Danh mục tài liệu

Bút pháp huyền ảo trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn của Nguyễn Xuân Khánh

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 96.42 KB      Lượt xem: 109      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung bài viết muốn khai thác bút pháp huyền ảo được Nguyễn Xuân Khánh sử dụng trong Mẫu Thượng Ngàn với các vấn đề mang tính tín ngưỡng dân gian như tín ngưỡng thờ vật linh, về tục trải ổ gắn liền với câu chuyện huyền thoại ông Đùng bà Đà, tín ngưỡng thờ Mẫu của người dân làng Cổ Đình.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bút pháp huyền ảo trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn của Nguyễn Xuân KhánhJOURNAL OF SCIENCE OF HNUESocial Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 7, pp. 84-90This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vnDOI: 10.18173/2354-1067.2017-0066BÚT PHÁP HUYỀN ẢO TRONG TIỂU THUYẾTMẪU THƯỢNG NGÀN CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNHTrương Thị Kim AnhKhoa Sư phạm Khoa học Xã hội, Trường Đại học Đồng NaiTóm tắt. Nội dung bài viết muốn khai thác bút pháp huyền ảo được Nguyễn Xuân Khánhsử dụng trong Mẫu Thượng Ngàn với các vấn đề mang tính tín ngưỡng dân gian như tínngưỡng thờ vật linh, về tục trải ổ gắn liền với câu chuyện huyền thoại ông Đùng bà Đà, tínngưỡng thờ Mẫu của người dân làng Cổ Đình. Chính những tín ngưỡng dân gian đó đã giúpcho người Việt ta phần nào vượt qua được những tác động của các luồng văn hóa ngoạilai trong dòng chảy biến thiêng của lịch sử nước nhà. Ngôi làng Cổ Đình như là một minhchứng lịch sử cho sự tồn tại những tín ngưỡng đó, đặc biệt nhất là tín ngưỡng thờ Mẫu.Từ khóa: Mẫu Thượng Ngàn, bút pháp huyền ảo, đạo Mẫu, phong tục, tín ngưỡng, lễ hội,làng, lên đồng, lịch sử.1.Mở đầuNguyễn Xuân Khánh là một hiện tượng văn học khá nổi tiếng trong những năm gần đây vớibộ ba tiểu thuyết: Hồ Quý Ly (2000), Mẫu Thượng Ngàn (2005), Đội gạo lên chùa (2011). Mặc dùđã xuất hiện trên thi đàn văn học từ rất sớm khoảng những năm 50 của thế kỉ XX, nhưng đến đầuthế kỉ XXI, tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh mới được công chúng và giới nghiên cứu phê bìnhvăn học đánh giá cao. Mẫu Thượng Ngàn là một trong ba cuốn tiểu thuyết trên của Nguyễn XuânKhánh được viết theo bút pháp huyền ảo khá đậm đặc. Trên cái nền đan xen giữa hai yếu tố hiệnthực và huyền ảo, một không gian văn hóa làng quê Việt Nam vào những năm đầu thế kỉ XX hiệnra với các phong tục tập quán gắn liền với những câu chuyện huyền thoại, những tín ngưỡng dângian qua việc thờ Mẫu của người dân Việt Nam.Trong bài viết Tự sự hậu thực dân: Lịch sử và huyền thoại trong Mẫu Thượng Ngàn củaNguyễn Xuân Khánh, tác giả Đoàn Ánh Dương đã nhận định rằng: “Mẫu Thượng Ngàn là lịchsử của những điều thường nhật, một thứ dã sử dung nạp vào nó nhiều diễn giải mang mầu sắchuyền sử. Có thể nhận định, huyền thoại, huyền thoại hóa và biểu tượng là một phương diện tựsự tiêu biểu của Nguyễn Xuân Khánh trong tiểu thuyết này” [2;113]. Cũng bàn về vấn đề huyềnthoại trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh, tác giả Nguyễn Thị Thu Hương có bài viết Yếutố huyền thoại trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh đã nhận định: “Thả cho sức tưởng tượng baybổng cùng huyền thoại, Mẫu Thượng Ngàn đã đưa người đọc vào thế giới văn hóa tâm linh ngườiViệt. Một thế giới đầy bí ẩn của đạo Mẫu, lắm ràng buộc đối với con người nhưng cũng là một chỗNgày nhận bài: 1/2/2017. Ngày nhận đăng: 2/7/2017Liên hệ: Trương Thị Kim Anh, e-mail: ttka83@gmail.com84Bút pháp huyền ảo trong tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánhdựa tạo nên sức mạnh khi con người gặp khổ đau, bất trắc” [3;42]. Còn trong bài viết Quan niệmvề lịch sử trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh tác giả Đỗ Hải Ninh thì nhận định: “MẫuThượng Ngàn đề cập đến vấn đề giữ gìn bản sắc dân tộc trong giao lưu và tiếp biến văn hóa, đâulà hướng đi của dân tộc trước những biến động lịch sử” [6;51]. Bài viết của chúng tôi thì lại tậptrung khai thác lối viết bút pháp huyền ảo của Nguyễn Xuân Khánh trong tiểu thuyết Mẫu ThượngNgàn ở các phương diện mang tính chất văn hóa tín ngưỡng tâm linh như tín ngưỡng thờ cúng vậtthiêng, tín ngưỡng qua câu chuyện huyền thoại ông Đùng bà Đà, đặc biệt là tín ngưỡng thờ Mẫucủa người Việt Nam.2.2.1.Nội dung nghiên cứuBút pháp huyền ảo gắn liền với tín ngưỡng thờ cúng vật thiêng của ngườidân Việt NamVới một nền văn hóa nông nghiệp lúa nước có từ lâu đời thì đối với người dân Việt Nam,ngôi làng được xem như là biểu tượng của sự gắn kết có tính cộng đồng rất cao. Trong cuốn Cơsở văn hóa Việt Nam tác giả Trần Ngọc Thêm cho rằng: “Làng xã Việt Nam có tổ chức chặt chẽ;nó chính là môi trường sống, là tập thể cộng đồng chủ yếu của người Việt Nam. Còn làng xã ởphương Tây thì, như Mác nói, nó chỉ là một tập hợp rời rạc như cái “bao tải khoai tây” [7;105].Ngôi làng Cổ Đình trong Mẫu Thượng Ngàn của Nguyễn Xuân Khánh cũng như bao nhiêu ngôilàng quê khác trên khắp đất nước Việt Nam, nó có một sức mạnh gắn kết tính cộng đồng cao khimà “trong ngôi làng đó, có sự thống trị của một quan niệm chung, một niềm tin chung, một sứcmạnh của thói tục, đến mức, các cá nhân được sắp đặt sao cho hợp, sao cho khớp với khuôn khổcủa cộng đồng, đến mức, cuộc đời của mỗi một con người chính là một phần trải nghiệm của cộngđồng” [1]. Sức mạnh để tạo nên sự gắn kết người dân làng Cổ Đình lại với nhau chính là việc thờcúng vật thiêng nơi ngôi làng này.Câu chuyện về việc thờ cúng vật thiêng nơi làng Cổ Đình này được Nguyễn Xuân Khánhnói đến qua việc nhân vật Điều dẫn Nhụ - một cô gái từ nơi khác đến làng Cổ Đình sinh sống điquanh làng cho biết khắp nơi làng Cổ Đ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: