Danh mục tài liệu

Tiểu luận Quản trị nguồn nhân lực: Thực trạng đình công tại Việt Nam hiện nay

Số trang: 23      Loại file: docx      Dung lượng: 40.22 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài tiểu luận gồm có 3 chương trình bày về cơ sở lý luận chung, thực trạng đình công tại Việt Nam hiện nay, một số giải pháp hạn chế đình công tại Việt Nam,...Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận Quản trị nguồn nhân lực: Thực trạng đình công tại Việt Nam hiện nay 1 LỜI MỞ ĐẦU   Nền kinh tế ngày càng phát triển kinh tế ­ xã hội và đời sống của người   lao động, thì kinh tế thị trường đã và đang tác động mạnh tạo nên mâu thuẫn   và sự phức tạp phát sinh trong mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và  người lao động ở  nhiều doanh nghiệp, dẫn tới nhiều vụ tranh chấp lao động  tập thể và đình công. Đình công trên thê giới diễn ra ngày càng nhiều và trong đó có cả  Việt  Nam. Trong những năm qua các cuộc đình công  ở  nước ta diễn ra ngày càng  nhiều tăng về cả số lượng và quy mô, làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động  sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cuộc sống của người lao  động và  nhiều vấn đề xã hội khác. Trong các vấn đề  về  Quan hệ  lao động em chọn đề  tài “Thực trạng   đình công tại việt Nam hiện nay” nghiên cứu. Với lượng thời gian nghiên cứu và viết đề  tài có hạn, nội dung nghiên  cứu của đề tài mà em đưa ra trong bài tiểu luận  không tránh khỏi nhiều thiếu  sót. Rất mong Thầy giáo cùng các bạn học viên góp ý phê bình để đề  tài tiểu   luận này được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!   2 NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Khái niệm đình công Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ  chức của tập  thể lao động để giải quyết tranh chấp lao động tập thể. Đình công là một quyền cơ  bản của người lao động, là phương tiện  cuối cùng để họ có thể tự bảo vệ mình khi cần thiết, là tín hiệu chỉ báo quan  hệ lao động đang có bất bình thường ở doanh nghiệp, ngành… Ở những nước  có nền kinh tế thị trường phát triển thì đình công là một vấn đề  hết sức quen   thuộc. Do vị trí phụ thuộc của người lao động trong quan hệ lao động nên khi   có tranh chấp, người lao động phải liên kết nhau lại, tạo thành sức mạnh tập  thể  để  đấu tranh với người sử  dụng lao động, bảo vệ  lợi ích cho mình. Vì   vậy, về bản chất đình công là biện pháp đấu tranh kinh tế của tập thể người   lao động được pháp luật thừa nhận, nhằm thúc đẩy quá trình giải quyết tranh   chấp lao động nhanh chóng, theo hướng có lợi cho họ. Mặt khác, đình công  luôn liên quan đến tranh chấp lao động tập thể  vừa biểu hiện hậu quả  của   quá trình giải quyết tranh chấp lao động tập thể  không thành. Do đó, có thể  hiểu đình công là vũ khí cuối cùng bất đắc dĩ của người lao động trong cuộc   3 đấu tranh kinh tế  của mình. Nhưng về  mặt nhận thức, không được coi đình  công là vũ khí duy nhất để giải quyết các tranh chấp lao động trong quan hệ  lao động. Đình công là đỉnh cao của tranh chấp lao động tập thể. Biểu hiện rõ  nhất của đình công là ngừng việc tập thể. Đình công là biện pháp mạnh mẽ  nhất của tập thể người lao động nhằm đòi thỏa mãn những yêu cầu về  tiền  lương, điều kiện làm việc và những đảm bảo xã hội, hoặc đòi thực hiện đúng  các nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp người sử dụng lao  động có vi phạm nghiêm trọng về pháp luật lao động. 1.2. Đặc điểm của đình công Đình công biểu hiện thông qua sự  ngừng việc triệt để  của người lao  động và do tập thể  lao động tiến hành: Sự  ngừng việc của người lao động  trên thực tế được biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau, nhưng sự ngừng việc   khi đình công là ngừng việc triệt để. Ngoài ra, sự ngừng việc trong đình công   phải do người lao động cùng tiến hành (tập thể lao động). Tập thể  lao động  ngừng việc có thể là toàn bộ hoặc đa số  những người lao động trong một bộ  phận cơ cấu doanh nghiệp, trong toàn doanh nghiệp hoặc đa số những người   lao động trong một ngành. Nếu một vài người ngừng việc mặc dù có tổ chức  thì vẫn không được gọi là đình công. Trên thế giới nhiều nước có quy định về  số lượng hoặc tỉ lệ lao động tham gia đình công (hoặc cả hai) trên tổng số lao   động thuộc phạm vi diễn ra đình công (doanh nghiệp, ngành) là điều kiện đình  công hợp pháp. Đình công là sự nghỉ việc có tổ chức: Ngừng việc của tập thể lao động  phải có sự  chủ  định từ  trước, phải có sự  phối hợp về  mặt ý  chí và tổ  chức  của những người lao động với nhau. Có nghĩa là, sự ngừng việc phải có sự chỉ  đạo, tổ chức, lãnh đạo và điều hành thống nhất của mỗi người hay một nhóm   người có sự chấp hành, tuân thủ của những người khác. Như vậy, từ khi khởi  4 xướng, phát động đình công cho đến khi thực hiện các trình tự  thủ  tục giải  quyết đình công đều phải có sự phối hợp của cả tập thể lao động trong ý chí   và trong hành động. Pháp luật lao động nhiều nước chỉ thừa nhận công đoàn là  người có quyền tổ chức, lãnh đạo đình công. Ban chấp hành công đoàn cơ sở  sẽ là người đứng ra tổ chức đình công từ khâu lấy ý kiến tán thành đình công,   lãnh đạo đình công cho đến khi giải quyết cuộc đình công trước tòa án. Như  vậy mọi sự ngừng việc, dù là rất đông người lao động nhưng không do công  đoàn lãnh đạo thì vẫn không được thừa nhận là đình công. Trong trường hợp  này sẽ bị coi là đình công bất hợp pháp và tùy theo mức độ vi phạm của từng  người mà có thể  bị  xử  lý kỷ  luật, xử  phạt hành chính hoặc truy cứu trách  nhiệm hình sự. Đình công luôn đi liền với các yêu sách: Bản chất của đình công là biện  pháp đấu tranh kinh tế  nên mục  đích của đình công phải nhằm  đạt  được  những yêu sách về  quyền và lợi ích cho tập thể  lao động. Thực tế   ở  những   nước có nền kinh tế phát triển, người lao động thường đình công để đạt được  những lợi ích cao hơn, điều kiện làm việc tốt hơn so với pháp luật đã quy định  hoặc so với những thỏa thuận các bên đã cam kết trước đó. Và kết quả  đình  công thường là một thỏa  ước tập thể  mới ra đời. Còn  ở  những nước chưa   phát triển, phần lớn các cuộc đình công là đòi quyền và lợi ích hợp pháp của   người lao động phù hợp với luật pháp lao động bị người sử dụng lao động vi  phạm. Trong mỗi cuộc đình công, tập thể  lao động có thể  đưa ra một hoặc  nhiều yêu sách đối với người sử  dụng lao động. Ví dụ, ...

Tài liệu có liên quan: