
Tiền Giang: Địa lý thiên nhiên và thổ nhưỡng - TS. Trần Văn Đạt
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiền Giang: Địa lý thiên nhiên và thổ nhưỡng - TS. Trần Văn Đạt TIỀN GIANG: ĐỊA LÝ THIÊN NHIÊN VÀ THỔ NHƯỠNG T.S. Trần Văn Đạt 1. Mở ĐầuTiền Giang là một vùng đất phù sa, bằng phẳng, màu mỡ, chạy dài từ đông qua tây ở giữađồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), và nằm trên bờ Bắc sông Cửu Long dài 120 km. Vị trí địalý thiên nhiên không những thích hợp cho phát triển nông nghiệp, cảng, biển, mà còn có tiềmnăng lớn cho phát triển ngành công nghiệp nhờ tiếp cận với tỉnh và thành phố năng động, nhưLong An và Sài Gòn và Bà Rịa-Vũng Tàu. Tỉnh Tiền Giang còn là một trong 7 tỉnh của VùngKinh tế Trọng điểm phía Nam mở hướng phát triển kinh tế và xã hội đầu tàu của nước. Vùngnày đặc biệt chú ý đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp,tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ để đối phó với biến đổi khí hậu, đồng thời hướng đếnsự phát triển bền vững. ĐBSCL có 13 tỉnh và thành phố, tổng diện tích độ 4 triệu ha; trong đó,đất tốt, giàu phù sa chiếm khoảng 30% tổng diện tích. Vùng này sản xuất hơn 50% sản lượnglúa toàn quốc và xuất khẩu gạo chiếm đến 90% tổng lượng gạo xuất khẩu, 65% sản lượng thủyhải sản và 70% sản lượng trái cây cả nước (1).Theo khảo cổ học, vùng Tiền Giang và cả nước đã trải qua nhiều thời kỳ biển tiến và biển lùi.Vào thời biển tiến lần cuối cách nay khoảng 6.000 năm, tất cả ĐBSCL gồm cả Tiền Giang đềubị ngập lụt, chỉ còn các giồng đất cao nhô lên, di tích còn lại là Giồng Tân Hiệp thuộc huyệnChâu Thành (2). Khoảng 1.000 năm sau, mực nước rút dần, nhưng vẫn còn dao động lênxuống, các cồn cát xuất hiện dọc theo bờ biển; thực vật và động vật sinh sống sung túc đadạng. Các nhà khảo cổ học tìm thấy tại huyện Cai Lậy các vỉa sò hến - dấu vết bờ biển ngàyxưa (3). Cho đến khoảng 2.700 năm, ĐBSCL và Tiền Giang trở nên ổn định, người từ các hảiđảo, gốc Indonesian tiến vào đồng bằng phì nhiêu sinh sống. Khoảng trước hoặc đầu CôngNguyên họ thành lập một vương quốc cổ đại Phù Nam, chịu ảnh hưởng nhiều của Ấn Độ Giáovà Phật Giáo. Họ là cường quốc thương mại biển trong vùng Đông Nam Á và bành trướng lãnhthổ đến cả Vùng Lâm Ấp (nước Chiêm Thành).Xứ Phù Nam có nền văn hóa Óc Eo rực rỡ phát triển sớm hơn sử Tàu ghi chép, khoảng 200năm trước Công Nguyên, với thương cảng Óc Eo sầm uất qua trao đổi thương mại cùng với ẤnĐộ, Trung Quốc, La Mã và Ba Tư (4, 5). Về sau, xứ này suy nhược có lẽ do đồng bằng bị ngậplụt, nên đế quốc Khmer chiếm đóng và thành lập nước Chân Lạp. Xứ Phù Nam tồn tại khoảng 9thế kỷ. Về sau, do tranh chấp quyền hành, Chân Lạp chia làm 2 nước: Thủy Chân Lạp gồmvùng đất thấp (ĐBSCL) và Lục Chân Lạp gồm đất cao (Cao Miên ngày nay). Vùng đất thấp cómôi trường, khí hậu khắc nghiệt: thường hay bị lũ lụt, có nhiều đầm lầy, sông rạch, rừng rậm,lại có nhiều thú dữ như cọp, cá sấu, rắn rít..., nên rất ít người Khmer đến khai thác và sinhsống. Do đó, người Việt, Trung Hoa và Chàm có cơ hội xâm nhập khai phá, bắt đầu từ cácgiồng đất cao mà không gặp trở ngại nào với chính quyền bản xứ.Vào đầu thế kỷ 17, Cuộc hôn nhơn giữa công chúa Ngọc Vạn (con thứ của chúa