Danh mục

Tiểu luận: Tìm hiểu di sản Thánh địa Mỹ Sơn

Số trang: 20      Loại file: pdf      Dung lượng: 371.91 KB      Lượt xem: 33      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thánh địa Mỹ Sơn Cách kinh đô Trà Kiệu 30 km về phía Tây, cách Đà Nẵng 68km về hướng Tây - Tây Nam. Quần thể kiến trúc nằm gọn trong thung lũng hẹp, có núi bao bọc bốn bề, thuộc làng Mỹ Sơn, xã Duy Tân, huyện Duy Xuyên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận: Tìm hiểu di sản Thánh địa Mỹ Sơn Tiểu luậnTìm hiểu di sản Thánh địa Mỹ Sơn Mô tả đặc trưng di sản: I. Khái quát chung: 1) Vị trí địa lý & đặc điểm chung: Thánh địa Mỹ Sơn Cách kinh đô Trà Kiệu 30 km về phía Tây, cách Đà Nẵng68km về hướng Tây - Tây Nam. Quần thể kiến trúc nằm gọn trong thung lũng hẹp, có núibao bọc bốn bề, thuộc làng Mỹ Sơn, xã Duy Tân, huyện Duy Xuyên. Đây là khu di tíchtôn giáo vĩ đại nhất của người Champa, được khởi công xây dựng từ thế kỷ 4 với quầnthể hơn 70 ngôi đền tháp mang nhiều phong cách kiến trúc khác nhau. Tháng 12/1999,Thánh Địa Mỹ Sơn được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Mỹ Sơn chịu ảnh hưởng rất lớn của Ấn Độ cả về kiến trúc - thể hiện ở các đềntháp đang chìm đắm trong huy hoàng quá khứ, và về văn hóa - thể hiện ở các dòng bia kýbằng chữ Phạn cổ trên các tấm bia. 2) Quá trình phát hiện: Vào năm 1898, di tích Mỹ Sơn được phát hiện bởi một học giả người Pháp tên làM.C Paris. Hai năm sau, 2 nhà nghiên cứu của Viện Viễn đông Bác cổ là L.Finot và L.deLajonquière và nhà kiến trúc sư kiêm khảo cổ học H. Parmentier đã đến Mỹ Sơn đểnghiên cứu văn bia và nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc Chăm. Cho đến những năm 1903 -1904 những tài liệu cơ bản nhất về bia ký và nghệ thuật kiến trúc Mỹ Sơn đã đượcL.Finot chính thức công bố. Mỹ Sơn đã được trùng tu bởi E.F.E.O (Ecole Francaise d’Extreme Orient) trongthời gian từ 1937 đến 1944. Năm 1937, các nhà khoa học Pháp bắt đầu có những côngcuộc trùng tu tại Mỹ Sơn. Năm 1937-1938, ngôi đền A1 và các ngôi đền nhỏ xung quanhnó được trùng tu. Các năm sau, từ 1939 đến 1943, các tháp B5, B4, C2, C3, D1, D2 đượctrùng tu và gia cố lại. Năm 1939, nhằm để nghiên cứu các di tích của nhóm A, B, C, Dkhỏi sự phá huỷ của dòng nước (đã phá sập tháp A9), người Pháp đã cho xây một conđập và đào một dòng chảy xuyên núi để đổi hướng dòng chảy. Nhưng năm 1946, sau mộttrận lũ lớn, con đập này đã bị vỡ, nước chảy trở lai theo dòng cũ như ngày hôm naychúng ta thấy. Mỹ Sơn có một giai đoạn yên lắng từ năm 1954 đến 1964. Khi đó, cuộc chiếntranh giải phóng dân tộc chưa đến giai đoạn khốc liệt. Nhưng từ năm 1965 đến 1972, khikhu vực Duy Xuyên và Quảng Nam trở thành một chiến trường. Đền tháp Mỹ Sơn cũngbị thiệt hại cùng với xóm làng mà nó đã mang tên. Nặng nề nhất là trận bom năm 1969 đãlàm biến dạng hình hài của khu di tích. Hầu hết các đền tháp đã bị sụp đổ hoặc hư hạinặng nề. Sau chiến tranh, để phục vụ cho công cuộc nghiên cứu, phục hồi di tích, chúngta đã tiến hành rà phá bom mìn còn lại ở khu vực này. Mỹ Sơn sau chiến tranh là sự ngổnngang gạch đổ, cần sự trợ giúp của nhiều người. Đến năm 1975, trong số 32 di tích cònlại, chỉ có khoảng 20 đền, tháp còn giữ được dáng vẻ ban đầu. Năng 1980, trong chương trình hợp tác văn hoá Việt Nam - Ba Lan, tiểu ban phụchồi di tích Chămpa được thành lập do cố kiến trúc sư Kazimiers Kwiat Kowski (1944-1997) phụ trách. Từ 1981 đến 1985, các đền tháp nhóm B, C, D được dọn dẹp và gia cố,hàng ngàn mét khối gạch vỡ, đất đá được đưa ra khỏi khu vực và sắp xếp lại. Nhờ vậy màkhu vực đền tháp này có được dáng vẻ như ngày hôm nay. Sau đó, một phần nhóm Ađược dọn dẹp và gia cố. Mỹ Sơn hiện nay vẫn còn rất nhiều việc để làm nhưng được nhưhôm nay là công sức của những con người của những năm 1980 đầy khó khăn. Cố kiếntrúc sư người Ba Lan mà mọi người hay gọi bằng một tên thân mật Kazik đã để lại mộttình cảm sâu đậm trong di tích và con người tại Mỹ Sơn. Ông mất năm 1997 tại Huế. 3) Quá trình đề nghị và được công nhận: Theo Công ước quốc tế, một di sản quốc gia được công nhận là di sản văn hóa thếgiới phải đảm bảo đầy đủ 1 trong 6 tiêu chuẩn sau: (1) Là tác phẩm nghệ thuật độc nhất vô nhị, tác phẩm hàng đầu của tài năng con người (2) Có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc, nghệ thuật cấu tạo không gian trong một thời gian nhất định, trong một khung cảnh văn hóa nhất định (3) Chứng cớ xác thực cho một nền văn minh đã biến mất (4) Cung cấp ví dụ hùng hồn cho một thể loại xây dựng, hoặc kiến trúc phản ánh một giai đoạn lịch sử có ý nghĩa (5) Cung cấp ví dụ hùng hồn về một dạng nhà ở truyền thống nói lên được một nền văn hóa đang có nguy cơ bị hủy hoại trước những biến động không cưỡng lại được (6) Có mối liên hệ trực tiếp với những sự kiện, tín ngưỡng đáp ứng được những tiêu chuẩn xác thực về ý tưởng sáng tạo, về vật liệu, về cách tạo lập cũng như về vị trí. Để tiếp tục công việc bảo tồn di tích, năm 1995, Ban quản lý Di tích Mỹ Sơn đãđược thành lập. Ban đã phối hợp với Trung tâm thiết kế và tu bổ di tích Trung ương thiếtlập các dự án tu bổ cấp thiết từng cụm di tích trên cơ sở quy hoạch toàn vùng. Nổi bậtnhất trong những năm 1998-1999, Ban đã hoàn thành được hồ sơ để trình UNESCO côngnhận Mỹ Sơn là Di sản Thế giới. Tháng 12 năm 1999, thánh địa M ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: