
TIẾNG VỌNG TỪ VẺ ĐẸP QUA TUYỂN TẬP TRANH NGÔ VĂN CAO
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TIẾNG VỌNG TỪ VẺ ĐẸP QUA TUYỂN TẬP TRANH NGÔ VĂN CAO TIẾNG VỌNG TỪ VẺ ĐẸP QUA TUYỂN TẬP TRANH NGÔ VĂN CAO NGÔ VĂN CAO-Đồng điệu - sơn dầu Tranh Ngô Văn Cao đã mở ra đầy triển vọng. ở đấy, ta nghe thấy tiếng vọng của con người trong cuộc sống đầy tâm trạng... Nghệ thuật là hình tượng qua tư duy sáng tạo của người nghệ sĩ, không phải là hình họa đơn thuần theo nghĩa trường quy, kinh điển. Nghệ thuật còn là quan niệm, khái niệm, không phải là cách nhìn trực ảnh, trực giác. Nghệ thuật vì vậy còn vượt ra ngoài cả sự phản ảnh. Nó giống như những hồi ức hay những giấc mơ đầy tính tưởng tượng, lãng mạn của người nghệ sĩ. Và nhờ tính lãng mạn, sức tưởng tượng, cộng với tài năng thể hiện thì nghệ thuật mới đạt tới đỉnh cao của sự thành công. Tranh Ngô Văn Cao đã mở ra đầy triển vọng. ở đấy, ta nghe thấy tiếng vọng của con người trong cuộc sống đầy tâm trạng: Tiếng vọng, Mùa xuân, Bè bạn, Đất và lửa, Sen tàn, Thanh âm một ngày mới, Ký ức người Hà Nội, Những dấu chân tròn, Đất lành, Hạnh phúc, Ngược dòng, Suy tư... Đằng sau những cái tên ấy, biết bao vui buồn mà người họa sĩ đã lý giải, nói giùm, hay tự bạch về mình? Tác giả đã vươn tới cái đẹp nghệ thuật giàu Tâm - Tưởng, hiểu theo nghĩa nội hàm của 2 thuật ngữ Tâm hồn và Tư tưởng. Tranh Ngô Văn Cao nổi bật 3 yếu tố: Hình - Màu - Chất liệu. Hình tinh giản, cách điệu cao, giàu tính khái quát hóa. Màu giàu cung bậc, giàu sắc độ. Chất liệu biến hóa, kỹ thuật chắc tay trong điều hòa. Tôi thực sự bị hấp dẫn bởi vẻ đẹp của tranh Ngô Văn Cao. Ông đã bộc lộ những tâm trạng vui buồn trong cuộc sống qua cái đẹp nghệ thuật. Tác phẩm của ông giống như một dòng sông luôn vận hành để hợp lưu cùng biển cả. Nhà văn Mỹ H.Thoreau đã nói: “Cuộc đời con người lúc nào cũng phải giống như một dòng sông đang chảy. Vẫn một dòng sông ấy, nhưng nước thì luôn đổi mới”. Hội họa của Ngô Văn Cao rất trẻ, đầy sức sống, vì nó luôn vận hành, luôn tiếp thu những yếu tố mới của vẻ đẹp hiện đại. Trần Thức TÔI VẼ BỨC TRANH CHA TRUYỀN CON NỐI Giữa năm 1967, đế Quốc Mỹ ngày đêm điên cuồng bắn phá hai miền nước ta. Hồ Chủ Tịch ra lệnh tổng động viên, dồn hết trí lực vào công cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc. Hàng ngàn vạn thanh niên ở miền Bắc đã lên đường vào Nam quyết cùng quân dân cả nước đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Ngày đó, vì yêu cầu công tác, tôi phải ở lại địa phương làm việc. Nhưng hàng ngày, hàng giờ chứng kiến cảnh giặc Mỹ đánh phá quê hương, tôi cũng không thể ngồi yên mà luôn nghĩ phải làm một việc gì đó đóng góp và động viên cho công CHA TRUYỀN cuộc kháng chiến của dân tộc. Thế là bằng ngòi CON NỐI-Tranh bút và bảng màu của mình, tôi đã sáng tác kịp thời cổ động của Phạm hàng chục bức tranh cổ động, nổi bật là bức Tất cả Giang cho tiền tuyến. Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, Sức mạnh nhân dân vô địch... đặc biệt là bức tranh Cha truyền con nối. Cha truyền con nối là một cái mốc trong cuộc đời nghệ thuật của tôi. Tôi còn nhớ ngày đó, hưởng ứng lời kêu gọi toàn dân đoàn kết quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát đã sáng tác một ca khúc nổi tiếng của mình. Trong bài hát, tôi rất tâm đắc với đoạn: “Như tiếng sấm vang rền, như tiếng sấm vang rền... lời Bác gọi, lời cha truyền con nối? “. Cứ như thế hàng ngày tôi nhâm nhi những ý tứ đó và nó hình thành trong đầu tôi, thế là tác phẩm Cha truyền con nối ra đời. Trong tranh tôi bố cục ba nhân vật. Trên cùng là một ông già quắc thước, tay cầm gậy tầm vông (vũ khí điển hình cho cuộc kháng chiến của người Nam Bộ). Tiếp theo phía dưới là chân dung người phụ nữ quàng khăn rằn, điển hình cho vẻ đẹp của người con gái miền Nam với vẻ mặt hiền dịu nhưng cương quyết khi đối mặt với kẻ thù. Điểm nổi bật được hiện trên đôi tay, hàng ngày mềm mại với việc nhà, nhưng khi có giặc đến cũng sẵn sàng chắc tay súng. Nhân vật thứ ba là hình ảnh của học sinh miền Bắc hồi bấy giờ, đầu đội mũ rơm, tay cắp cặp đi học. Hình ảnh ba nhân vật ấy được thể hiện như một bức tượng đài cao vút tượng trưng cho khối đại đoàn kết toàn dân từ đời ông đến đời cha và con cháu kế tiếp nhau quyết tâm giành lấy độc lập cho dân tộc. Phạm Giang ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
ngô văn cao mỹ thuật truyền thống mỹ thuật hiện đại họa sỹ việt nam nghiên cứu văn hóa kiến thức mỹ thuật trường phái nghệ thuậtTài liệu có liên quan:
-
Tranh biếm họa trào phúng của họa sỹ Pawel Kuczynski
10 trang 349 0 0 -
Thể thơ và nghệ thuật sử dụng câu chữ trong ca dao - dân ca xứ Nghệ
8 trang 338 0 0 -
50 năm ngày Marilyn Monroe qua đời: Đẹp đến đau lòng
11 trang 175 0 0 -
6 trang 121 0 0
-
6 trang 90 0 0
-
7 trang 88 0 0
-
Văn hóa học: Culturology và Cultural studies
14 trang 72 0 0 -
Đào tạo ngành Kinh doanh xuất bản phẩm hướng tới sự hội tụ và phát triển bền vững
10 trang 69 0 0 -
Văn hóa phi vật thể - linh hồn của di sản Tây Nguyên
3 trang 69 0 0 -
Phong cách thể hiện ca khúc dân gian đương đại
7 trang 66 2 0 -
10 trang 64 0 0
-
Sơ lược về Mỹ thuật thời Trần (1226-1400)
10 trang 63 0 0 -
Cách biểu đạt ước vọng của người Việt trong tranh dân gian
7 trang 59 0 0 -
Đổi mới đào tạo thông tin thư viện tại trường Đại học Văn hóa Hà Nội
6 trang 53 0 0 -
CHÂN DUNG HỌA SỸ NGUYỄN GIA TRÍ
3 trang 53 1 0 -
Thủy thần - hệ thống tín ngưỡng dân gian tiêu biểu thời Lý - Trần
8 trang 50 1 0 -
Các lý thuyết địa lý học văn hóa, sinh thái học văn hóa và việc vận dụng trong nghiên cứu văn hóa
8 trang 50 1 0 -
TRANH GƯƠNG CUNG ĐÌNH MỸ THUẬT HUẾ
7 trang 49 0 0 -
MỖI BỨC TRANH MỸ THUẬT - MỘT TẤM LÒNG
11 trang 48 0 0 -
Chạm khắc gỗ - Nghệ thuật thổi hồn vào cội rễ
21 trang 48 0 0