Sãi NguyễnPhúc Nguyên, 1613-1635) và vua Thủy Chân Lạp Chey Chetta II vào năm 1621 đã mở đầu chocuộc di dân tiến vào đồng bằng sông Cửu Long còn hoang vu (6,7). Người dân ở miền NamTrung Phần, nhứt là từ Ngũ Quảng (Q. Bình, Q. Trị, Q. Nam, Quảng Ngãi và Q. Đức) đã đượcchúa Hiền Nguyễn Phúc Tần (1649-1686), Nguyễn Phúc Chu (1691-1725) khuyến khích di cưvào vùng đất Chân Lạp lập nghiệp, trong đó có nhiều người đi bằng đường biển với ghe bầunan đến vùng đất Mô Xoài (Bà Rịa), Đồng Nai (Biên Hòa), Lôi Lạp (Gò Công) qua cửa sôngSoài Rạp, Cửa Tiểu và Cửa Đại (8). 1|TrangNăm 1756, vua Nặc Nguyên của Thủy Chân Lạp thua trận đánh với Chúa Nguyễn nên chínhthức dâng hai phủ Tầm Bôn (Tân An) và Lôi Lạp (còn gọi là Sui Rap hay Soài Rạp) (6). Lôi Lạplà địa phận của vùng đất Gò Công ngày nay. Những người dân đầu tiên đến lập nghiệp sinhsống ở đất Gò thường cư ngụ trên các giồng đất cao phì nhiêu có nước ngọt, làm cho ngườiMiên bản xứ phải lần lượt bỏ đi. Cuộc khai khẩn đất hoang của tỉnh Tiền Giang bắt đầu từ GòCông đến Chợ Gạo, Mỹ Tho, huyện Châu Thành, Cai Lậy và Cái Bè (9). 2. Tình Trạng Hành ChínhVùng Tiền Giang có diện tích 2.481,8 km2 và dân số 1.670.216 người (2009), trong đó có411.637 người ở Gò Công hay 25% tổng dân số của vùng. Qua nhiều thời đại, vùng nàythường bị tách rời nhau: tỉnh Định Tường/Mỹ Tho và Gò Công hoặc sáp nhập nhau như tỉnhTiền Giang hiện nay. Tên của vùng này thay đổi tùy thuộc ranh giới hành chính tỉnh, như TrấnĐịnh (1779), trấn Định Tường (1808), tỉnh Định Tường (1831 và 1955), tỉnh Mỹ Tho (1900), tỉnhTiền Giang (1976). Riêng Gò Công được sáp nhập với tỉnh Mỹ Tho hoặc Định Tường trong thờikỳ như sau (10, 11 và 12):Năm 1698, sau ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tỉnh Tiền Giang Hành chính Tiền Giang Khí hậu Tiền Giang Tài nguyên thiên nhiên Tài nguyên du lịch Phát triển du lịchTài liệu có liên quan:
-
8 trang 319 0 0
-
77 trang 231 0 0
-
Giáo trình Tài nguyên du lịch: Phần 1 - TS. Nguyễn Quang Vĩnh
152 trang 207 0 0 -
10 trang 194 0 0
-
Báo cáo tốt nghiệp: Giải pháp thu hút du khách đến với khu du lịch Đại Nam – tỉnh Bình Dương
52 trang 165 0 0 -
Giáo trình Môi trường an ninh an toàn trong nhà hàng khách sạn - Trường Cao đẳng Nghề An Giang
43 trang 154 0 0 -
9 trang 126 0 0
-
10 trang 124 0 0
-
Tiểu luận: Giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững ở Phong Nha-Kẻ Bàng
19 trang 122 0 0 -
Du lịch vì người nghèo – hướng phát triển mới cho du lịch Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa
7 trang 122 0 0 -
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Khai thác tuyến phố cổ Hà Nội phục vụ phát triển du lịch
82 trang 116 0 0 -
Tiểu luận: Quảng bá phát triển du lịch Tri Tôn hiện nay - thực trạng và giải pháp
29 trang 107 0 0 -
94 trang 95 0 0
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phát triển du lịch có trách nhiệm tại khu du lịch quốc gia Mẫu Sơn - Lạng Sơn
113 trang 91 0 0 -
8 trang 88 0 0
-
Tiểu luận 'Tài nguyên thiên nhiên- hiện trạng và giải pháp'
30 trang 87 0 0 -
28 trang 86 0 0
-
6 trang 81 0 0
-
72 trang 78 0 0
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững: Trường hợp nghiên cứu tại thành phố Quy Nhơn
13 trang 69 0 0