Danh mục tài liệu

Tín ngưỡng dân gian vùng đồng bằng sông Hồng

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 189.92 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Những đặc điểm của hệ thống tín ngưỡng vùng đồng bằng sông Hồng cũng chính là đặc điểm của tín ngưỡng dân gian Việt Nam, phản ánh đậm nét nhân sinh quan, bản sắc văn hóa của người Việt. Những loại hình tín ngưỡng phong phú và đa dạng của khu vực này đang được phục hồi với nhiều biểu hiện cả tích cực và tiêu cực. Điều đó cho thấy sự đặc sắc và sự sôi động của đời sống tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tín ngưỡng dân gian vùng đồng bằng sông HồngTín ngưỡngdân gian vùng đồng bằng sông HồngPhùng Thị An Na11Viện Nghiên cứu Tôn giáo, tín ngưỡng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.Email: phunganna81@gmail.comNhận ngày 21 tháng 9 năm 2016. Chấp nhận đăng ngày 16 tháng 10 năm 2016.Tóm tắt: Đồng bằng sông Hồng là cái nôi của các loại hình tín ngưỡng, lễ hội dân gian Việt Nam.Trong đời sống tinh thần của người dân nơi đây, sinh hoạt tín ngưỡng chiếm một vị tríquan trọng. Những đặc điểm của hệ thống tín ngưỡng vùng đồng bằng sông Hồng cũng chính làđặc điểm của tín ngưỡng dân gian Việt Nam, phản ánh đậm nét nhân sinh quan, bản sắc văn hóacủa người Việt. Những loại hình tín ngưỡng phong phú và đa dạng của khu vực này đang đượcphục hồi với nhiều biểu hiện cả tích cực và tiêu cực. Điều đó cho thấy sự đặc sắc và sự sôi độngcủa đời sống tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam hiện nay.Từ khóa: Tín ngưỡng dân gian, đồng bằng sông Hồng.Abstract: The Red River Delta is the cradle of many folk beliefs and festivities in Vietnam.Religious activities play an important role in the spiritual life of the people in the region. Thecharacteristics of the belief system of the Red River Delta are identical to those of the Vietnamesefolk beliefs, reflecting profoundly the Vietnamese outlook on life and cultural identity. Rich anddiversified types of belief have been restored in the area, in both positive and negative manners.Keywords: Traditional beliefs, Red River Delta.1. Mở đầuTrong sinh hoạt tinh thần của người dân ởkhu vực đồng bằng sông Hồng hiện nay, tínngưỡng dân gian chiếm một vị trí khá quantrọng trong cuộc sống của mỗi cá nhân, giađình và trong sinh hoạt của cộng đồng làng,xã. Các hoạt động tín ngưỡng dân gian đãphần nào thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt văn26hóa, tinh thần của nhân dân, nâng cao giá trịđạo đức, lối sống của người Việt và gópphần không nhỏ trong việc củng cố, bảo tồngiá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Vìvậy, cần phải nhận diện được thực trạng củacác loại hình tín ngưỡng dân gian, xuhướng vận động, biến đổi của chúng, hiểuđược vì sao các hoạt động tín ngưỡng đã vàđang trở thành nhu cầu không thể thiếuPhùng Thị An Natrong đời sống tâm linh của người Việt.Bài viết này góp phần làm rõ thêm hệthống tín ngưỡng dân gian vùng đồng bằngsông Hồng.2. Hệ thống các nhiên thầnỞ khu vực đồng bằng sông Hồng, hệthống các nhiên thần được hình thành từrất sớm bởi những lý do sau:Thứ nhất, điều kiện tự nhiên đóng vaitrò quyết định đến hoạt động sản xuất vàsinh hoạt của người dân nơi đây. Tất cảnhững diễn biến của thời tiết, khí hậu, thổnhưỡng… ảnh hưởng trực tiếp đến sảnxuất và sinh hoạt của người dân, vì thế,đối với họ, giới tự nhiên càng “thuần”,càng “hiền” (không gây thiên tai) thì càngthuận lợi cho cuộc sống của họ. Từ trongtâm thức, họ luôn mong cầu thiên nhiênmưa thuận gió hòa để họ có thể yên tâmlàm ăn, sinh sống. Từ đó, nảy sinh nhucầu tôn thờ những “vị thần” thuộc giới tựnhiên.Thứ hai, với một nền kinh tế thuần nông,tương đối lạc hậu, công cụ lao động thô sơnên người Việt xưa ở đồng bằng sông Hồngchủ yếu nương tựa vào tự nhiên, sống nhờvào tự nhiên. Khi chưa biết trồng trọt, chănnuôi, nguồn thức ăn sẵn có từ thiên nhiêncũng đủ nuôi sống con người thời đó. Đấylà: quả ngọt trên cành; cá dưới sông, suối;thỏ, sóc, hươu, nai trong rừng… Qua quátrình lao động (săn bắt, hái lượm), conngười dần biết tạo ra công cụ lao động, dùrất thô sơ nhưng cũng giúp họ thuận lợi hơntrong việc mưu sống. Có thể nói, với điềukiện dân số trong lịch sử, nguồn tài nguyênthiên nhiên của Việt Nam khá dồi dào, đủkhả năng đáp ứng nhu cầu của con người.Do vậy, người Việt ở đồng bằng sông Hồngcoi giới tự nhiên chính là nguồn sống củamình, coi tự nhiên như là người bạn thânthiết, gắn bó chặt chẽ với mình, từ đó mà cóthái độ “hòa”, “tuân phục” giới tự nhiên,tạo nên thế ứng xử “hòa mình” với thiênnhiên, tôn trọng quy luật tự nhiên của ngườiViệt [7, tr.44].Tín ngưỡng thờ nhiên thần của ngườiViệt ở đồng bằng sông Hồng vô cùng phongphú và đa dạng, các đối tượng được tôn thờtrong loại hình tín ngưỡng này trước hết làbà Trời, bà Đất, bà Nước - những nữ thầncai quản các hiện tượng tự nhiên, quantrọng nhất, thiết thân nhất đối với cuộcsống của người làm nông. Tiếp theo đó làcác thần Mây, Mưa, Sấm, Chớp - nhữnghiện tượng tự nhiên có vai trò hết sức to lớntrong cuộc sống của cư dân nông nghiệp lúanước. Khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam,nhóm nữ thần này được nhào nặn thành hệthống Tứ Pháp: Pháp Vân (thần Mây) thờ ởchùa Bà Dâu, Pháp Vũ (thần Mưa) thờ ởchùa Bà Đậu, Pháp Lôi (thần Sấm) thờ ởchùa Bà Tướng, Pháp Điện (thần Chớp) thờở chùa Bà Dàn (các chùa này đều thuộc tỉnhBắc Ninh) [1, tr.133-134].Thờ sơn thần là một hiện tượng phổ biếnở Việt Nam, thể hiện thành một hệ tươngđối thống nhất - hệ Sơn Tinh - Tản Viên. ỞViệt Nam, Tản Viên được người Kinh vàngười Mường thờ cúng ở nhiều nơi, nhưngtập trung nhất là ở đồng ...

Tài liệu có liên quan: