Danh mục

Tiểu luận: Xung đột văn hóa truyền thống và hiện đại

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 276.83 KB      Lượt xem: 23      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Truyền thống và hiện đại là hai mặt luôn hiện diện trong đời sống của mỗi quốc gia, dân tộc, trên mọi lĩnh vực của quá trình phát triển. Trong đó, bao gồm cả lĩnh vực văn hóa- vốn được xem là nền tảng tinh thần của xã hội.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận: Xung đột văn hóa truyền thống và hiện đại ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA ĐỊA LÝ VĂN HÓA DU LỊCHXung đột văn hóa truyền thống và hiện đại1. Nguyễn Thị Mỹ Châu MSSV: 09560800112. Bùi Đức Chuyên MSSV: 09560800163. Nguyễn Trường Giang MSSV: 09560800344. Nguyễn Trần Hoàng Phương MSSV: 09560801285. Nguyễn Hải Thảo MSSV: 09560801566. Nguyễn Thị Hoàng Uyên MSSV: 0956080208 TP.Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 11 năm 201 1 Lời nói đầu Truyền thống và hiện đại là hai mặt luôn hiện diện trong đời sống của mỗi quốcgia, dân tộc, trên mọi lĩnh vực của quá trình phát triển. Trong đó, bao gồm cả lĩnh vựcvăn hóa- vốn được xem là nền tảng tinh thần của xã hội. Tuy là hai mặt khác nhau, nhưngtruyền thống và hiện đại không tồn tại một cách tĩnh tại, độc lập mà luôn có sự liên hệ,tác động lẫn nhau, vừa thống nhất lại vừa mâu thuẫn, có sự vận động, phát triển và dẫnđến sự hình thành diện mạo văn hóa của một dân tộc. Chính vì vậy mà mối liên hệ giữatruyền thống và hiện đại trong văn hóa đã trở thành vấn đề hàng đầu của mỗi quốc gia.Điều đó càng trở nên đăc biệt quan trọng ở những quốc gia đang phát triển, vốn đã mangtrong mình những giá trị văn hóa tích lũy qua suốt chiều dài lịch sử, nay lại đang đứngtrước sự nghiệp hiện đại hóa. Nếu không xác định đúng và đầy đủ sự thống nhất và mâuthuẫn giữa truyền thống và hiện đại trong sự phát triển văn hóa, chúng ta sẽ không thểphát huy được vai trò của văn hóa đối với sự phát triển của xã hội. Giải quyết tốt mốiquan hệ giữa truyền thống và hiện đại là phát huy tối đa sức mạnh nội lực của dân tộc,vừa tiến lên văn minh, hiện đại, vừa giữ gìn bản sắc dân tộc, tạo lập con đường pháttriển ổn định và bền vững cho đất nước.I. Những vấn đề chung về văn hóa Việt Nam 1. Văn hóa là gì? “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sángtạo ra và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người vớimôi trường tự nhiên và xã hội. ” (Trần Ngọc Thêm- Cơ sở văn hóa Việt Nam). Các đặc trưng và chức năng của văn hóa: 2 - Văn hóa trước hết phải có tính hệ thống. Nhờ có tính hệ thống mà văn hóa, vớitư cách là một thực thể bao trùm mọi hoạt động của xã hội, thực hiện được chức năng tổchức xã hội. - Văn hóa có tính giá trị. Nhờ thường xuyên xem xét các giá trị mà văn hóa thựchiện được chức năng quan trọng thứ hai là chức năng điều chỉnh xã hội, giúp cho xã hộiduy trì được trạng thái cân bằng động, không ngừng tự hoàn thiện và thích ứng với nhữngbiến đổi của môi trường, giúp định hướng các chuẩn mực, làm động lực cho sự phát triểncủa xã hội. - Văn hóa có tính nhân sinh. Tính nhân sinh cho phép phân biệt văn hóa như mộthiện tượng xã hội với các giá trị tự nhiên. Do mang tính nhân sinh, văn hóa trở thành sợidây nối liền con người với con người , nó thực hiện chức năng giao tiếp và có tác dụngliên kết họ lại với nhau. Nếu ngôn ngữ là hình thức của giao tiếp thì văn hóa là nội dungcủa nó. - Văn hóa còn có tính lịch sử. Nó cho phép phân biệt văn hóa như sản phẩm củamột quá trình và được tích lũy qua nhiều thế hệ với văn minh như sản phẩm cuối cùng,chỉ ra trình độ phát triển của từng giai đoạn. Tính lịch sử được duy trì bằng truyền thốngvăn hóa. Truyền thống văn hóa tồn tại nhờ giáo dục. Chức năng giáo dục là chức năngquan trọng thứ tư của văn hóa. Từ chức năng giáo dục, văn hóa có chức năng phái sinh làđảm bảo tính kế tục của lịch sử. 2. Đặc điểm của văn hóa Việt Nam - Đặc trưng thứ nhất: Nước ta có một nền văn hóa phong phú và đa dạng trên tấtcả các khía cạnh. Người dân Việt Nam với 54 dân tộc anh em đã có những phongtục đúng đắn, tốt đẹp từ lâu đời, có những lễ hội mang nhiều ý nghĩa trong sinh hoạt cộngđồng, những niềm tin bền vững trong tín ngưỡng, sự khoan dung trong tư tưởng giáo lýkhác nhau của các tôn giáo, tính cặn kẽ và ẩn dụ trong giao tiếp truyền đạt của ngôn ngữ,từ truyền thống đến hiện đại của văn học, nghệ thuật. - Đặc trưng thứ hai: Sự khác biệt về cấu trúc địa hình, khí hậu và phân bố dân tộc,dân cư đã tạo ra những vùng văn hoá có những nét đặc trưng riêng tại Việt Nam. Từ cái 3nôi của văn hóa Việt Nam ở đồng bằng sông Hồng của người Việt chủ đạo với nền vănhóa làng xã và văn minh lúa nước đến những sắc thái văn hóa các dân tộc miền núitại Tây bắc và Đông bắc; từ các vùng đất biên viễn của Việt Nam thời dựng nước ở BắcTrung bộ đến sự pha trộn với văn hóa Chăm Pa của người Chăm ở Nam Trung Bộ; từnhững vùng đất mới ở Nam Bộ với sự kết hợp văn hóa các tộc người Hoa, ngườiKhmer đến sự đa dạng trong văn hóa và tộc người ở Tây Nguyên. - Đặc trưn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: