
TIẾNG KÊU THỐNG KHỔ - Zarathustra đã nói như thế
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TIẾNG KÊU THỐNG KHỔ - Zarathustra đã nói như thế Zarathustra đã nói như thế TIẾNG KÊU THỐNG KHỔ Ngày hôm sau, Zarathustra lại ngồi trên tảng đá cũ trước hang, trongkhi hai con thú đi lang thang tìm kiếm những lương thực mới để mang về, -và cả mật mới nữa: vì Zarathustra đã phung phá tiêu tán mật cũ đến giọt cuốicùng. Nhưng giữa lúc Zarathustra đang ngồi đó, tay cầm thiền trượng vạchlại cái bóng do thân hình hắn in hằn trên mặt đất, tâm trí đắm chìm trongmột trầm tư sâu thẳm, một trầm tư không hướng về chính Zarathustra lẫn cáibóng - thì bỗng nhiên hắn giật mình kinh hãi: hắn vừa nhìn thấy một cáibóng khác bên cạnh bóng kia. Trong khi Zarathustra vừa nhìn quanh vừa vụtđứng dậy, hắn nhìn thấy viên bốc sư đứng bên cạnh hắn, đó chính là kẻ màcó lần hắn đã nhìn thấy ăn và uống cùng bàn với hắn, kẻ tiên tri cho tâmtrạng chán nản rã rời, kẻ đã rao giảng rằng: “Mọi sự đều đồng đẳng nhưnhau, chẳng có gì đáng phải bỏ công, thế giới không có nghĩa gì, kiến thứcbóp nghẹt con người”. Nhưng từ đó đến nay, khuôn mặt của viên bốc sư đãbiến đổi; và khi Zarathustra nhìn tận mặt y, lòng hắn xiết bao kinh hãi: biếtbao là những lời tiên tri bi thống cùng những lằn chớp màu tro lạnh giá đã điqua khuôn mặt này. Viên bốc sư đã nhận rõ những gì đang diễn ra trong tâm hồnZarathustra, nên y đưa tay vuốt mặt, như muốn xóa nhòa khuôn mặt đi;Zarathustra cũng làm giống như y. Khi cả hai đã điềm tĩnh và mạnh mẽ trởlại, họ đưa tay cho nhau nắm để tỏ rằng họ muốn nhìn nhận nhau. Zarathustra lên tiếng trước: “Xin nồng nhiệt đón mừng bạn, viên bốcsư của cơn chán nản rã rời. Không phải là điều vô ích khi trước đây có lầnbạn đã là người khách và kẻ cùng bàn của ta. Cả hôm nay nữa, xin bạn cứ ănuống tự do trong hang đá của ta và xin thứ lỗi nếu một lão già tươi vui hoanhỉ lại ngồi cùng bàn với bạn!” Viên bốc sư lắc đầu: “Một lão già hoan hỉ! Dẫu ngài là ai hay dẫu ngàimuốn mình là ai đi nữa, hỡi Zarathustra, ngài cũng sẽ không ở trong tìnhtrạng đó lâu đâu trên đỉnh cao này. Chẳng bao lâu nữa, chiếc thuyền của ngàisẽ không còn nơi ẩn náu”. Zarathustra vừa cười vừa hỏi: “Vậy, ta đang ẩn nấp đấy à?” Viên bốcsư trả lời: “Những làn sóng chung quanh ngọn núi ngài đang dâng lên, dângmãi không ngừng, những làn sóng của sự lầm than vô bờ, của sự buồn rầu ảonão: chẳng mấy chốc chúng sẽ làm nổi thuyền ngài lên và xô dạt ngài đi”. Lúc bấy giờ, Zarathustra lặng im, kinh ngạc. Viên bốc sư tiếp lời:“Ngài không nghe gì cả nữa à? Tiếng xào xạc lẫn tiếng vo vo phát ra từ hốthẳm?” Zarathustra vẫn im lặng, lắng tai: lúc bấy giờ hắn nghe một tiếng thétdài mà những hố thẳm phát ra và dội trả lại lẫn cho nhau, bởi vì không có hốthẳm nào muốn giữ lại tiếng kêu ấy, một tiếng kêu bi thống vô ngần. Sau cùng, Zarathustra lên tiếng: “Hỡi kẻ tiên tri của bất hạnh, đấy làtiếng kêu thống khổ, tiếng gọi của một người, phát xuất từ một vùng biểnđen nào đó. Nhưng ta có sá gì nỗi thống khổ của loài người! Tội lỗi cuốicùng được dành cho ta, ngươi có biết tên nó là gì không?” “Lòng thương xót !” viên bốc sư trả lời với tấm lòng chan chứa khônngăn và y đưa hai tay lên: “Hỡi Zarathustra, tôi đến để kéo ngài tới tội lỗicuối cùng ấy!” Viên bốc sư vừa nói dứt thì tiếng kêu lại vang dội lên lần nữa, tiếngkêu dài hơn, đầy lo sợ hơn trước, và cũng đã nghe gần hơn. “Zarathustra!Ngài có nghe chăng? Viên bốc sư hỏi lớn, tiếng kêu ấy nhắm gửi đến ngài,tiếng thét ấy nhằm kêu gọi ngài đấy: đến đây, đến đây, đến đây đi, đến lúcrồi, quá đúng lúc rồi!” Trong khi đó, Zarathustra