Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong dịch vụ logistics
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 449.51 KB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Sự phát triển nhanh chóng của ứng dụng CNTT đã ảnh hưởng không chỉ đến cuộc sống của con người mà còn tác động toàn diện tới mọi lĩnh vực như cơ cấu ngành nghề, cung-cầu của thị trường lao động, hệ thống quản trị sản xuất kinh tế,... Dịch vụ Logistics cũng không nằm ngoài tác động này, đây là yếu tố làm tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ vận hành hiệu quả hơn, cắt giảm chi phí và nâng cao chất lượng dịch vụ trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong dịch vụ logistics THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DỊCH VỤ LOGISTICS Nguyễn Ngọc Ngân Viện Kỹ thuật HUTECH, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: PGS. TS. Nguyễn Hùng TÓM TẮT Sự phát triển nhanh chóng của ứng dụng CNTT đã ảnh hưởng không chỉ đến cuộc sống của con người mà còn tác động toàn diện tới mọi lĩnh vực như cơ cấu ngành nghề, cung- cầu của thị trường lao động, hệ thống quản trị sản xuất kinh tế,... Dịch vụ Logistics cũng không nằm ngoài tác động này, đây là yếu tố làm tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ vận hành hiệu quả hơn, cắt giảm chi phí và nâng cao chất lượng dịch vụ trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay. Tuy nhiên, sự quan tâm đến việc ứng dụng CNTT vào hoạt động logistics của các công ty logistics Việt Nam vẫn còn hạn chế. Với đặc thù quốc tế của mình, các công ty càng phải chú trọng hơn trong việc nghiên cứu, áp dụng và phát triển CNTT trong hoạt động quản lý của mình. Từ khóa: Cách mạng công nghiệp 4.0, Công nghệ thông tin, Logistics. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ CNTT là một thành phần quan trọng trong hạ tầng mềm của lĩnh vực logistics với nhiều giá trị gia tăng cho khách hàng từ các dịch vụ sử dụng ứng dụng CNTT trực tiếp đến gián tiếp. Tuy nhiên, sự quan tâm đến việc ứng dụng vào hoạt động logistics của các công ty logistics Việt Nam vẫn còn hạn chế. Do đó, nghiên cứu thực trạng ứng dụng CNTT trong lĩnh vực logistics và đề xuất những giải pháp hữu hiệu là rất cấp thiết và đòi hỏi sự tham gia tích cực của các nhà nghiên cứu, doanh nghiệp cũng như các nhà hoạch định chính sách. 2 THỰC TRẠNG 2.1 Thực trạng chung Trước t nh trạng cạnh tranh và sự bùng nổ của Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư hay còn gọi là “logistics 4.0” ngày càng nhanh mạnh, đặc biệt trước áp lực của dịch Covid-19, các doanh nghiệp logistics đã phần nào nhận thức được vấn đề đẩy nhanh ứng dụng CNTT vào hoạt động kinh doanh nhằm tăng cường hiệu quả kinh tế, cũng như tối ưu hóa trong các dây chuyền sản xuất, cung ứng sản phẩm. Ngành logistics trong nước đã có những bước tiến nhất định trong tiến trình ứng dụng khi theo số liệu của VLA, có 50% - 60% doanh nghiệp ở hầu hết các dịch vụ đang ứng dụng nhiều loại hình CNTT khác nhau, tùy theo quy mô và tính chất của từng dịch vụ trong mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, dù nhận thức ứng dụng CNTT có tăng, nhưng thực tế chưa nhiều doanh nghiệp logistics trong nước chịu đầu tư nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới trong hoạt động. 202 Mỗi doanh nghiệp chỉ tham gia 1 phần trong chuỗi càng làm cho các thông tin không đồng bộ và chưa đủ dữ liệu cho các giao dịch. Mới chỉ có doanh nghiệp logistics lớn đầu tư, các doanh nghiệp trong nước đa số có quy mô nhỏ và ít vốn, thiếu kinh nghiệm thông tin, giao dịch toàn cầu hạn chế, phần lớn chỉ cung cấp dịch vụ cơ bản, các chuỗi cung ứng nhỏ, ít giá trị gia tăng. Thậm chí, các doanh nghiệp đó chỉ dùng các phần mềm cơ bản như tin học văn phòng trong quản lý và giao dịch thông qua các ứng dụng như email, skype, do vậy chưa có đủ sự mạnh dạn để áp dụng các giải pháp công nghệ. 2 NHỮNG KHÓ KHĂN KHI ĐẦU TƯ VÀO CNTT CỦA CÁC CÔNG TY LOGISTICS Hình 1. Những rào cản trong việc đầu tư vào CNTT của các công ty logistics Các công ty logistics đang đứng trước rất nhiều thách thức để cạnh tranh và phát triển, do đó, việc ra quyết định đầu tư nhằm phát huy lợi ích thiết thực của CNTT phải cân đối với ngân sách, tạo ra hiệu quả và đảm bảo tương thích hệ thống hiện tại. Bên cạnh đó, các công ty còn phải đối mặt với rất nhiều rào cản trước khi đầu tư vào ứng dụng CNTT Hầu hết các công ty cung cấp dịch vụ logistics ở Việt Nam chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ, tiềm năng vốn chưa đủ mạnh mà chi phí vận hành lại cao khiến cho họ cảm thấy khá khó khăn trong việc ra quyết định có nên đầu tư khi chưa có sự đảm bảo trong việc thu hồi vốn, dẫn đến thực tế các công ty này thường chú trọng tập trung ngân sách cho các hoạt động kinh doanh trực tiếp và coi nhẹ đầu tư cho mảng CNTT. Một rào cản khác nữa là việc thiếu kỹ năng vận hành kỹ thuật (41,2%) và thiếu nhân viên được huấn luyện một cách bài bản (37.1%). Đồng thời, mặc dù hiện nay tại Việt Nam có nhiều doanh nghiệp cung cấp các giải pháp phần mềm cho các công ty logistics nhưng mỗi công ty có một đặc điểm khác nhau nên khó có thể tìm một phần mềm hoàn toàn phù hợp với đặc thù của công ty (35,1%). Các nhà cung cấp IT ở Việt Nam còn rất ít do đó các doanh nghiệp khó có thể chọn được nhà cung cấp phù hợp. Nhiều doanh nghiệp làm dịch vụ giao nhận hiện nay vẫn chưa có phần mềm quản lý giao nhận vận tải quốc tế (FMS) do các phầm mềm lớn cung cấp từ nước ngoài thì giá cao, thường không dưới 100 ngàn USD, trong khi phần mềm FMS trong nước phát triển thì có nhà cung cấp bán giá chỉ 1 ngàn USD, khách hàng lại lo không đủ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong dịch vụ logistics THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DỊCH VỤ LOGISTICS Nguyễn Ngọc Ngân Viện Kỹ thuật HUTECH, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: PGS. TS. Nguyễn Hùng TÓM TẮT Sự phát triển nhanh chóng của ứng dụng CNTT đã ảnh hưởng không chỉ đến cuộc sống của con người mà còn tác động toàn diện tới mọi lĩnh vực như cơ cấu ngành nghề, cung- cầu của thị trường lao động, hệ thống quản trị sản xuất kinh tế,... Dịch vụ Logistics cũng không nằm ngoài tác động này, đây là yếu tố làm tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ vận hành hiệu quả hơn, cắt giảm chi phí và nâng cao chất lượng dịch vụ trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay. Tuy nhiên, sự quan tâm đến việc ứng dụng CNTT vào hoạt động logistics của các công ty logistics Việt Nam vẫn còn hạn chế. Với đặc thù quốc tế của mình, các công ty càng phải chú trọng hơn trong việc nghiên cứu, áp dụng và phát triển CNTT trong hoạt động quản lý của mình. Từ khóa: Cách mạng công nghiệp 4.0, Công nghệ thông tin, Logistics. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ CNTT là một thành phần quan trọng trong hạ tầng mềm của lĩnh vực logistics với nhiều giá trị gia tăng cho khách hàng từ các dịch vụ sử dụng ứng dụng CNTT trực tiếp đến gián tiếp. Tuy nhiên, sự quan tâm đến việc ứng dụng vào hoạt động logistics của các công ty logistics Việt Nam vẫn còn hạn chế. Do đó, nghiên cứu thực trạng ứng dụng CNTT trong lĩnh vực logistics và đề xuất những giải pháp hữu hiệu là rất cấp thiết và đòi hỏi sự tham gia tích cực của các nhà nghiên cứu, doanh nghiệp cũng như các nhà hoạch định chính sách. 2 THỰC TRẠNG 2.1 Thực trạng chung Trước t nh trạng cạnh tranh và sự bùng nổ của Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư hay còn gọi là “logistics 4.0” ngày càng nhanh mạnh, đặc biệt trước áp lực của dịch Covid-19, các doanh nghiệp logistics đã phần nào nhận thức được vấn đề đẩy nhanh ứng dụng CNTT vào hoạt động kinh doanh nhằm tăng cường hiệu quả kinh tế, cũng như tối ưu hóa trong các dây chuyền sản xuất, cung ứng sản phẩm. Ngành logistics trong nước đã có những bước tiến nhất định trong tiến trình ứng dụng khi theo số liệu của VLA, có 50% - 60% doanh nghiệp ở hầu hết các dịch vụ đang ứng dụng nhiều loại hình CNTT khác nhau, tùy theo quy mô và tính chất của từng dịch vụ trong mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, dù nhận thức ứng dụng CNTT có tăng, nhưng thực tế chưa nhiều doanh nghiệp logistics trong nước chịu đầu tư nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới trong hoạt động. 202 Mỗi doanh nghiệp chỉ tham gia 1 phần trong chuỗi càng làm cho các thông tin không đồng bộ và chưa đủ dữ liệu cho các giao dịch. Mới chỉ có doanh nghiệp logistics lớn đầu tư, các doanh nghiệp trong nước đa số có quy mô nhỏ và ít vốn, thiếu kinh nghiệm thông tin, giao dịch toàn cầu hạn chế, phần lớn chỉ cung cấp dịch vụ cơ bản, các chuỗi cung ứng nhỏ, ít giá trị gia tăng. Thậm chí, các doanh nghiệp đó chỉ dùng các phần mềm cơ bản như tin học văn phòng trong quản lý và giao dịch thông qua các ứng dụng như email, skype, do vậy chưa có đủ sự mạnh dạn để áp dụng các giải pháp công nghệ. 2 NHỮNG KHÓ KHĂN KHI ĐẦU TƯ VÀO CNTT CỦA CÁC CÔNG TY LOGISTICS Hình 1. Những rào cản trong việc đầu tư vào CNTT của các công ty logistics Các công ty logistics đang đứng trước rất nhiều thách thức để cạnh tranh và phát triển, do đó, việc ra quyết định đầu tư nhằm phát huy lợi ích thiết thực của CNTT phải cân đối với ngân sách, tạo ra hiệu quả và đảm bảo tương thích hệ thống hiện tại. Bên cạnh đó, các công ty còn phải đối mặt với rất nhiều rào cản trước khi đầu tư vào ứng dụng CNTT Hầu hết các công ty cung cấp dịch vụ logistics ở Việt Nam chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ, tiềm năng vốn chưa đủ mạnh mà chi phí vận hành lại cao khiến cho họ cảm thấy khá khó khăn trong việc ra quyết định có nên đầu tư khi chưa có sự đảm bảo trong việc thu hồi vốn, dẫn đến thực tế các công ty này thường chú trọng tập trung ngân sách cho các hoạt động kinh doanh trực tiếp và coi nhẹ đầu tư cho mảng CNTT. Một rào cản khác nữa là việc thiếu kỹ năng vận hành kỹ thuật (41,2%) và thiếu nhân viên được huấn luyện một cách bài bản (37.1%). Đồng thời, mặc dù hiện nay tại Việt Nam có nhiều doanh nghiệp cung cấp các giải pháp phần mềm cho các công ty logistics nhưng mỗi công ty có một đặc điểm khác nhau nên khó có thể tìm một phần mềm hoàn toàn phù hợp với đặc thù của công ty (35,1%). Các nhà cung cấp IT ở Việt Nam còn rất ít do đó các doanh nghiệp khó có thể chọn được nhà cung cấp phù hợp. Nhiều doanh nghiệp làm dịch vụ giao nhận hiện nay vẫn chưa có phần mềm quản lý giao nhận vận tải quốc tế (FMS) do các phầm mềm lớn cung cấp từ nước ngoài thì giá cao, thường không dưới 100 ngàn USD, trong khi phần mềm FMS trong nước phát triển thì có nhà cung cấp bán giá chỉ 1 ngàn USD, khách hàng lại lo không đủ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Cách mạng công nghiệp 4.0 Dịch vụ logistics Hệ thống quản trị sản xuất kinh tế Công ty logistics Việt Nam Phát triển doanh nghiệp logisticsTài liệu có liên quan:
-
Chuyển đổi số trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Phần 2
471 trang 461 1 0 -
Phát triển công nghệ thông tin theo Nghị quyết đại hội XIII của Đảng
7 trang 346 0 0 -
Đào tạo kiến trúc sư trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
5 trang 299 0 0 -
7 trang 282 0 0
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kỹ năng mềm của sinh viên: Nghiên cứu tại tỉnh Bình Dương
13 trang 261 0 0 -
Tiểu luận ' Dịch vụ Logistics '
18 trang 233 1 0 -
Mỹ thuật ứng dụng và công tác đào tạo tiếp cận từ học liệu mở
4 trang 230 0 0 -
Nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định trở thành Freelancer của giới trẻ Hà Nội
12 trang 225 2 0 -
6 trang 220 0 0
-
Vai trò của cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong quá trình chuyển đổi số
5 trang 211 0 0