Danh mục tài liệu

Tiểu luận tài chính quốc tế: Tác động của chính phủ đối với tỷ giá hối đoái

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 182.86 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiểu luận tài chính quốc tế: Tác động của chính phủ đối với tỷ giá hối đoái nhằm trình bày những vấn đề chung về tỷ giá hối đoái, các loại hệ thống tỷ giá hối đoái, can thiệp của chính phủ trong hệ thống tỷ giá hối đoái có quản lý.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận tài chính quốc tế: Tác động của chính phủ đối với tỷ giá hối đoái TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ T HỒ CHÍ MINH KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC TIỂU LUẬN MÔN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ Tên đề tài: TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ ĐỐI VỚI TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI GVHD: TS Nguyễn Thị Liên Hoa Lớp: NHĐ2, K16 Nhóm 3: Nguyễn Thị Thu Hương Hà Thị Anh Đào Lê Thị Ngọc Hân Bùi Thị Hạnh Phạm Kim Thông Vũ Mạnh Tư Lê Thị Quỳnh Trang TP Hồ Chí Minh, tháng 02 năm 2008 M ôn tài chính quốc tế GVHD: TS Nguyễn Thị Liên Hoa PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI. I. CÁC LOẠI HỆ THỐNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI. 1. Hệ thống tỷ giá hối đoái cố định và thả nổi: Hệ thống tỷ giá hối đoái cố định: là hệ thống tỷ giá được giữ không đổi hoặc chỉ được cho phép dao động trong một phạm vi rất hẹp. Nếu tỷ giá bắt đầu dao động quá nhiều các chính phủ có thể can thiệp để duy trì tỷ giá hối đoái trong vòng giới hạn của phạm vi này. Hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi tự do: là hệ thống mà tỷ giá sẽ được các lực thị trường ấn định mà không có sự can thiệp của chính phủ. Theo hệ thống này, các công ty đa quốc gia sẽ cần phải dành nhiều thời gian đáng kể cho việc tính toán và quản lý các rủi ro do dao động tỷ giá. Những thuận lợi và khó khăn của hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi tự do: Thứ nhất, trong hệ thống tỷ giá hối đoái cố định, các vấn đề của quốc gia này có thể lay nhiễm sang một quốc gia khác, ngược lại trong hệ thống tỷ giá thả nổi tự do thì các vấn đề của quốc gia này sẽ không ảnh hưởng đến quốc gia khác. Ví dụ, trong hệ thống tỷ giá giữa 2 nước Mỹ và Anh là cố định, thì lạm phát cao ở Mỹ có thể gây ra lạm phát cao ở Anh. Thứ hai, trong hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi tự do, các ngân hàng trung ương không bị đòi hỏi phải liên tục duy trì tỷ giá hối đoái trong biên độ đã định. Vì vậy, họ không bị buốc phải thực hiện một chính sách can thiệp có thể tạo nên những tác động không thuận lợi đối với nền kinh tế để kiểm soát tỷ giá. Hơn nữa, các chính phủ có thể thực thi những chính sách mà không cần bận tâm là các chính sách này sẽ duy trì được tỷ giá trong vòng các biên độ quy định hay không. Cuối cùng, nếu tỷ giá không được phép thả nổi, các nhà đầu tư sẽ đầu tư vốn của mình vào bất cứ nước nào có lãi suất cao nhất. Điều này có thể sẽ làm cho chính phủ của các nước có lãi suất thấp hạn chế vốn của các nhà đầu tư đem ra khỏi nước mình. Như vậy, sẽ có nhiều hạn chế dòng vốn và hiệu quả của thị trường tài chính sẹ bị sút giảm. 2. Hệ thống tỷ giá hỗn hợp giữa cố định và thả nổi: Hệ thống dãi băng tỷ giá: Một trong những sắp xếp tỷ giá hối đoái cố định nổi tiếng được cộng đồng kinh tế châu âu (EEC) lập tháng 4 năm 1972, khi các nước thành viên cộng đồng ấn định rằng các đồng tiền của họ sẽ được duy trì trong vòng giới hạn được thiết lập đối với nhau. Sắp xếp này được gọi là dãi băng tỷ giá. Theo thể thức EMS, tỷ giá hối đoái của các nước thành viên cũng được duy trì trong các giới hạn cụ thể quy định và cũng ràng buộc với đơn vị tiền tệ châu Âu (đồng ECU). Đồng ECU không phải là một đồng tiền, mà chỉ là đơn vị tính toán. Đó là bình quân gia quyền của tỷ giá hối đoái của các nước thành viên, mỗi quyền số được ấn định bởi tổng sản phẩm quốc dân và hoạt động mậu dịch nội bộ Nhóm 3 Trang 1 M ôn tài chính quốc tế GVHD: TS Nguyễn Thị Liên Hoa châu âu tương ứng của các nước thành viên. Các đồng tiền của các nước thành viên này có thể dao động không quá 2, 25% (6% cho Ý) từ mức ngang giá được lập ban đầu. để tránh việc giá trị đồng tiền biến động vượt khỏi biên độ đã quy định, các ngân hàng TW can thiệp trong các thị trường ngoại hối. Các tỷ giá trung tâm của vài đồng tiền ràng buộc với đồng ECU. Mỗi đồng tiền ràng buộc vớI đồng ECU được phân bổ một tỷ giá gọi là tỷ giá hối đoái trung tâm. Từ các tỷ giá được giao này ta có thể xác định tỷ giá trung tâm giữa 2 đồng tiền bất kỳ nào đó. 17.60 14.40 Hệ thống dải băng tỷ giá Hệ thống tỷ giá con rắn tiền tệ: Hệ thống con rắn tiền tệ còn được gọi là neo tỷ giá có điều chỉnh hay là ngang giá trượt. Trong hệ thống này, một quốc gia ấn định một ngang giá cho đồng tiền của mình và cho phép một thay đổi nhỏ xoay quanh ngang giá, ví dụ như +/-1% so với ngang giá. Các ngang giá này sẽ được điều chỉnh dần so với một số lượng nhỏ tuân theo những chỉ dẫn trong hành vi các biến số của nền kinh tế như vị thế dự trữ ngoại hối quốc gia, những thay đổi gần đây trong cung tiền hoặc giá cả hoặc những thay đổi gần đây của tỷ giá xoay quanh ngang giá. Nhóm 3 Trang 2 M ôn tài chính quốc tế GVHD: TS Nguyễn Thị Liên Hoa 1,72 1,71 1,70 1,65 1,65 1,60 Hệ thống con rắn tiền tệ Hệ thống thả nổi có quản lý: Hệ thống tỷ giá hối đoái hiện hữu ngày nay đối với một vài đồng tiền nắm đâu đó giữa cố định và thả nổi tự do. Nó giống hệ thống thả nổi tự do ở điểm các tỷ giá được cho phép dao động hàng ngày và không có các biên độ chính thức. Nhưng nó lại giống hệ thống cố định ở điểm các chính phủ có thể và đôi khi đã can thiệp vào để tránh đồng tiền nước họ không đi quá xa theo một hướng nào đó. II. CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ TRONG HỆ THỐNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CÓ QUẢN LÝ. 1. Các lý do của việc can thiệp vào ngoại hối: Làm dịu bớt các biến động tỷ giá hối đoái. Thiết l ...

Tài liệu có liên quan: