Danh mục

Tiểu luận:Đánh giá hiệu quả tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2001-1010.Để nâng cao hiệu quả tăng trưởng, cần quan tâm giải quyết các vấn đề gì?

Số trang: 24      Loại file: pdf      Dung lượng: 366.27 KB      Lượt xem: 3      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ một nền kinh tế nông nghiệp truyền thống sang nền kinh tế công nghiệp hiện đại. Những thành tựu đạt được trong phát triển kinh tế được các tổ chức quốc tế đánh giá cao như duy trì một tốc độ tăng trưởng cao và ổn định trong thập niên gần đây,
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận:Đánh giá hiệu quả tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2001-1010.Để nâng cao hiệu quả tăng trưởng, cần quan tâm giải quyết các vấn đề gì? TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC -------o0o------- TIỂU LUẬN MÔN HỌC KINH TẾ PHÁT TRIỂNĐề tài: Đánh giá hiệu quả tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2001-2010. Để nâng cao hiệu quả tăng trưởng, cần quan tâm giải quyết các vấnđề gì? Nhóm 8: Lê Mai Phương Ngô Thanh Phương Nguyễn Minh Phương Nguyễn Hữu Quân Lý Minh Quang Chu Hà Thanh Lớp: CH21D Hà Nội – 2013 LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ một nền kinh tế nôngnghiệp truyền thống sang nền kinh tế công nghiệp hiện đại. Những thành tựu đạt đượctrong phát triển kinh tế được các tổ chức quốc tế đánh giá cao như duy trì một tốc độ tăngtrưởng cao và ổn định trong thập niên gần đây, tiến bộ liên tục của chỉ số phát triển conngười (HDI), xóa bớt đói nghèo, chất lượng cuộc sống của đại bộ phận dân cư trong xãhội được cải thiện, môi trường sống của con người được quan tâm gìn giữ. Những thuận lợi và kết quả đạt được trong suốt quá trình tăng trưởng để hướng tớihoàn thành mục tiêu đề ra thì nền kinh tế nước ta đã trải qua rất nhiều cột mốc quan trọngvà giai đoạn 2001 – 2010 là một minh chứng. Bên cạnh những thành tựu và thành côngđạt được vẫn còn tồn tại nhiều mặt hạn chế. Để làm rõ hơn những vấn đề trong quá trìnhtăng trưởng giai đoạn này của nền kinh tế nước ta, nhóm 8 – CH21D đã tập trung thảoluận và nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn2001-2010. Để nâng cao hiệu quả tăng trưởng, cần quan tâm giải quyết các vấn đềgì?” Trong quá trình nghiên cứu nhóm đã tập trung phân tích nguồn số liệu từ tổng cụcthống kê và các trang báo tin cậy khác, đồng thời trích lọc những phân tích của cácchuyên gia kinh tế, trích lời nhận xét đánh giá của các lãnh đạo cấp cao trong nhà nướcViệt Nam để hướng đến hoàn thành bài luận một cách đầy dủ và khách quan nhất. Đề thể hiện được những vấn đề về tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 2001 – 2010nhóm đã xây dựng được đề tài với bố cục như sau:  Phần 1: Cơ sở lý luận  Phần 2: Đánh giá hiệu quả tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2001-2010  Phân 3: Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tăng trưởng kinh tế trong những năm tới Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi có nhiều cố gắng song không thể tránh khỏinhững thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Thầy giáo và các bạn để bàiluận được hoàn chỉnh. PHẦN NỘI DUNG PHẦN I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ1.1. Khái niệm và đo lường tăng trưởng kinh tế.1.1.1. Khái niệm: Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng sản lượng quốc gia trong một thời kỳ nhất định(thường là một năm). Gần đây, khái niệm này được định nghĩa theo hướng mở rộng: Tăng trưởng là sự gia tăng sản lượng quốc gia trong một thời kỳ nhất định, đồng thời là sự gia tăng các nhân tố sản xuất được sử dụng trong điều kiện trạng thái kinh tế vĩ mô tương đối ổn định.1.1.2. Đo lường tăng trưởng kinh tế:1.1.2.1. Các chỉ tiêu tổng quát:1.1.2.1.1.Tổng sản phẩm quốc nội: Tổng sản phẩm quốc nội hay GDP (viết tắt của Gross Domestic Product). GDP làgiá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vimột lãnh thổ quốc gia trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). Phương pháp tính GDP: Phương pháp chi tiêu: Theo phương pháp chi tiêu, tổng sản phẩm quốc nội củamột quốc gia là tổng số tiền mà các hộ gia đình trong quốc gia đó chi mua các hàng hóacuối cùng. Như vậy trong một nền kinh tế giản đơn ta có thể dễ dàng tính tổng sản phẩmquốc nội như là tổng chi tiêu hàng hóa và dịch vụ cuối cùng hàng năm. GDP=C+G+I+NX  C là tiêu dùng của hộ gia đình  G là tiêu dùng của chính phủ  I là tổng dầu tư  I=De+In  De là khấu hao  In là đầu tư ròng  NX là cán cân thương mại  NX=X-M  X (export) là xuất khẩu  M (import) là nhập khẩuPhương pháp thu nhập hay phương pháp chi phí:Theo phương pháp thu nhập hay phương pháp chi phí, tổng sản phẩm quốc nội bằng tổngthu nhập từ các yếu tố tiền lương (wage), tiền lãi (interest), lợi nhuận (profit) và tiền thuê(rent); đó cũng chính là tổng chi phí sản xuất các sản phẩm cuối cùng của xã hội. GDP=W+R+i+Pr+Ti+De  W là tiền lương  R là tiền thuê  i là tiền lãi  Pr là lợi nhuận  Ti là thuế gián thu  De là khấu haoPhương pháp giá trị gia tăng: Giá trị gia tăng của doanh nghiệp ký hiệu là (VA) , giá trị tăng thêm của mộtngành (GO) , giá trị tăng thêm của nền kinh tế là GDP. VA = Giá trị thị trường sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp - Giá trị đầu vào đượcchuyển hết vào giá trị sản phẩm trong quá trình sản xuấtGiá trị gia tăng của một ngành (GO) GO =∑ VAi (i=1,2,3,..,n) Trong đó: VAi là giá trị tăng thêm của doa ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: