Danh mục tài liệu

Tìm hiểu tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt Nam: Phần 2

Số trang: 84      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.30 MB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nối tiếp phần 1, phần 2 của cuốn sách "Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt Nam" trình bày những nội dung về: tín ngưỡng thờ Mẫu trong sinh hoạt tinh thần của người Việt Nam; giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị của tín ngưỡng thờ Mẫu trong sự thay đổi liên tục của các dòng chảy văn hóa;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tìm hiểu tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt Nam: Phần 2 Chương 3 TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU TRONG SINH HOẠT TINH THẦN CỦA NGƯỜI VIỆT NAM I. TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU BIỂU HIỆN ĐỜI SỐNG TÂM LINH CỦA NGƯỜI VIỆT Đời sống tâm linh dường như gắn bó chặt chẽ vớicon người suốt cả cuộc đời, biểu hiện nhiều mặt trongđời sống tinh thần của con người, trong đó tín ngưỡng,tôn giáo chiếm một phần quan trọng. Đời sống tâm linhlà một phần của đời sống tinh thần, biểu hiện nhữnggiá trị thiêng liêng cao cả trong cuộc sống đời thườngvới những biểu tượng, thần tượng và những kỳ vọngvươn tới chân, thiện, mỹ. Tín vọng về Mẫu chính là biểu thị một phần trongđời sống tâm linh của người Việt, mà tâm linh là cái vôthể, cái thần bí, cái niềm tin, trong đó có mê tín. Đờisống tâm linh nhằm hướng đến cái thiêng liêng cao cả,cái tốt đẹp vĩnh hằng mà trong đời thường con ngườithường khó đạt được. 101 Đời sống tâm linh được thể hiện bằng hai khía cạnh:hình ảnh và biểu tượng, cùng với những ý niệm và hànhvi trong các nghi lễ của cá nhân và cộng đồng như: cầunguyện, dâng cúng vật lễ, xướng đọc văn sớ, ca hát...Tín ngưỡng thờ Mẫu cũng vậy. Ở đây, Mẫu là một hìnhtượng được trừu tượng hóa từ bà mẹ cụ thể trong chế độmẫu hệ. Người mẹ sinh sản, nuôi dưỡng con cái; mẹquyết định sự sinh tồn. Người mẹ cụ thể có những điểmtương đồng với trời, đất, núi, rừng, sông, nước, nhữngnguồn sống đã và đang nuôi dưỡng con người. Nhữnghiện tượng này vượt ra ngoài tầm hiểu biết của conngười, nhất là đối với người Việt cổ và thậm chí trongsuốt thời kỳ Bắc thuộc. Từ đó, dẫn đến sự ngưỡng vọngvà xuất hiện các hành vi sùng bái, tôn thờ hiện tượng tựnhiên; thần thánh hóa trời, đất, núi rừng, sông nướcthành những Thánh Mẫu có nhiều quyền năng, phépthuật, đó là: Mẫu Thiên, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Địa,Mẫu Thoải; rồi lập ra Tam phủ, Tứ phủ để thờ phụng. Mẫu ở ngôi vị thượng đẳng, cai quản mọi miền,cần có người giúp Mẫu thực hiện tốt những công việccủa mình, cụ thể hóa quyền năng của Mẫu, do đó hệthống các chư vị thánh thần: Tứ phủ Chầu bà, Ngũ vịTôn ông, Tứ phủ Quan ông, Tứ phủ Thánh cô... lầnlượt xuất hiện. Cùng với những hình tượng, những ý niệm, tínngưỡng thờ Mẫu cũng có những hành vi nghi lễ như cáctín ngưỡng khác. Nhưng đặc biệt ở đây là các lễ hầu102bóng ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam để nguyện cầu quốcthái, dân an và tiếp nhận sức mạnh tinh thần do chư vịthánh thần ban phát. Hai yếu tố trên là những gì tinh tuý nhất trongniềm tin về Mẫu, có cội nguồn từ thờ nữ thần trong xãhội người Việt cổ đại, tiếp tục tồn tại qua các giai đoạnlịch sử và phát triển tương đối phổ biến vào thời kỳ HậuLê, từ thế kỷ XVI trở đi. Trong quan niệm đa thần của tín ngưỡng dân gianbản địa của người Việt, tín ngưỡng thờ Mẫu còn tiếpthu các yếu tố ngoại lai, điển hình nhất trong các tôngiáo đó phải kể đến Đạo giáo. “Việc thờ Mẫu chính là nơiĐạo giáo biểu lộ ảnh hưởng nhiều nhất. Có thể nói đâylà biểu hiện của Đạo giáo Việt Nam, thành một tôn giáovới học thuyết, một tăng đoàn và một quần chúng”1.Việc tiếp xúc với Đạo giáo của tín ngưỡng thờ Mẫu trướchết được thể hiện ở hiện tượng “đồng bóng” hay còn gọilà “hầu bóng” “lên đồng”. Sự tiếp xúc của tín ngưỡng thờMẫu với Đạo giáo còn thể hiện ở sự tương đồng trongquan niệm về hệ thống thần tiên của tín ngưỡng thờMẫu, hay thiên đình của Mẫu. Trong số các vị thần củaĐạo giáo Trung Quốc có Ngọc Hoàng Thượng đế, ĐếThích, Thiên binh, Thiên tướng; trong đó Ngọc HoàngThượng đế đứng đầu cai quản miền trời. Nhạc ngũ thầnvương là năm ông vua cai quản năm ngọn núi nổi tiếng____________ 1. Phan Ngọc: Bản sắc văn hóa Việt Nam, Sđd, tr.332-333. 103nhất Trung Quốc (Nga My, Hoa Sơn, Ly Sơn, Thái Sơn,Côn Lôn). Ngoài Đạo giáo, tín ngưỡng thờ Mẫu còn tiếp xúc vớiPhật giáo và Nho giáo. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng củahai tôn giáo này ít sâu đậm hơn Đạo giáo nhưng vẫn cómột ảnh hưởng nhất định tới tín ngưỡng này. Trong quá trình phát triển đó của tín ngưỡng thờMẫu, một điều không thể tránh là sẽ có sự vay mượn,cải biên cho phù hợp với tâm thức của người Việt. Điềunày hoàn toàn không phải là sự góp nhặt một cách vôcăn cứ, hay là quá trình sao chép nguyên bản những giátrị gốc của các tôn giáo, mà đó là cả một sự sáng tạokhông ngừng nghỉ của người dân Việt Nam. Tuy có sự tiếp xúc với những yếu tố ngoại lai, nhưngThánh Mẫu vẫn là chủ thể của tín ngưỡng thờ Mẫu.Trên cơ sở niềm tin về Mẫu để hướng tới cái thiêngliêng, cao cả, cái tốt đẹp vĩnh hằng. Tín ngưỡng thờMẫu còn thể hiện rất rõ tâm thức của dân tộc ViệtNam, một dân tộc luôn mong mỏi hòa bình, một cuộcsống bình dị, được sống dưới mái ấm của gia đình vớitình thương bao la của mẹ (Mẫu), những bà mẹ vừa cósức mạnh phi trần thế song lại rất đời thường. Đặc biệtlà tình yêu thương bao la đối với con cái, sức mạnh phitrần thế của các bà mẹ chỉ nhằm một mục đích là bảovệ con cái, và những giá trị thiêng liêng của dân tộc. Hiện tượng mê tín trong tín ngưỡng thờ Mẫu: Mê tín là tin một cách mê muội, mù quáng, ngây ngô,104là hiện tượng cực đoan của tín ngưỡng. Hiện tượng nàyxuất hiện trong nhiều tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó cótín ngưỡng thờ Mẫu. Bên cạnh mặt tích cực là tín ngưỡng thờ Mẫu vàchư vị thần thánh để hướng đến những điều tốt đẹp,những giá trị vĩnh hằng, cái hạnh phúc mà chúng tacần bảo tồn và phát huy trong đời sống tâm linh của conngười thì tín ngưỡng thờ Mẫu có nhiều mặt tiêu cực, lànơi sản sinh ra nhiều hiện tượng mê tín, dị đoan. Một thực tế đang diễn ra tại các cơ sở thờ Mẫu hiệnnay đó là, lợi dụng việc được phép phục hồi và pháttriển một số lễ hội dân gian truyền thống nên nhiều nơiđã “nhường” nơi thờ Mẫu thành nơi để mê tín dị đoantồn tại. Có nhiều người dựa vào chính sách này mà mởđiện thờ Mẫu để cúng bái với mục đích ngoài tín ngưỡngthông thường để mưu lợi cá nhân, ...