câm lặng, tâm trí hắn rối loạn bời bời và bịkích động dữ dội. Sau cùng, hắn lên tiếng hỏi, như một kẻ còn ngập ngừngdo dự: “Ai đang kêu gọi ta dưới kia như thế?” - Ngài không biết kẻ đó thực à? Viên bốc sư hăng hái trả lời, tại saongài lại giả vờ như thế chứ? Chính con người thượng đẳng đang kêu cứu vớingài! Zarathustra hỏi lớn, lòng tràn kinh hãi: “Con người thượng đẳng! Ymuốn gì? Y muốn gì cơ chứ? Con người thượng đẳng! Y muốn gì ở đây?” -mồ hôi rịn đầy thân thể hắn. Nhưng viên bốc sư không trả lời cho nỗi xao xuyến lo âu củaZarathustra, y lắng nghe, lắng nghe mãi, nghiêng mình trên hố thẳm. Và sựim lặng kéo dài, y đưa mắt ngoái nhìn ra sau, và thấy Zarathustra đang đứngrun rẩy. Y lên tiếng bằng một giọng đầy buồn bã: “Hỡi Zarathutra, ngài không có bộ dáng của một kẻ mà hạnh phúc làmcho xoay cuồng: ngài sẽ phải nhảy múa để đừng bổ ngửa ra sau! Và nếu ngài lại muốn khiêu vũ trước mặt tôi và làm đủ mọi trò nhảynhót, cũng không ai có thể bảo tôi rằng: “Nhìn xem kìa, kia là con ngườitươi vui hoan hỉ cuối cùng đang khiêu vũ!” Nếu có ai muốn leo lên đến đỉnh cao này để tìm kiếm con người hoanhỉ đó, thời y đã leo lên một cách luống công vô bổ: cố nhiên là y sẽ tìm thấynhững hang động bí mật, những chỗ trú thân cho các ẩn sĩ, nhưng y sẽ chẳngbao giờ tìm thấy được những giếng nước hạnh phúc, những kho tàng chônkín, hoặc những suối nguồn vĩnh phúc trinh tân. Hạnh phúc! - làm thế nào để tìm thấy hạnh phúc nơi những con ngườibị chôn liệm rồi như thế, nơi những nhà ẩn sĩ như thế! Ta có còn phải tìmkiếm niềm hạnh phúc cuối cùng trên những hòn đảo Vĩnh Phúc xa tít đằngkia, trên những đại dương bị quên lãng? Nhưng mà tất cả mọi sự đều như nhau, chẳng có gì đáng cho ta bỏcông, mọi sự kiếm tìm đều vô bổ, chẳng còn những hòn đảo Vĩnh Phúc trêncõi đời này nữa!” Viên bốc sư than thở như thế; nhưng dứt lời than thở của y,Zarathustra đã lấy lại sự thanh thản tĩnh lặng và sự vững tâm, tựa như kẻ leora đến ánh sáng khi chui từ một vực thẳm lên. “Không! Không! Ngàn lần không! - Zarathustra gầm lên, và đưa tayvuốt chòm râu bạc. Ta biết điều đó rõ hơn nhà ngươi! Hãy còn có những hònđảo Vĩnh Phúc! Nhà ngươi đừng nói nữa, hỡi chiếc bị buồn phiền, hỡi kẻhay khóc tha ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Zarathustra triết học theo Zarathustra triết học tài liệu triết học sách triết học triết học thế giới các tư tưởng của triết họcTài liệu có liên quan:
-
27 trang 357 2 0
-
Tiểu luận triết học - Ý thức và vai trò của ý thức trong đời sống xã hội
13 trang 323 0 0 -
Tìm hiểu về khoa học nghịch lý: Phần 2
92 trang 301 0 0 -
Tiểu luận triết học - Vận dụng quan điểm cơ sở lý luận về chuyển đổi nền kinh tế thị trường
17 trang 291 0 0 -
Tìm hiểu về khoa học nghịch lý: Phần 1
93 trang 174 0 0 -
13 trang 152 0 0
-
Tiểu luận đề tài : Triết học phật giáo
25 trang 139 0 0 -
12 trang 137 0 0
-
Chủ đề Một vài suy nghĩ về tư tưởng triết học Việt Nam trong nền văn hoá dân tộc'
18 trang 135 0 0 -
24 trang 134 0 0
-
18 trang 133 0 0
-
Tiểu luận triết học - Việt Nam trong xu thế hội nhập và phát triển dưới con mắt triết học
38 trang 99 0 0 -
HỆ THỐNG CÂU HỎI – ĐÁP ÁN GỢI MỞ & HƯỚNG DẪN VIẾT TIỂU LUẬN
487 trang 95 0 0 -
Tiểu luận triết học - Máy móc đại Công nghiệp, vai trò của nó đối với nền kinh tế Việt Nam
13 trang 92 0 0 -
81 trang 92 1 0
-
TIỂU LUẬN: Quan điểm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất với ý thức
18 trang 87 0 0 -
TIỂU LUẬN: Sự khác biệt căn bản của triết học phương Tây và phương Đông
9 trang 83 1 0 -
13 trang 69 1 0
-
Danh sách 130 Tiểu luận về Triết học
5 trang 65 0 0 -
10 trang 65 0 0