
Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả 'Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP)'
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả “Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP)” Hội thảo khoa học Quốc gia Quản lý tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững vùng Tây Bắc, Việt Nam THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ “CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM (OCOP)” TỈNH SƠN LA Đặng Huyền Trang Khoa Kinh tế - Trường Đại học Tây Bắc Email: danghuyentrangkt@utb.edu.vn Tóm tắt: Nghiên cứu phân tích thực trạng về Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP tỉnh Sơn La bao gồm quan điểm, mục tiêu cần đạt đến năm 2030; Năm 2019, Hội đồng đánh giá, xếp hạng cấp tỉnh các sản phẩm OCOP của tỉnh Sơn La đã phê duyệt 28 sản phẩm đạt 3 - 4 sao của 14 HTX, 1 doanh nghiệp, 2 Tổ hợp tác và 3 hộ kinh doanh trên địa bàn 11 huyện, thành phố. Trong đó 9 sản phẩm xếp hạng 4 sao và 19 sản phẩm xếp hạng 3 sao cấp tỉnh. Từ phân tích những tồn tại, hạn chế về chương trình OCOP tỉnh Sơn La từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của chương trình mỗi xã một sản phẩm của tỉnh Sơn La bao gồm nhóm giải pháp về nâng cao năng lực của các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh và nhóm giải pháp hỗ trợ như: Hỗ trợ về quảng bá, xúc tiến thương mại; Hỗ trợ về tín dụng; Hỗ trợ, tư vấn lựa chọn sản phẩm,… Từ khoá: OCOP, nông nghiệp Sơn La, nông sản đặc sản Sơn La. 1. GIỚI THIỆU Sơn La là tỉnh miền núi Tây Bắc có diện tích tự nhiên đứng thứ 3 cả nước, bằng 4,27 % tổng diện tích tự nhiên toàn quốc. Năm 2019, tổng diện tích nông sản, cây ăn quả chính của tỉnh đạt 147.272 ha, với sản lượng trên 1,488 triệu tấn [8]. Trong đó, diện tích trồng cây ăn quả chính 57.765 ha với sản lượng trên 216.843 tấn [1]. Khối lượng hàng nông sản, nông sản chế biến phục vụ xuất khẩu đạt 147.166 tấn. Tỉnh Sơn La hiện có 200 sản phẩm nông nghiệp mang tính đặc hữu vùng miền của Sơn La, trong đó có 18 sản phẩm nông sản được cấp văn bằng bảo hộ [8]. Đây là lợi thế để phát triển thị trường nông sản của tỉnh Sơn La theo hướng phát triển mỗi xã một sản phẩm. Với quan điểm chung phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị, chương trình OCOP tỉnh Sơn La tập trung vào phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế của tỉnh theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân thực hiện. Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, ban hành khung pháp lý và chính sách để thực hiện, hỗ trợ các khâu đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm. Sản phẩm tham gia chương trình là các sản phẩm có nguồn gốc từ địa phương hoặc được thuần hóa, đặc biệt là những sản phẩm mang tính đặc sản của vùng dựa trên các lợi thế so sánh về điều kiện sinh thái, văn hóa,… của địa phương. Chủ thể thực hiện không giới hạn bao gồm các Doanh nghiệp nhỏ và vừa, Hợp tác xã, Tổ hợp tác và Hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh Sơn La. Từ đó, chương trình OCOP tỉnh Sơn La đặt ra mục tiêu đến năm 2030 tỉnh có 100 - 120 sản phẩm đạt sản phẩm xếp hạng 3 - 5 sao cấp tỉnh; 20 - 25 sản phẩm đạt 3 - 5 sao cấp quốc gia [7]. Toàn tỉnh Sơn La có 452 doanh nghiệp, HTX, liên hiệp HTX sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp (không tính đến các đơn vị dịch vụ nông nghiệp), chương trình dự kiến hỗ trợ 25 - 30 doanh nghiệp giai đoạn 2019 - 2020 và 80 - 85 tổ chức đến năm 2030 [7]. Nhìn nhận những cơ hội do chất lượng nông sản của tỉnh Sơn La mang lại, cũng như những thách thức cần đổi mới sáng tạo trong đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và thế giới việc phát triển sản phẩm đặc trưng, đặc sản theo từng địa phương tận dụng lợi thế cạnh tranh đặc biệt này tạo ra bước phát triển đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Sơn La nói chung, phát triển kinh tế khu vực nông thôn nói riêng. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp thu thập dữ liệu: Các dữ liệu thứ cấp được sử dụng trong nghiên cứu được lấy từ các báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La, Cục Thống kê Sơn La, Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La, Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Sơn La,… về: Diện tích, năng suất, sản lượng các loại cây trồng trên địa bàn tỉnh Sơn La, Các bản đề án, kế hoạch thực hiện và công nhận kết quả về sản phẩm OCOP tỉnh Sơn La năm 2019,… 598 Đặng Huyền Trang Phương pháp xử lý dữ liệu: Các dữ liệu thu thập được tác giả sử dụng phần mềm Microsorf Excel để tổng hợp, tính toán,… làm cơ sở phân tích hiện trạng về chương trình OCOP tỉnh Sơn La. Phương pháp thống kê mô tả: Tiến hành sắp xếp các số liệu thu thập theo phương pháp phân tổ thống kê theo nhóm sản phẩm, theo địa phương,... để thấy rõ hiện trạng chương trình OCOP tỉnh Sơn La. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Quan điểm và mục tiêu chương trình OCOP của tỉnh Sơn La Quan điểm và mục tiêu về chương trình mỗi xã một sản phẩm của tỉnh Sơn La được thể hiện rõ tại “Đề án mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” được phê duyệt theo Quyết định số 1288/QĐ- UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La ngày 05/6/2019. Cụ thể như sau: * Về quan điểm: Thứ nhất, Phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị. Thứ hai, Trọng tâm của chương trình là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế của tỉnh theo chuỗi giá trị; Các sản phẩm có sự khác biệt, mang đặc thù gắn với những nét truyền thống, văn hóa và điều kiện tự nhiên của tỉnh Sơn La. Thứ ba, “Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, ban hành khung pháp lý và chính sách để thực hiện, hỗ trợ các khâu đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Nông nghiệp Sơn La Nông sản đặc sản Sơn La Chương trình mỗi xã một sản phẩm Xúc tiến thương mại Sản phẩm nông sảnTài liệu có liên quan:
-
Phân tích khả năng cạnh tranh và lợi thế so sánh của các sản phẩm nông sản xuất khẩu của Việt Nam
9 trang 351 0 0 -
83 trang 119 0 0
-
Bài giảng Quảng cáo và xúc tiến thương mại quốc tế: chương 8 – ĐH Thương mại
11 trang 72 1 0 -
224 trang 65 0 0
-
Luận bàn về các công cụ điện tử trong xúc tiến thương mại
5 trang 48 0 0 -
Văn bản chỉ thị 10/CT-UBND 2013
11 trang 45 0 0 -
Giải pháp phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn thành phố Hà Nội
8 trang 44 0 0 -
2 trang 41 0 0
-
Bài giảng Quảng cáo và xúc tiến thương mại quốc tế: chương 1 – ĐH Thương mại
16 trang 39 1 0 -
4 trang 39 0 0
-
Bài giảng Quảng cáo và xúc tiến thương mại quốc tế: chương 3 – ĐH Thương mại
16 trang 39 1 0 -
Giáo trình Quảng cáo và xúc tiến thương mại quốc tế: Phần 1
142 trang 39 1 0 -
14 trang 38 0 0
-
1 trang 38 0 0
-
Quyết định số 3538/2021/QĐ-BCT
33 trang 38 0 0 -
Chiến lược tiếp thị du lịch xanh hướng tới phát triển du lịch xanh: Góc nhìn từ doanh nghiệp
3 trang 37 0 0 -
Bài giảng Quảng cáo và xúc tiến thương mại quốc tế: chương 6 – ĐH Thương mại
10 trang 36 1 0 -
109 trang 35 0 0
-
Mẫu Báo cáo kết quả thực hiện nộp ngân sách nhà nước
1 trang 35 0 0 -
137 trang 35 0 0