
Tiếp cận bệnh nhi sốt và phát ban
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiếp cận bệnh nhi sốt và phát ban Tiếp cận bệnh nhi sốt và phát ban Trước một bệnh nhi sốt và phát ban, cần tìm: 1. Nguyên nhân dị ứng: - Hỏi tiền căn bản thân và gia đình về dị ứng. - Hỏi về thức ăn có tính sinh dị nguyên cao (thịt bò, hải sản, trứng,…) đã ăntrong vài ngày qua. - Hỏi về thuốc đã sử dụng trong những ngày trước. Nếu có, cũng KHÔNG kếtluận ngay là trẻ phát ban do dị ứng thuốc, nhưng phải cẩn thận khi sử dụng các loạithuốc này. - Phát ban do dị ứng thuốc thường ở dạng mề đay hoặc hồng ban đa dạng kèmtheo ngứa. Chỉ chẩn đoán dị ứng thuốc sau khi đã loại trừ các nguyên nhân khác gâyphát ban. Kết luận vội vàng có thể dẫn đến bỏ sót những nguyên nhân quan trọng vàcó thể gây khó khăn cho đồng nghiệp đã cho các loại thuốc trên. Phát ban dị ứng 2. Nguyên nhân nhiễm trùng: - Trong bệnh nhiễm virus, sốt sẽ giảm trong vòng 24 giờ sau khi phát ban, trừkhi có bội nhiễm. Bệnh cảnh sốt phát ban bội nhiễm thường gặp trong bệnh sởi vì sởilàm suy giảm miễn dịch. - Lưu ý: Trẻ đã chích ngừa sởi vẫn có thể mắc bệnh với bệnh cảnh viêm longnhẹ hơn và tính chất phát ban không điển hình. Yếu tố dịch tễ học là một yếu tố quantrọng giúp chẩn đoán. - Nếu LS không gợi ý bệnh sởi mà bệnh nhi vẩn còn tiếp tục sốt > 24h sau phátban => Phải nghĩ đến các nguyên nhân khác nhiễm virus. - Sốt phát ban trong NT huyết thường kèm theo tổn thương đa cơ quan như gan,lách to, thiếu máu, vẻ mặt nhiễm trùng nhiễm độc… Phát ban thường dưới dạng hồngban da dạng. 3. Nguyên nhân miễn dịch: - Rối loạn miễn dịch nguyên phát. - Rối loạn miễn dịch thứ phát: Hội chứng Kawasaki. - Trong rối loạn miễn dịch, phát ban thường kèm theo tổn thương đa cơ quan. 4. Tóm tắt: Chỉ chẩn đoán dị ứng thuốc sau khi đã loại trừ các nguyên nhân khác gây phátban. Nếu sốt đã thuyên giảm trước khi phát ban hoặc hết trong vòng 24 giờ sau phátban và khôhg kèm tổn thương cơ quan khác, nguyên nhân thường do virus. Thường sẽtự ổn sau 2 – 3 ngày. Không cần điều trị đặc hiệu. Nếu phát ban trên 24 giờ mà vẫn không hết sốt hoặc có tổn thương cơ quankhác kèm theo, phải nghĩ đến nguyên nhân nhiễm trùng hoặc miễn dịch. Lúc này cầnchỉ định điều trị đặc hiệu và làm các xét nghiệm để chẩn đoán nguyên nhân. Điều trị đặc hiệu bệnh lý miễn dịch nguyên phát thường chỉ định sau khi chẩnđoán xác định hoặc loại trừ các nguyên nhân khác. Chọn ống nội khí quản trong nhi khoa 1. Các loại ống NKQ: - NKQ có bóng chèn: Sử dụng cho trẻ trên 8 tuổi và người lớn. - NKQ không có bóng chèn: Dùng cho trẻ < 8 tuổi. Trẻ dưới tuổi này có chỗhẹp giải phẫu bình thường ở mức sụn nhẫn, cung cấp một bóng chèn chức năng.Không sử dụng bóng chèn ở tuổi này trong mọi tình huống. Ống NKQ có bóng chènnhỏ hiện sẵn có cho những trẻ nhỏ cần áp lực hít vào cao như suyễn nặng hay hộichứng suy hô hấp cấp (ARDS). Ống nội khí quản có bóng chèn và không có bóng chèn. 2. Kích thước ống NKQ: Dựa vào đường kính trong (Internal Diameter: ID): - Sơ sinh: + < 1000 g: 2.5 + 1000 – 2000 g: 3.0 + 2000 – 3000 g: 3.5+ > 3500 g: 3.5 – 4.0- < 6 tháng: 3.5 – 4.0- 6 – 12 tháng: 4.0 – 4.5- 12 – 24 tháng: 4.5 – 5.0- > 24 tháng: ID = 4 + tuổi/4.Dựa vào đường kính ngoài: Ước tính bằng ngón tay út của bệnh nhân.3. Độ dài ống NKQ sau khi đặt:- Tuổi/2 + 12 cm: Nếu đặt đường miệng.- Tuổi/2 + 15 cm: Nếu đặt đường mũi.- Có thể ước lượng nhanh: Chiều dài = ID x 3.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Giáo dục đào tạo Giáo trình Giáo án Bài giảng Y học Tài liệu Đề cương Bệnh nhi sốt và phát banTài liệu có liên quan:
-
Tài liệu thẩm định dự án đầu tư - Phần 1
42 trang 258 0 0 -
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP dạy thêm học thêm ngoài nhà trường
3 trang 237 2 0 -
Giới thiệu môn học Ngôn ngữ lập trình C++
5 trang 220 0 0 -
CHẨN ĐOÁN XQUANG GAN VÀ ĐƯỜNG MẬT
11 trang 214 0 0 -
Hình thành hệ thống điều khiển trình tự xử lý các toán tử trong một biểu thức logic
50 trang 202 0 0 -
MẪU ĐƠN XIN XÉT TUYỂN VÀO LỚP 10 TRƯỜNG THPT DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH
2 trang 201 0 0 -
tài liệu môn Kinh tế vĩ mô_chương 1
10 trang 199 0 0 -
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ GIÁO TRÌNH
3 trang 189 0 0 -
20 trang 188 0 0
-
BÁO CÁO KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH
33 trang 185 0 0 -
Bài giảng học Lý thuyết tài chính- tiền tệ
54 trang 181 0 0 -
Báo cáo thực tập tốt nghiệp môn Điện - Điện tử: Thiết lập hệ thống mạng
25 trang 166 0 0 -
Báo cáo thực hành Môn: Công nghệ vi sinh
15 trang 162 0 0 -
Một số từ và cụm từ liên kết trong tiếng Anh
6 trang 160 0 0 -
Quyết định cấu trúc vốn trong thực tiễn
trang 153 0 0 -
5 trang 143 0 0
-
Tài liệu Bệnh Học Thực Hành: TĨNH MẠCH VIÊM TẮC
8 trang 130 0 0 -
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN VĂN BẰNG DO CƠ SỞ GIÁO DỤC NƯỚC NGOÀI CẤP
3 trang 116 0 0 -
VẬN ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG TRÁI ĐẤT - MẶT TRĂNG VÀ CÁC HỆ QUẢ ĐỊA LÝ
27 trang 114 0 0 -
Thủ thuật khôi phục mật khẩu Windows XP
3 trang 103 0 0