.com Tóm tắt: Thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế có nhiều điều kiện để phát triển ngành du lịch. Tuy nhiên, hoạt động khai thác các điểm du lịch trên địa bàn Hương Trà trong những năm qua vẫn còn nhiều hạn chế, chưa phát huy hết giá trị và tiềm năng sẵn có. Để nâng cao hiệu quả khai thác du lịch tại Hương Trà, bài nghiên cứu này đề xuất một số định hướng chủ yếu nhằm hướng đến sự phát triển bền vững của ngành du lịch ở một địa phương có nhiều tiềm năng. Từ khóa: Hương Trà, du lịch, khai thác, lịch sử, văn hóa, lưu trú, dịch vụ.1. MỞ ĐẦU Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước xác định du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quantrọng có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao với mục tiêu phát triển du lịch thực sựtrở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối pháttriển kinh tế - xã hội nhằm góp phần thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước [3; tr. 1]. Trong xu hướng chung đó, Hương Trà cũng đang dần chuyển mình bằng cáchtận dụng tối đa tiềm năng hiện có của địa phương và đa dạng hóa các loại hình du lịch nhằmlàm tăng thêm giá trị và sức hút của ngành kinh tế quan trọng này. Tuy nhiên, kết quả đạtđược chưa như mong đợi, bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Một vấn đề đặt ra đối với các cấplãnh đạo và nhân dân thị xã Hương Trà là cần phải nhận thức đầy đủ thế mạnh và hạn chế vềtiềm năng, đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân của những hạn chế và quan trọnghơn là đề xuất một định hướng cho sự phát triển bền vững ngành du lịch ở Hương Trà trongthời gian đến.2. NỘI DUNG2.1. Tiềm năng phát triển du lịch của Hương Trà Hương Trà có diện tích tự nhiên 40.274,57ha, chia thành 3 vùng rõ rệt: vùng gò đồi -miền núi, vùng đồng bằng bán sơn địa, vùng đầm phá ven biển cùng khí hậu nhiệt đới giómùa đã mang đến cho Hương Trà những tạo vật của thiên nhiên, những danh lam, thắng cảnhtuyệt đẹp. Bên cạnh đó, Hương Trà là nơi có lưu giữ nhiều công trình kiến trúc, di tích lịchsử - văn hóa, những làng nghề tiểu thủ công, những sản vật do bàn tay tài hoa của con ngườitạo ra [1; tr. 25]. Do nằm ở vị trí được bao bọc bởi hai con sông lớn là sông Bồ và sôngHương, nối liền vùng rừng núi Trường Sơn với phá Tam Giang nên giao thông đường thủythuận lợi, tạo điều kiện cho sự thông thương, phát triển kinh tế, văn hóa giữa các vùng tronghuyện cũng như giữa thị xã với thành phố Huế và các huyện lân cận. Những yếu tố tự nhiênđó tạo nên những cảnh quan rất thuận lợi cho việc phát triển du lịch, như: Núi Kim Phụng(Hương Thọ), Khe Lạnh (Bình Điền), Rú Chá (Hương Phong), 7km bờ biển và 739ha mặtnước đầm phá (Hải Dương, Hương Phong)... Qua quá trình xây dựng và phát triển, Hương Trà cũng là một vùng đất có nhiều di tíchlịch sử - văn hóa như: lăng Gia Long, lăng Minh Mạng, điện Hòn Chén, Văn miếu triều Nguyễn(Hương Hồ), các đình chùa khá nổi tiếng như chùa Thiên Mụ, Huyền Không và Huyền Không 26KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2018 | 11/2018Sơn thượng, đình và chùa La Chữ, đình làng Văn Xá, phố cổ Bao Vinh, cảng cổ Thanh Hà(Hương Vinh)... Không những thế, Hương Trà còn là một vùng đất với những sản vật từ vườn và sản phẩmtừ các ngành nghề thủ công truyền thống khá phong phú. Các sản vật từ vườn nổi tiếng nhưquýt Hương Cần, thanh trà Lại Bằng, củ kiệu La Chữ, chè Hải Cát... Cùng với đó là các lễ hộidân gian truyền thống, như lễ hội điện Hòn Chén, Cầu ngư… Tất cả những thuận lợi từ thiênnhiên và nhân tạo mang lại cùng với đặc thù nằm liền kề thành phố Huế, trên trục giao thôngxuyên Á, tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây, trên trục phát triển đô thị chủ đạo của tỉnh, cụmdu lịch trọng điểm Huế và vùng phụ cận, nên Hương Trà rất có tiềm năng phát triển mạnh vềdu lịch - dịch vụ. Có thể khẳng định với tiềm năng như trên, thị xã Hương Trà hiện nay có thể phát triểnnhiều loại hình du lịch như du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng; du lịch tâm linh; du lịch tham quan,tìm hiểu văn hóa - lịch sử; du lịch ẩm thực…2.2. Tình hình hoạt động du lịch tại Hương Trà và những hạn chế còn tồn tại Tại địa bàn Hương Trà, lượng khách du lịch vẫn rất lẻ tẻ, manh mún. Tuy hoạt động dịchvụ - du lịch có phát triển hơn so với trước, nhưng vẫn còn mang tính tự phát, phân tán, quy mônhỏ, chưa phát ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: