Danh mục tài liệu

Tiểu luận: CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KHU VỰC

Số trang: 41      Loại file: pdf      Dung lượng: 389.48 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giải quyết tranh chấp liên quan đến việc áp dụng, thi hành và giải thích hiệp định Chương 20 quy định việc thành lập Ủy ban thương mại tự do và Ban thư kí - hai cơ quan thường trực gồm cả ba bên có trách nhiệm giám sát và thi hành hiệp định. Chúng giúp cho việc quyết định liên quan đến hoạt động của Hiệp định một cách thuận lợi.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận:CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KHU VỰCCƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KHU VỰCA. Cơ chế giải quyết tranh chấp tại NAFTA:I. Chương 20: Giải quyết tranh chấp liên quan đến việc áp dụng, thi hànhvà giải thích hiệp định Chương 20 quy định việc thành lập Ủy ban thương mại tự do và Ban thưkí - hai cơ quan thường trực gồm cả ba bên có trách nhiệm giám sát và thi hànhhiệp định. Chúng giúp cho việc quyết định liên quan đến hoạt động của Hiệpđịnh một cách thuận lợi.Phần 1: Các cơ quan 1) Ủy ban thương mại tự do (FTC): a. Cơ cấu: FTC là cơ quan cao nhất, là một cơ quan tư vấn và giám sát bao gồm các đạidiện cho bộ thương mại Để thực hiện chức năng của mình, FTC có Ban thư kívà hơn 20 Ủy ban và nhóm làm việc (phụ lục 2001.2). b. Chức năng: Chức năng chính của ủy ban là giám sát sự thi hành Hiệp định và xem xétbất kỳ vấn đề nào có thể làm ảnh hưởng hoạt động và việc áp dụng Hiệp định.Ủy ban đóng một vai trò quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp nảysinh từ việc giải thích, áp dụng và thi hành các điều khoản của Hiệp định. Ủy ban giám sát công việc của tất cả các ủy ban và nhóm làm việc đượcthành lập theo Hiệp định, quy định tại Phụ lục 2001.1. c. Thẩm quyền: FTC có quyền thành lập và ủy thác cho các ủy ban ad hoc hay thường trực,các nhóm làm việc và các nhóm chuyên gia. Tham khảo ý kiến của các chuyên gia và các nhóm làm việc không ràngbuộc với chính phủ. Thực hiện các hoạt động khác trong pham vi chức năng của nó do các bênđồng ý. d. Thủ tục hoạt động: Ủy ban có các quy định và các thủ tục riêng. Tất cả các quyết định của Ủyban được tông qua bằng đồng thuận, trừ phi Ủy ban có sự nhất trí khác. Ủy ban triệu tập hội nghị thường niên ít nhất mỗi năm một lần và các bên sẽlần lượt làm chủ tọa trong các phiên họp này. 2) Ban thư ký: Ban thư ký bao gồm 3 khu vực quốc gia khác nhau, thực hiện chức năng nhưnhau nhưng độc lập với nhau. Mỗi thành viên thành lập một văn phòng thườngtrực của khu vực mình với Ban thư ký và ban lãnh đạo riêng. Mỗi chính phủthành viên có trách nhiệm đối với hoạt động và chi phí của khu vực mình, chitrả tiền thù lao và phí tổn cho hội thẩm viên, các thành viên của các ủy ban vàban thẩm định khoa học. Ban thư ký hỗ trợ FTC và đảm nhận công tác hành chính cho ban hội thẩmgiải quyết tranh chấp. Chịu sự quản lý của FTC, Ban thư ký cũng hỗ trợ các ủyban, các nhóm làm việc và các điều kiện để thực hiện Hiệp định. 3) Ủy ban và nhóm làm việc: FTC quy định thành lập một số ủy ban và nhóm làm việc xem xét và thảoluận các vấn đề liên quan đến các vấn đề được phân công. Họ có thẩm quyềngiám sát việc thi hành hiệp định NAFTA trong khu vực mà hiệp định này cóảnh hưởngPhần 2: Giải quyết tranh chấp Hệ thống giải quyết tranh chấp được hình thành theo thủ tục chương 20trong ba phạm vi: sự bàn bạc giữa các bên, sự can thiệp của FTC, ban hội thẩmtố tụng. 1, Phạm vi: Chương 20 giải quyết tranh chấp giữa các bên liên quan đến: (a) Việc giải thích các điều khoản và việc một bên không thực hiện nghĩa vụ của mình theo hiệp định. (b) Việc một bên thi hành các biện pháp hiện tại hoặc mới được đề xuât mà việc thực thi này bị các bên khác coi là trái với Hiệp định. (c) Việc một bên thi hành các biện pháp hiện tại hoặc mới được đề xuât mà việc thực thi này bị các bên khác coi là việc áp dụng đó làm vô hiệu hoặc làm suy yếu Hiệp định. 2, Sự lựa chọn tòa án WTO/NAFTA: Khi ký kết hiệp định NAFTA, Mexico, Mỹ và Canada không từ bỏ quyềncủa họ theo WTO. Do đó, các tranh chấp liên quan đến cả NAFTA và WTO sẽđược giải quyết bởi tòa án theo ý muốn của các bên thưa kiện.(2005.1) Quy tắc chung: Để tránh các thủ tục song song và hơn hết là các quyết định mâu thuẫn nhau,trong trường hợp sự viện dẫn của một quốc gia thành viên có thể hình thành nênmột sự vi phạm theo cả WTO và NAFTA, bên khởi kiện lựa chọn tòa án để giảiquyết tranh chấp mà không cần sự đồng ý của bên kia. Khi xảy ra tranh chấp, trong trường hợp thủ tục giải quyết tranh chấp đượcchọn là WTO thì bên thưa kiện sẽ phải thông báo ý định của mình đến bên thứba trước khi tiến hành thủ tục, trong trường hợp bên thứ ba có lợi ích thực sựtrong vụ này và muốn đưa ra tòa NAFTA thì hai bên tiến thảo luận để nhất trívề tòa án. Nếu không nhất trí được thì tòa án NAFTA sẽ được ưu tiên áp dụng. Ngoại lệ: Đối với những vấn đề liên quan đến môi trường, khu vực nôngnghiệp, các biện pháp vệ sing dịch tễ và các biện pháp tiêu chuẩn, bên khángkiện có thể phản đối việc viện dẫn Tòa WTO bằng việc thông báo sự phản đốinày cho Ban thư ký khu vực nước này và bên khởi kiện. Nói cách khác, trongnhững trường hợp này, sự lựa chọn tòa án phụ thuộc vào bên kháng kiện.3. Tham vấn Bất kỳ bên nào cũng có thể đưa ra yêu cầu tham vấn với các bên khác bằngvăn bản về các biện pháp thực tế hoặc các biện pháp được đưa ra hoặc bất kỳvấn đề nào mà nó thấy rằng có thể ảnh hưởng đến việc thi hành Hiệp định. Nếu thảo luận song phương thì tham vấn kéo dài 30 ngày, nếu thảo luận đaphương thì tham vấn kéo dài 45 ngày kể từ ngày đưa ra yêu cầu tham vấn củabên thưa kiện. Các bên tham gia tham vấn phải cố gắng hết sức để đạt được một quyết địnhthỏa mãn chung về mọi vấn đề thông qua tham vấn. Các bên tham gia tham vấnphải cung cấp đầy đủ các thông tin đảm bảo cho việc xem xét làm thế nào cácbiện pháp trên thực tế hoặc các biện pháp được đưa ra hoặc bất kỳ vấn đề nàocó thể ảnh hưởng tới việc thi hành Hiệp định; xem xét các thông tin mật và cácthông tin phù hợp được trao đổi trong buổi tham vấn trên cơ sở của bên cungcấp thông tin; tránh các quyết định gây thiệt hại cho lợi ích của bất kỳ bên nàokhác theo Hiệp định. Bên thứ ba mà được cho rằng có lợi ích xác thực trong vụ việc được quyềntham gia tham vấn. Để làm được điều này, bên thứ ba phải trình một bản thôngbáo đến Ban thư kí tại khu vực của nó và đến các bên khác.4. Cơ chế giải quyết của F ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: