Tiểu luận: Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước hiện nay
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận: Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước hiện nay Đề tài 33: PHÂN CẤP Q UẢN LÝ NGÂN SÁCH TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜ NG ĐẠI H Ọ C KINH T T HỒ C HÍ MINH Ế P. KH O A SAU ĐẠI HỌ C -----ooo0ooo----- Đề tài 33: PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY GVHD : PH ẠM Q UANG HUY Lớp : Kế toán ngày – K20 SVTH :Trần Thị Diễm Phụn g Tp.HCM, ngày 08 tháng 10 năm 2012 1 Đề tài 33: PHÂN CẤP Q UẢN LÝ NGÂN SÁCH TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY SỰ C ẦN T IẾT C ỦA ĐỀ T H ÀI: Ngân sách nhà nước được phân cấp quản lý giữa Chính phủ và các cấp chính quyền địa phương là tất yếu khách quan khi tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước gồm nhiều cấp. Điều đó không chỉ bắt nguồn từ cơ chế kinh tế mà còn từ cơ chế phân cấp quản lý về hành chính. Mỗi cấp chính quyền đều có nhiệm vụ cần đảm bảo bằng những nguồn tài chính nhất định mà các nhiệm vụ đó m ỗi cấp đề xuất và bố trí chi tiêu sẽ hiệu quả hơn là có sự áp đặt từ trên xuống. Mặt khác, xét về yếu tố lịch sử và thực tế hiện nay, trong khi Đảng và Nhà nước ta đang chống tư tưởng địa phương, cục bộ … vẫn cần có chính sách và biện pháp nhằm khuyến khích chính quyền địa phương phát huy tính độc lập, t ự chủ, tính chủ động, sáng tạo của địa phương mình trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn. Có m ột số khoản thu như: tiền cho thuê mặt đất, m ặt nước đối với doanh nghiệp, tiền cho thuê và tiền bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước, lệ phí trước bạ, thuế m ôn bài,…giao cho địa phương quản lý sẽ hiệu quả hơn. Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước là cách tốt nhất để gắn các hoạt động của ngân sách nhà nước với các hoạt động kinh tế, xã hội m ột cách cụ thể và thực sự nhằm tập trung đấy đủ và kịp thời, đúng chính sách, chế độ các nguồn tài chính quốc gia và phân phối sử dụng chúng công bằng, hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả cao, phục vụ các m ục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước cho phép quản lý và kế hoạch hoá ngân sách nhà nước được tốt hơn, điều chỉnh m ối quan hệ giữa các cấp chính quyền cũng như quan hệ giữa các cấp ngân sách được tốt hơn để phát huy vai trò là công cụ điều chỉnh vĩ m ô của ngân sách nhà nước. Đồng thời, phân cấp quản lý ngân sách nhà nước còn có tác động thúc đẩy phân cấp quản lý kinh tế, xã hội ngày càng hoàn thiện hơn. Luật Ngân sách Nhà nước năm 2002 đã được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ hai thông qua ngày 16/12/2002, có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2004. Đây là một Luật quan trọng trong hệ thống pháp luật về tài chính của nước ta. Qua hơn 6 năm thực hiện Luật NSNN đã phát huy được nhiều m ặt tích cực, nâng cao được hiệu quả quản lý, sử dụng ngân sách và tài sản nhà nước, nâng cao tính chủ động và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, củng cố kỷ luật tài chính, tăng cường tích lũy, sử dụng tiết kiệm NSNN, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. T rong quá trình thực hiện, phâp cấp quản lý ngân sách là một vấn đề nổi cộm cần phải được tổng kết, phân tích, đánh giá để sửa đổi cho phù hợp nhằm hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách tài chính phục vụ m ục tiêu phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy nền kinh tế nước ta hội nhập với nền kinh tế thế giới, đảm bảo hiệu quả quản lý nhà nước nói chung và việc điều hành ngân sách nhà nước nói riêng. Tóm lại phân cấp ngân sách đúng đắn và hợp lý, tức là việc giải quyết m ối quan hệ giữa chính quyền Nhà nước trung ương và các cấp chính quyền địa phương trong việc xử lý các vấn đề hoạt động và điều hành ngân sách nhà nước đúng đắn và hợp lý sẽ là m ột giải pháp quan trọng trong quản lý ngân sách nhà nước. 2 Đề tài 33: PHÂN CẤP Q UẢN LÝ NGÂN SÁCH TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY II. KHÁI NIỆM VÀ NGUYÊ TẮC PH ÂN CẤP Q UẢN LÝ NG ÂN SÁCH NH À NƯỚ C N Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước là việc giải quyết m ối quan hệ giữa các cấp chính quyền Nhà nước về vấn đề liên quan đến việc quản lý và điều hành ngân sách nhà nước. Để chế độ phân cấp quản lý mang lại kết quả tốt cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây: Một là: phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế, xã hội của đất nước. Phân cấp quản lý kinh tế, xã hội là tiền đề, là điều kiện để thực hiện phân cấp quản lý ngân sách nhà nước. Quán triệt nguyên tắc này tạo cơ sở cho việc giải quyết m ối quan hệ vật chất giữa các cấp chính quyền qua việc xác định rõ nguồn thu, nhiệm vụ chi của các cấp. T hực chất của nguyên tắc này là giải quyết m ối quan hệ giữa nhiệm vụ và quyền lợi, quyền lợi phải tương xứng với nhiệm vụ được giao. Mặt khác, nguyên tắc này còn đảm bảo tính độc lập tương đối trong phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở nước ta. Hai là: ngân sách t rung ương giữ vai trò chủ đạo, tập trung các nguồn lực cơ bản để đảm bảo thực hiện các mục tiêu trọng yếu trên phạm vi cả nước. Cơ sở của nguyên tắc này xuất phát từ vị trí quan trọng của Nhà nước trung ương trong quản lý kinh tế, xã hội của cả nước mà Hiến pháp đã quy định và từ tính chất xã hội hoá của nguồn tài chính quốc gia. Nguyên tắc này được thể hiện: - Mọi chính sách, chế độ quản lý ngân sách nhà nước được ban hành thống nhất và dựa chủ yếu trên cơ sở quản lý ngân sách trung ương. - Ngân sách trung ương chi phối và quản lý các khoản thu, chi lớn trong nền kinh tế và trong xã hội. Điều đó có nghĩa là: các khoản thu chủ yếu có tỷ trọng lớn phải được tập trung vào ngân sách trung ương, các khoản chi có tác đ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước Luật ngân sách nhà nước Quản lý ngân sách nhà nước Tài chính tiền tệ Tiểu luận tài chính tiền tệ Tiểu luận tài chínhTài liệu có liên quan:
-
203 trang 373 13 0
-
Tiểu luận: Các phương pháp định giá
39 trang 253 0 0 -
Giáo trình Nhập môn tài chính - Tiền tệ: Phần 1 - PGS.TS. Sử Đình Thành, TS. Vũ Thị Minh Hằng
253 trang 250 3 0 -
Quy trình tạm ứng và thanh toán kinh phí
10 trang 197 0 0 -
19 trang 196 0 0
-
Các bước cơ bản trình bày báo cáo tài chính hợp nhất theo chuẩn mực kế toán quốc tế
6 trang 195 0 0 -
Bài giảng học Lý thuyết tài chính- tiền tệ
54 trang 182 0 0 -
Thuyết trình: Hoạt động thanh toán quốc tế trong ngân hàng thương mại
44 trang 167 0 0 -
Bài tập phân tích tài chính: Công ty cổ phần bao bì nhựa Sài Gòn
14 trang 163 0 0 -
Bài tập nhóm: Phân tích dòng tiền
59 trang 145 0 0
Tài liệu mới:
-
Đề thi KSCL môn Sinh học lớp 12 năm 2017-2018 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Mã đề 422
6 trang 0 0 0 -
Đề thi KSCL môn Sinh học lớp 12 năm 2017-2018 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Mã đề 420
6 trang 0 0 0 -
Đề thi KSCL môn Sinh học lớp 12 năm 2017-2018 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Mã đề 419
6 trang 1 0 0 -
Đề thi KSCL môn Sinh học lớp 12 năm 2017-2018 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Mã đề 424
6 trang 1 0 0 -
Đề kiểm tra 1 tiết học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 7 năm 2019-2020 - THCS Hòa Trung
2 trang 0 0 0 -
Đề kiểm tra 1 tiết môn Tiếng Anh lớp 7
8 trang 0 0 0 -
Đề kiểm tra 1 tiết môn Tiếng Anh lớp 7 năm 2019-2020 có đáp án - DTNT Bù Gia Mập
4 trang 1 0 0 -
Đề kiểm tra 1 tiết học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 7 có đáp án - THCS Rời Kơi
4 trang 0 0 0 -
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN II NĂM HỌC 2012 - 2013 MÔN VẬT LÝ - TRƯỜNG THPT ĐẶNG THÚC HỨA
6 trang 1 0 0 -
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường PTDTNT THCS Hiệp Đức
4 trang 1 0 0