
Tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh sau 1932 trong lòng công chúng Nam Bộ
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh sau 1932 trong lòng công chúng Nam BộTaïp chí KHOA HOÏC ÑHSP TP.HCM Nguyeãn Thị Thanh Bình TIỂU THUYẾT HỒ BIỂU CHÁNH SAU 1932 TRONG LÒNG CÔNG CHÚNG NAM BỘ NGUYỄN THỊ THANH BÌNH * Quá trình hình thành và vận động của thể loại tiểu thuyết văn xuôi TiếngViệt ở Nam Bộ diễn ra trong một khoảng thời gian không dài nhưng có sự gópmặt của nhiều nhà văn như Trần Chánh Chiếu, Lê Hoằng Mưu, Nguyễn ChánhSắt, Phú Đức, Bửu Đình, Tân Dân Tử, … và tiêu biểu nhất là Hồ Biểu Chánh. Nhìn chung, những đóng góp của Hồ Biểu Chánh trong lĩnh vực tiểu thuyếtở giai đoạn 1912 – 1932 đã được nhìn nhận và đánh giá một cách khá đầy đủ vàkhách quan. Riêng giai đoạn sau 1932, giai đoạn ra đời đến 2/3 trong tổng sốnhững tiểu thuyết của ông, thì ảnh hưởng của Hồ Biểu Chánh đối với công chúngNam Bộ ra sao ? Các bộ phận công chúng ở đây đón nhận tiểu thuyết của ôngnhư thế nào có còn hào hứng như trước ? Rõ ràng, ở giai đoạn sau, kĩ thuật viết tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh khôngcó nhiều thay đổi đáng kể, ông thực sự ít có đóng góp mới cho lĩnh vực cách tânthể loại tiểu thuyết. Tuy vậy, tác phẩm của ông vẫn được công chúng Nam Bộnhiệt tình đón nhận, đặc biệt là công chúng bình dân. Từ 1954 đến 1958, ở Nam Bộ người ta đã cho in lại khá nhiều tác phẩmđược sáng tác vào giai đoạn trước của Hồ Biểu Chánh bên cạnh việc vẫn tiếp tụcxuất bản những tác phẩm mới. Đặc biệt, chỉ trong vòng hai năm cuối đời, HồBiểu Chánh đã viết được 12 cuốn tiểu thuyết (kể cả cuốn đang viết dở). Để cóđược sức sáng tác đáng nể như vậy, ắt hẳn ông đã được tiếp sức không ít bởi sựđón nhận nồng nhiệt của độc giả. Bởi lẽ dù ông là người có tâm huyết, nhiệt tìnhvới sự nghiệp sáng tác của mình tới đâu chăng nữa thì quy luật khắt khe của mộtnền kinh tế thị trường vào thời đó cũng không cho phép ông in ra những ấn phẩmmà độc giả không đón nhận. Tuy trong những ấn phẩm này không thấy ghi lại sốlượng quyển được in và xuất bản nhưng chúng ta vẫn có thể dễ dàng nhận thấysự đón nhận nồng nhiệt của độc giả miền Nam qua những lời khen, những lời cổvũ mà họ đã ưu ái gởi đến các toà báo, các nhà xuất bản.* ThS, Khoa Ngữ văn, Trường CĐSP Tp.HCM 111Taïp chí KHOA HOÏC ÑHSP TP.HCM Soá 9 naêm 2006 Năm 1957, sau khi cho xuất bản 9 quyển tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh,nhà xuất bản Lửa Hồng đã cho đăng lời cảm ơn sự tín nhiệm của độc giả, cảm ơnđộc giả đã liên tục động viên, khuyến khích trong việc xuất bản những tác phẩmtiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh. Nhà xuất bản cũng đã thống nhất ý kiến với bạnđọc của mình là : “Sở dĩ chúng ta thích đọc văn cụ Hồ Biểu Chánh là vì ngoàiviệc giải trí, chúng ta còn có dịp mở rộng hiểu biết, quan sát cuộc đời và nângcao tâm hồn.” (Lời cảm ơn của nhà xuất bản đăng trên trang đầu của cuốn Mộtđời tài sắc). Hoặc ở trang cuối cuốn Vì nghĩa vì tình (in lại lần thứ 3 tại nhà xuất bảnLửa Hồng, năm 1958) có đăng mục quảng cáo cho cuốn Sống thác với tình nhưsau : “Truyện vô cùng cảm động đã từng làm cho trên 20.000 độc giả báo DânNguyện ngậm ngùi, thương xót và nhiều bạn đã biên thơ khuyến khích chúng tôimau in thành sách để cống hiến cho đồng bào…”. Cùng thời với Hồ Biểu Chánh ở Nam Bộ có không ít tác giả viết tiểu thuyếtnhư Lê Hoằng Mưu, Tân Dân Tử, Phú Đức, … thế nhưng theo ý kiến của HồHữu Tường trong Tạp chí Văn số 80 năm 1967 thì tên tuổi được công chúngnhắc nhở đến nhiều nhất và xứng đáng được ghi vào lịch sử văn học miền Namchính là Hồ Biểu Chánh. Chỉ mới cách đây vài năm, vào năm 1998, nhà xuất bản Tổng hợp TiềnGiang đã cho in lại rất nhiều tác phẩm tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, đơn cử 5cuốn với số lượng phát hành như sau : Cười Gượng : 22.100 cuốn Hạnh phúc lối nào : 20.000 cuốn Cư Kỉnh : 30.200 cuốn Chị Đào chị Lý : 18.000 cuốn Ý và tình : 15.200 cuốn Vào thời điểm đó, việc quyết định cho in lại truyện của Hồ Biểu Chánh vớimột số lượng không nhỏ như vậy bản thân nó đã chứng minh nhiều điều. Đặcbiệt, công việc này lại do nhà xuất bản Tiền Giang, vùng đất có nhiều ý nghĩa đốivới tác giả thực hiện. Việc làm này không chỉ đơn thuần để tôn vinh và tưởng112Taïp chí KHOA HOÏC ÑHSP TP.HCM Nguyeãn Thị Thanh Bìnhnhớ đến một người con ưu tú của vùng đất, mà còn khẳng định giá trị của nhữngtác phẩm mà người đương thời đã có thể xem là xưa cũ. Bản thân người viết khiđến các cửa hiệu cho thuê sách bình dân ở Thành phố Hồ Chí Minh cũng rất ngạcnhiên khi thấy ở bất kì cửa hiệu nào cũng có ít nhất năm bảy đầu sách của HồBiểu Chánh, đặc biệt có cửa hiệu sưu tầm rất nhiều. Qua tìm hiểu, chúng tôi đượcbiết những tác phẩm này vẫn được một số độc giả bình dân yêu thích. Ngày nay, cùng với trào lưu hội nhập văn học ngày càng được mở rộng,trong khi rất nhiều những ấn phẩm văn chương Đông Tây Kim Cổ được giớithiệu đến với bạn đọc trong cả nước thì tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh vẫn tiếptục hiện diện, góp mặt vào đời sống văn học một cách lặng lẽ. Nếu có dịp rảo quamột lượt các nhà sách lớn, nhỏ ở Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay, đoan chắcrằng tại bất cứ nhà sách nào chúng ta cũng có thể hỏi mua được một tác phẩmnào đó của nhà văn đậm chất Nam Bộ này. Từ sau 1932, tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh còn chiếm một vị trí quan trọngtrong cách nhìn nhận, đánh giá của một đối tượng công chúng đặc biệt, các nhànghiên cứu văn học. Kể từ khi tiểu thuyết văn xuôi tiếng Việt ở Nam Bộ thực sựthu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, vai trò của Hồ Biểu Chánh đã đượcghi nhận và tìm hiểu một cách nghiêm túc, đặc biệt là các nhà nghiên cứu ở miềnNam : Ngày 15-4-1967, Tạp chí Văn (Sài Gòn) đã dành số đặc biệt tưởng ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh Tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh sau 1932 Công chúng Nam Bộ Văn học Việt Nam Đời sống văn họcTài liệu có liên quan:
-
Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (Từ sau cách mạng tháng Tám 1945): Phần 1 (Tập 2)
79 trang 399 12 0 -
Giáo trình Văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975: Phần 1 - Trường ĐH Thủ Dầu Một
142 trang 363 8 0 -
Oan và giải oan trong truyện Nghiệp oan của Đào Thị của Nguyễn Dữ
6 trang 304 0 0 -
Luận án tiến sĩ Ngữ văn: Dấu ấn tư duy đồng dao trong thơ thiếu nhi Việt Nam từ 1945 đến nay
193 trang 242 0 0 -
91 trang 185 0 0
-
Chi tiết 'cái chết' trong tác phẩm của Nam Cao
9 trang 174 0 0 -
Khóa luận tốt nghiệp: Sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong Hồng Đức Quốc âm thi tập
67 trang 159 0 0 -
Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (Từ đầu thế kỉ XX đến 1945): Phần 2 (Tập 1)
94 trang 153 6 0 -
Luận văn tốt nghiệp đại học ngành Ngữ văn: Đặc điểm truyện thơ Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu
85 trang 138 0 0 -
Báo cáo khoa học: Bước đầu hiện đại hóa chữ quốc ngữ qua một số truyện ngắn Nam Bộ đầu thế kỷ 20
5 trang 130 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều dưới góc nhìn trần thuật học
93 trang 126 0 0 -
Văn học bằng ngôn ngữ học-Thử xét văn hoá: Phần 2
149 trang 125 0 0 -
totto-chan bên cửa sổ: phần 2 - nxb văn học
54 trang 114 0 0 -
Tập truyện Bông trái quê nhà: Phần 1
66 trang 112 0 0 -
Truyền thống văn hóa & phương pháp xây dựng văn hóa dân tộc: Phần 1
88 trang 111 0 0 -
112 trang 110 0 0
-
Những khả năng và thách thức nghiên cứu văn học Việt Nam
37 trang 109 0 0 -
229 trang 105 0 0
-
Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (Từ sau cách mạng tháng Tám 1945): Phần 2 (Tập 2)
78 trang 96 4 0 -
26 trang 95 0 0