Danh mục tài liệu

Đặc điểm của lễ hội truyền thống Việt Nam

Số trang: 4      Loại file: docx      Dung lượng: 2.77 MB      Lượt xem: 28      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Lễ hội truyền thống của dân tộc với những đặc điểm trên đáp ứng một cách thiết thực, hiệu quả đời sống văn hóa tinh thần, tâm linh của nhân dân trong tổ chức các nghi lễ và hưởng thụ các hoạt động hội. Bài viết trình bày về thời gian, không gian, nghi thức tổ chức của lễ hội truyền thống. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc điểm của lễ hội truyền thống Việt Nam ĐặcđiểmcủalễhộitruyềnthốngViệtNam Về thời gian Lễ hội thường diễn ra vào 2 dịp xuân thu nhị kỳ: mùa xuân thì mở màn vụ gieo trồng,mùa thu để bước vào vụ thu hoạch. Đây chính là các mốc mở đầu và kết thúc, tái sinh mộtchu trình sản xuất nông nghiệp. Quá trình sản xuất nông nghiệp từ lúc cắm cây mạ, gieohạt xuống ruộng, nương, người nông dân chỉ còn biết trông chờ vào sự phù hộ của các lựclượng thiên nhiên. Để tăng niềm tin cho sự trông chờ đó, họ đã tìm mọi cách tác động, cầuxin các thế lực thiên nhiên giúp đỡ. Sinh hoạt lễ hội và tín ngưỡng dân gian của các dân tộcViệt Nam đều bắt nguồn từ sự cầu mùa. Do đó, thời điểm tổ chức lễ hội, các sinh hoạt tín ngưỡng, đều tùy thuộc vào mùa, vụsản xuất, nhưng do sự phân bố không đồng đều của các dân tộc ở Việt Nam trên các vùngđịa lý khác nhau, lịch viết và mùa vụ sản xuất cũng khác nhau. Điều đó khiến thời điểm tổchức các lễ hội cũng khác nhau. Đa số lễ hội tổ chức vào hai thời điểm mùa xuân và mùathu, nhưng ở nhiều dân tộc thiểu số, thời điểm tổ chức các lễ hội lại mở vào cuối hè(thường là tháng 6 hay tháng 7 âm lịch). Về không gian Thánh, thần là đối tượng tôn thờ, thiêng hóa của cộng đồng, nhân dân tổ chức lễ hộicũng không ngoài mục đích đó. Có thể nói, không có các vị thánh, thần thì không có lễ hộitruyền thống. Trong tâm thức người Việt, thuyết linh hồn chiếm địa vị chủ đạo. Vì thế, ngườiViệt quan niệm rằng: linh hồn các vị thánh, thần cần phải có chỗ trú ngụ và nơi nào linh hồncác vị thánh, thần trú ngụ thì đó là địa điểm linh thiêng. Trong lễ hội truyền thống, nhữngnghi lễ, nghi trình quan trọng thường được tổ chức tập trung tại địa điểm linh thiêng. Đó làmột không gian hẹp, có thể là không gian nhân tạo như đình, đền, miếu, chùa, cũng có thểlà không gian tự nhiên như gò, đống, bãi… Tại những địa điểm này, cái thiêng được hiệntồn, biểu trưng như: kiểu kiến trúc, tượng, ngai thờ, nghi vật, nghi trượng và cả những ứngxử nghi lễ. Như vậy, không gian linh thiêng là một đặc điểm chung của lễ hội truyền thống, đó lànơi diễn ra các nghi lễ trọng tâm của lễ hội. Không gian linh thiêng sẽ tạo ra sức lan toả củalễ hội và quyết định đến quy mô, phạm vi của lễ hội. Nói cách khác, tình cảm, niềm tin vàsự ngưỡng mộ của nhân dân đối với những vị thánh, thần được thờ tại không gian linhthiêng sẽ quyết định quy mô, phạm vi của lễ hội. Do đó, cùng thờ một vị thánh, thần nhưngcó nơi không khí thờ cúng lạnh lẽo, ít gây nên cảm giác linh thiêng cho khách thập phương,song có nơi lại tạo ra không khí tôn nghiêm, thu hút nhiều người đến tham dự làm chokhông gian linh thiêng của lễ hội trở nên rộng lớn. Về nghi thức tổ chức Lễ hội truyền thống là lễ hội lịch sử của cộng đồng được tái hiện, làm sống lại các giátrị tốt đẹp, được tập trung trong các nhân vật mà lễ hội thờ phụng. Trong một lễ hội có rấtnhiều nghi thức tuân theo trình tự nhất định, đòi hỏi phải có sự chuẩn bị chu đáo, quá trìnhtập luyện kỹ lưỡng và sự đồng lòng, hợp sức của nhân dân, nhằm làm cho lễ hội diễn ramột cách tốt nhất, thu hút nhiều người tham gia, đồng thời thỏa mãn lòng mong mỏi, chờđợi của mọi người. Thông thường, người ta đưa ra các chuẩn mực chung về quá trìnhchuẩn bị và các nghi thức tổ chức lễ hội như sau: Quá trình chuẩn bị gồm hàng loạt công việc phải làm như: chọn địa điểm, trang hoàngnơi thờ tự, chuẩn bị tổ chức các trò chơi và các hoạt động dịch vụ để làm cho không khí hộitrở nên sôi động và náo nức hơn; chuẩn bị đồ tế tự, lễ vật (kiểm tra, lau sạch các đồ vậtnhư cờ, tán, lọng…, chuẩn bị lễ vật với loại hoa quả ngon, các loại bánh, gạo…); chuẩn bịvề con người: những người tham gia các nội dung tế lễ (quan trọng nhất là ban hành tiết),to nhất là chủ tế (người đại diện cho dân làng hầu hạ thần linh, ngoại hình khỏe mạnh, caotuổi, phẩm chất tốt, được nhân dân yêu quý, tín nhiệm, gia sự phải là một gia đình văn hóa,con cháu phương trượng, có vị trí trong xã hội), bồi tế (phó tế) là người kề cận chủ tế, nộitáng (hai người) giúp chủ tế vào ra, Đông xướng và Tây xướng một người hô hứng, mộtngười hô bái và một loạt những người phục vụ có thể từ 10 đến 12 người chấp sự làmnhiệm vụ dâng đồ cúng; chuẩn bị người khiêng kiệu, người cầm cờ… tất cả đều luyện tậpkỹ lưỡng. Nghi thức tổ chức gồm trình tự các bước: lễ cáo yết: đây là lễ xin phép thần linh đượcmở hội, lễ vật ở chùa thường là đồ chay, hương, hoa quả, trà… ở những nơi đình, đềnthường là xôi, gà, rượu, từ sau lễ này đèn nhang luôn được thắp sáng trên bàn thờ; lễ tỉnhsinh: là lễ dâng con vật cúng lên thần linh, thường là gà, thủ lợn, tam sinh thường ba con;lễ rước nước: người ta rất coi trọng nguồn nước, nghi thức này thường tiến hành trướcngày hội chính một ngày; lễ mộc dục và lễ gia quan: đây là lễ tắm cho tượng hoặc bài vị, lễnày được tiến hành trang nghiêm và kín đáo, thường là vào thời điểm ban đêm, nếu tiếnhành ban ngày phải được che chắn cẩn thận. Ngư ...