
Tiểu luận Văn học Việt Nam trung đại II: Triết lý triết thân trong văn học trung đại Việt Nam qua một số tác phẩm tiêu biểu (Nửa cuối thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX)
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận Văn học Việt Nam trung đại II: Triết lý triết thân trong văn học trung đại Việt Nam qua một số tác phẩm tiêu biểu (Nửa cuối thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX) TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ KHOA NGỮ VĂN TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: VĂN HỌC VIỆT NAM TRUNG ĐẠI II ĐỀ TÀI: TRIẾT LÝ THÂN TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM TIÊU BIỂU (NỬA CUỐI THẾ KỈ XVIII ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX) Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: TS. TẠ THỊ PHƯƠNG THỦY Huế, 7/2020 MỤC LỤC A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài II. Lịch sử vấn đề III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu IV. Phương pháp nghiên cứu V. Cấu trúc đề tài B. PHẦN NỘI DUNG Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT CHUNG 1.1. Khái niệm triết lí thân 1.2. Triết lí thân trong văn học trung đại Việt Nam Chương 2: Tiếp nhận thân phận con người từ góc độ văn hóa triết lí thân 2.1. Thân bị lưu đày, tra tấn 2.2. Thân xác héo mòn vì chờ đợi 2.3. Dùng thân xác để mua vui, hưởng hoan lạc Chương 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI TỪ GÓC NHÌN TRIẾT LÍ THÂN 3.1. Con người với ý thức khẳng định vẻ đẹp và tài năng 3.2. Con người cô đơn, lạc lõng và khao khát tình yêu, hạnh phúc 3.3. Con người cảm hứng hành lạc và khát vọng nhu cầu trần thế C. KẾT LUẬN A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Có thể nói văn học trong thời kì nửa cuối thế kỉ 18 đến nửa đầu thế kỉ 19 đã khởi đầu một khuynh hướng văn học chữ thân, chứ không phải văn học chữ tài. Khác với tinh thần trong văn học mấy thế kỷ trước không xem trọng đến chữ thân, mà xây dựng nên con người theo lí tưởng thánh nhân – quân tử coi trọng tu tâm, tức là kiểm soát, làm chủ cái tâm trước những sự hấp dẫn, lôi kéo của cuộc sống. Các nhà nho nêu cao tâm đạo lí, kiên trì lý tưởng trung hòa hơn hết biết làm chủ, chế ngự, quay lưng với tiếng gọi thân xác để cái tâm bản năng không xâm chiếm. Nhìn lại toàn bộ tiến trình văn học trung đại Việt Nam, trong văn học giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XIV, có thể nhìn thấy một con người sử thi trong thơ Trần Quang Khải, Phạm Ngũ Lão, Đặng Dung; một con người siêu nghiệm, vô ngã, vô ngôn, vô ý trong thơ Thiền; một con người ưu hoạn, có khí tiết giữ mình trong sạch trong thơ Trần Nguyên Đán, Chu An, Trần Quang Triều. Sang giai đoạn thế kỉ XV đến hết thế kỉ XVII, văn học tập trung thể hiện con người quân quốc trong thơ Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tôn; con người ưu thời mẫn thế trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Hàng… Khuynh hướng văn học chữ tài mang màu sắc của hình tượng lí tưởng, tâm đạo lí, lo đời, lo nước. Chính vì thế, các trạng thái tâm lí tự nhiên, con người cá nhân, đề tài tình yêu hay sắc dục đều bị gạt bỏ tất cả. Cho đến giai đoạn thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX, khi văn học thăng hoa đến độ viên mãn nhất của nó, ta chứng kiến thấy khuynh hướng đề cao thân của con người tự nhiên, trần thế, con người không chỉ được văn hóa hóa mà còn mang màu sắc bản năng. Lí tưởng nhân bản chính là sản phẩm của xu hướng đưa con người thoát khỏi vũ trụ của những bậc thánh nhân, quân tử để đáp về cuộc đời trần thế. Hình ảnh con người với những biểu hiện cụ thể như: con người lẻ loi, con người tự phản tỉnh , con người bản năng, con người cô đơn. Tôi đang học học phần “Văn học Việt Nam trung đại II”, tôi muốn tìm hiểu, khai thác quan niệm thân trong văn học ở thời kì này. Vì thế tôi muốn thử sức thực hiện đề tài : “Triết lý thân trong văn học trung đại Việt Nam qua một số tác phẩm tiêu biểu”. 2. Lịch sử vấn đề Tôi đã đọc cuốn sách “Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa” của tác giả Trần Nho Thìn, ông có nghiên cứu về vấn đề “Tiếp cận nhân vật “Truyện Kiều” từ góc độ văn hóa – hai khái niệm thân và tâm”. Từ đó, tôi muốn phát triển, mở rộng phạm vi, tiếp cận các tác phẩm văn học trung đại Việt Nam (từ nửa cuối thế kỉ 18 đến nửa đầu thế kỉ 19) từ góc độ văn với khái niệm thân. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài chỉ đi sâu nghiên cứu về vấn đề triết lí thân trong văn học, khuynh hướng đề cao con và đề cao cuộc sống trần tục. Phát triển trong bối cảnh lịch sử mà chế độ phong kiến bước vào thời kì khủng hoảng, ý thức hệ phong kiến bị sụp đổ, trào lưu nhân văn đang bộc phát lên như một tư trào, văn học giai đoạn này có một đặc trưng mang tính lịch sử là khám phá ra con người, khẳng định những giá trị chân chính của con người, phản ánh những khát vọng giải phóng của con người. Vì khả năng có hạn, tôi chỉ gói ghém đề tài của mình trong khuôn khổ trong vài tác phẩm trên chứ chưa có điều kiện đi vào phân tích nhiều tác phẩm hơn cũng như sự nghiệp sáng tác của các tác giả. Một số tác phẩm tiêu biểu như Truyện Kiều của Nguyễn Du, Thanh Hiên thi tập của Nguyễn Du mà tác phẩm được sử dụng trong tiểu luận này là Độc Tiểu Thanh kí, Cung Oán Ngâm của Nguyễn Gia thiều, Chinh Phụ Ngâm của Đặng Trần Côn (nữ sĩ Đoàn Thị Điểm đã dịch từ chữ Hán sang chữ Nôm) , Tặng cô đầu Hai của Dương Khuê,... 4. Về phương pháp nghiên cứu: + Phương pháp lịch sử, xã hội + Phương pháp phân tích, tổng hợp + Phương pháp thống kê, phân loại + Phương pháp so sánh, hệ thống V. Cấu trúc đề tài A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài II. Lịch sử vấn đề III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu IV. Phương pháp nghiên cứu V. Cấu trúc đề tài B. PHẦN NỘI DUNG Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT CHUNG 1.1. Khái niệm triết lí thân 1.2. Triết lí thân trong văn học trung đại Việt Nam Chương 2: Tiếp nhận thân phận con người từ góc độ văn hóa triết lí thân 2.1. Thân bị lưu đày, tra tấn 2.2. Thân xác héo mòn vì chờ đợi 2.3. Dùng thân xác để mua vui, hưởng hoan lạc Chương 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI TỪ GÓC NHÌN TRIẾT LÍ THÂN 3.1. Con người với ý thức khẳng định v ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tiểu luận môn học Tiểu luận Văn học Việt Nam trung đại 2 Văn học Việt Nam trung đại Triết lý triết thân trong văn học Văn học Việt NamTài liệu có liên quan:
-
Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (Từ sau cách mạng tháng Tám 1945): Phần 1 (Tập 2)
79 trang 404 12 0 -
Giáo trình Văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975: Phần 1 - Trường ĐH Thủ Dầu Một
142 trang 363 8 0 -
Tiểu luận môn Tâm lý học đại cương
13 trang 312 1 0 -
Oan và giải oan trong truyện Nghiệp oan của Đào Thị của Nguyễn Dữ
6 trang 309 0 0 -
30 trang 273 3 0
-
Luận án tiến sĩ Ngữ văn: Dấu ấn tư duy đồng dao trong thơ thiếu nhi Việt Nam từ 1945 đến nay
193 trang 242 0 0 -
18 trang 230 0 0
-
91 trang 185 0 0
-
Chi tiết 'cái chết' trong tác phẩm của Nam Cao
9 trang 175 0 0 -
Khóa luận tốt nghiệp: Sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong Hồng Đức Quốc âm thi tập
67 trang 160 0 0 -
Tiểu luận môn học: Nghiên cứu khả năng hấp phụ đồng của vât liệu chế tạo từ bùn thải mạ
18 trang 160 0 0 -
36 trang 156 0 0
-
Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (Từ đầu thế kỉ XX đến 1945): Phần 2 (Tập 1)
94 trang 153 6 0 -
Tiểu luận môn Quản lý dự án công nghệ thông tin: Quản trị dự án phần mềm quản lý nhân sự
21 trang 147 1 0 -
Tiểu luận môn Truyền thông Marketing: Công cụ truyền thông mail Marketing
41 trang 145 0 0 -
Luận văn tốt nghiệp đại học ngành Ngữ văn: Đặc điểm truyện thơ Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu
85 trang 138 0 0 -
Báo cáo khoa học: Bước đầu hiện đại hóa chữ quốc ngữ qua một số truyện ngắn Nam Bộ đầu thế kỷ 20
5 trang 135 0 0 -
Những khả năng và thách thức nghiên cứu văn học Việt Nam
37 trang 129 1 0 -
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều dưới góc nhìn trần thuật học
93 trang 127 0 0 -
Văn học bằng ngôn ngữ học-Thử xét văn hoá: Phần 2
149 trang 126 0 0